Giọng thơ ngọt ngào, đằm thắm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ lâm thị mỹ dạ (Trang 90 - 100)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.Giọng thơ ngọt ngào, đằm thắm

Chất giọng ngọt ngào, trữ tình đằm thắm rất nữ là một đặc điểm rất nổi bật trong phong cách thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Trớc hết, chất giọng ấy đợc tạo nên bởi việc sử dụng rộng rãi là lớp động tính từ chỉ những trạng thái, tính chất ở mức độ bình thờng, nhẹ nhàng của sự vật hiện tợng thiên nhiên, cuộc sống con ngời xuất hiện với tần số cao. Ngay cả những bài thơ miêu tả hoạt động nh Gặt đêm thì câu thơ vẫn cứ nhẹ tênh nh không.

Đã hiện lên những vành nón trắng Nh khoảng trời trẻ thơ mát êm Nh cánh cò vỗ nhẹ trong đêm

Nón trắng tròn gợi về chân trời rộng

Một khung cảnh lao động trong hoàn cảnh bất thờng của chiến tranh trở thành một bức tranh đẹp: những “vành nón trắng” “sáng đêm thâu” “chấp chới nghiêng trên thảm lúa vàng”. Những hình ảnh dung dị, đẹp một cách tự nhiên kết hợp các từ chỉ hoạt động, trạng thái nhẹ nhàng nh “hiện lên”, “vỗ nhẹ”, “gợi về”, “chấp chới nghiêng” cùng với các tính từ ở mức độ bình thờng nh “nón trắng”, “mát êm”, “trắng tròn”, “chân trời rộng”, “vành trăng nhỏ”… làm hiện lên trong ta một thế giới yên ả, thanh bình. Với những từ ngữ hình ảnh này, giọng điệu bài thơ trở nên ngọt ngào, sâu lắng khi ngợi ca, tôn vinh cái Đẹp. Trong chiến tranh khốc liệt, trong vất vả nhọc nhằn cái đẹp vẫn hiện hữu, thăng hoa, bất diệt.

Dù đang nói với dân tộc, nói với ngời khác hay nói với chính trái tim mình thì giọng thơ ấy vẫn thủ thỉ, ngọt ngào. Khi tự hào về Chuyện cổ nớc mình, Lâm Thị Mỹ Dạ viết:

Tôi yêu chuyện cổ nớc tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sau xa

Thơng ngời rồi mới thơng ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

ở hiền thì lại gặp hiền Ngời ngay thì gặp ngời tiên độ trì

Bằng một loạt các tính từ “nhân hậu”, “tuyệt vời”, “sâu xa”, “thơng yêu”, “hiền”… tác giả đã khái quát một cách tinh tế những đặc điểm cơ bản trong tâm hồn, tính cách ngời Việt từ bao đời nay. “Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa” là sự khái quát chính xác về truyện cổ Việt Nam. Điều đó thể hiện rõ qua những những nội dung, chủ đề chính của chuyện cổ: giàu lòng thơng ngời, đằm thắm, thuỷ chung trong tình yêu, vững vàng trong triết lý sống “ở hiền gặp lành”. Chuyện cổ nớc mình chính là truyền thống văn hoá của dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần của cha ông ta. Chuyện cổ là cầu nối giữa“đời cha ông với đời tôi”.

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt cha ông của mình

Rất công bằng, rất thông minh Vừa độ lợng lại đa tình đa mang.

Thành công của Lâm Thị Mỹ Dạ là ở chỗ, chị sử dụng ngay thể thơ truyền thống với âm điệu ngọt ngào của những câu lục bát để diễn tả một cách sâu lắng hơn khi viết về những giá trị truyền thống của dân tộc. Dờng nh nhà thơ đang trò chuyện với quá khứ, với cha ông, thủ thỉ với hiện tại và tơng lai bằng giọng thơ trữ tình ngọt ngào, đằm thắm. Bằng giọng thơ ấy, Lâm Thị Mỹ Dạ đã nối liền quá khứ với hiện tại, thế hệ cha ông với thế hệ con cháu hiện tại và mai sau.

Giọng thơ trữ tình ngọt ngào của chị thể hiện rất rõ trong những bài thơ viết về tình yêu, tình mẹ con. Lâm Thị Mỹ Dạ là ngời viết nhiều và viết rất cảm động về tình mẫu tử. Nổi bật trong những trang thơ ấy là tình mẹ thơng yêu con vô bờ bến. Nói với con, chất giọng ngọt ngào, đằm thắm của chị thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Giọng thơ của chị trong Chùm quả cho con thật ấm áp, dịu dàng.

Nh gió ru mảnh trăng non giữa trời Ngọt ngào là ngọt ngào ơi Nh cây ru quả trong lời của chim

Tròn xoe đôi mắt con nhìn Mắt mẹ lặng rót muôn nghìn đắng cay

(Ngọt ngào)

Dù đắng cay đã lặn sâu vào cuộc đời mẹ, những gì ngọt ngào nhất mẹ dành trọn cho con, ngay cả trong lời ru. Mẹ chắt chiu từ gian khổ, vất vả để cho con những ngọt ngào, thơm mát. Mẹ thấm hết “mặn mòi” của nhân gian để giành cho con những khung trời mơ ớc.

Mẹ yêu con cho dòng sông biết hát Cho những ngôi sao biết soi mặt đất cời (Nghĩ về mẹ)

Nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên tinh khiết để viết về tình mẹ con tự nhiên mà thiêng liêng, cao cả. Trắng trong là trờng hợp tiêu biểu. Bài thơ đã đợc nhạc sỹ Phạm Tuyên phổ nhạc trở thành bài hát ru ngọt ngào của mọi ngời mẹ khi vỗ về đứa con yêu.

Đôi làn môi con Ngậm đầu vú mẹ Nh cây lúa nhỏ Nghiêng về phù sa

Âm điệu nhẹ nhàng của bài thơ đợc tạo nên bởi những câu thơ 4 chữ không ngắt nhịp tạo nên âm hởng nhịp nhàng nh những khúc hát ru. Mặt khác, việc sử dụng liên tiếp các hình ảnh đẹp của thiên nhiên góp phần chuyển tải những tình cảm trong sáng của ngời mẹ dành cho đứa con thơ của mình. Tất cả tạo nên âm điệu ngọt ngào của những khúc ru đa con vào giấc ngủ với bao mong ớc về tơng lai tơi sáng của con. Lời ngọt ngào của mẹ thực sự đã trở thành khúc hát ru nuôi dỡng tâm hồn, nhân cách con khôn lớn, trởng thành. Tình cảm ấy là bến bờ hạnh phúc cho trăm nghìn con sóng tìm đợc bờ bến để con đợc “yên lòng con cứ mộng mơ với đời”.

Có thể nói, tình cảm thiêng liêng của tình mẹ con đã đợc Lâm Thị Mỹ Dạ thể hiện sâu sắc trong dòng cảm xúc ngọt ngào, đằm thắm. Tình cảm tự nhiên và

cao cả ấy đợc thể hiện đầy thấm thía bằng nguồn mạch tự nhiên của dân tộc. Đó là âm điệu ngọt ngào nh những khúc hát ru.

Kết luận

1. tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một nhà văn là công việc cần thiết để tìm hiểu t tởng, phong cách của nhà văn ấy cũng nh đóng góp của anh ta đối với một nền văn học bởi “thế giới nghệ thuật vừa là con đẻ vừa là hiện thân của của t tởng và thi pháp nhà văn (…). Diện mạo của thế giới nghệ thuật chính là bức chân dung tinh thần của ngời nghệ sỹ” [68;5]. Do vậy, muốn tiếp cận với chân dung tinh thần của nhà văn, tìm hiểu t tởng nghệ thuật của nhà văn thì phải tiếp cận với thế giới nghệ thuật do nhà văn đó tạo ra. Đối với chúng tôi, đây cũng là một hớng nghiên cứu để đến đợc với t tởng, tâm hồn, tài năng nghệ thuật và những đóng góp của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cho nền thơ trữ tình Việt Nam hiện đại.

2. Đi từ quan niệm nghệ thuật của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng tôi tìm hiểu quan niệm đó đã chi phối nh thế nào đến các chặng đờng thơ của chị, từ đó góp phần lý giải, soi rõ những biểu hiện nghệ thuật trong thế giới thơ của Mỹ Dạ. Đó là sự nhất quán cao giữa quan niệm về thơ với sáng tác của nữ sỹ. Từ quan niệm nghệ thuật nghiêm túc và đúng đắn, nhà thơ đã “vắt kiệt chính mình” để có đợc những vần thơ xúc động, ám ảnh. Chị đã góp một cái nhìn tinh tế về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hơng đất nớc, tình cảm với những giá trị truyền thống của dân tộc.

3. Hình tợng thế giới trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng có nét độc đáo riêng. Hình tợng Tổ quốc với vẻ đẹp của những giá trị văn hoá vững bền. Hình tợng gia đình nh chỗ neo đậu tinh thần của nhà thơ, trong đó, thật nổi bật với hình tợng ng- ời mẹ. Đó là một thế giới tràn ngập yêu thơng. Thế giới thơ của chị tràn ngập yêu thơng với tất cả tình cảm thiêng liêng của con ngời. Đó là tình yêu Tổ quốc, thiết tha tìm về với những giá trị truyền thống của dân tộc, là vẻ đẹp của tình mẫu tử, là khúc hát tình yêu đợm nỗi buồn nhng vẫn không thôi ớc mong về một tình yêu tuyệt đích. Lâm Thị Mỹ Dạ đã đánh thức những tình cảm cao đẹp nhất của con ng- ời bằng cái nhìn đầy lạc quan, tin tởng mặc dù từng có lúc chị rơi vào tuyệt vọng. Thế giới nghệ thuật thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ giàu hình ảnh và màu sắc. Điều đó tạo nên một thế giới riêng với không gian nghệ thuật độc đáo. Đó là hệ thống hình ảnh mang tính biểu tợng cao. Nổi bật lên trong thế giới đó là hình ảnh hoa, lá và trái tim. Những hình ảnh đó đã góp phần thể hiện đợc những vấn đề lớn của cuộc sống, đồng thời mang những suy t về con ngời cá nhân một cách sâu sắc. Hệ thống hình ảnh trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vừa có nét gần gũi với thơ ca truyền thống vừa mang tính sáng tạo của cá nhân nhà thơ. Gam màu chủ đạo trong thơ nữ sỹ khá tơi sáng cho phép ta nhận thấy chị đã vợt lên trên những giây phút tuyệt vọng để giữ đợc niềm hy vọng bền lâu. Không phải ngẫu nhiên mà màu xanh trở thành gam màu chủ đạo. Đó là màu của sự sống, của sự non tơ, trẻ trung, hy vọng, màu của những khát vọng cao đẹp. Chính nó đã góp phần tạo nên một không gian nghệ thuật trong trẻo.

Trong thế giới ấy, ngời đọc nhận ra một cái tôi giàu yêu thơng, luôn trăn trở với chính mình, với thơ, với thời đại, với cuộc đời. Đó là một cái tôi luôn ý thức cao về tinh thần trách nhiệm công dân của bản thân mình với vận mệnh của dân tộc, sống hết mình cho những ớc mơ khát vọng và cũng thật dịu dàng, nữ tính. Qua những trang thơ của chị, ngời đọc nhận thấy một “thế giới nội cảm đầy xáo động” với những “giọt buồn” trĩu nặng nhng cũng thật trong sáng bởi chị luôn tìm đợc cho mình chỗ neo đậu tâm hồn để lấy lại sự cân bằng cần thiết.

4. Ngôn ngữ và giọng điệu trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ mang vẻ đẹp riêng. Đó là sự linh hoạt trong nghệ thuật tổ chức ngôn từ nghệ thuật. Lâm Thị Mỹ Dạ rất linh hoạt trong việc sử dụng các thể thơ. Chị sử dụng khá nhiều thể thơ nhng chị thành công hơn cả với thể ngũ ngôn, lục bát và thơ tự do. Thể thơ 5 chữ giúp nhà thơ thành công trong việc kể sự kiện một cách tự nhiên hay bộc lộ cảm xúc

hoài niệm một cách sâu lắng. Thể thơ lục bát giúp nhà thơ thể hiện lòng mình một cách ngọt ngào, đằm thắm. Thể thơ tự do với các câu thơ dài ngắn khác nhau cũng nh sự linh hoạt của thể thơ này giúp Mỹ Dạ diễn tả sâu sắc các cung bậc cảm xúc của lòng mình. Về sau, thể thơ tự do giúp nhà thơ thể hiện sự đa sắc của cuộc sống và nhất là những cảm xúc phức tạp đan xen của những hồi ức, tự thú, tự thoại, sự trở về với lòng mình một cách đầy chân thật. Đó là giọng thơ trữ tình trong trẻo hồn nhiên, ngọt ngào, đằm thắm giàu nữ tính rất phù hợp lời ca ngợi quê hơng, Tổ quốc, tình yêu, tình mẫu tử. Bằng giọng thơ ấy, nhà thơ đã thức dậy, khơi sâu những tình cảm thiêng liêng, cao cả những tình cảm cao đẹp nhất của con ngời. Và, cũng chính giọng thơ trong trẻo, hồn nhiên ấy đã thể hiện hiệu quả những tình cảm chân thật, sâu sắc tởng nh “thốt ra là thành” của một tâm hồn lạc quan, yêu đời và luôn trẻ trung.

5. So với nhiều bạn thơ cùng thời, số lợng thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ cha phải đã thật dày dặn nhng qua thơ của chị, ngời đọc nhận rõ một phong cách độc đáo: ngọt ngào, đằm thắm, giàu nữ tính và đợm một nỗi buồn “biếc xanh”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những kết quả nghiên cứu trong luận văn này của chúng tôi cha thể nói hết những nét độc đáo trong thi giới Lâm Thị Mỹ Dạ. Vẫn còn nhiều phơng diện khác cần đến sự khảo sát, nghiên cứu kỹ càng hơn. Nhng thiết nghĩ, đó là những công việc của những công trình mới trong tơng lai.

Tài liệu tham khảo

1. Aristot (2007), Nghệ thuật thi ca, (Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bảy dịch, Đoàn Tử Huyến hiệu đính), Nxb Lao động, Hà Nội.

3. M.Bakhtin (1992), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vơng Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Trần Hoà Bình, Lê Dy, Văn Giá (đồng chủ biên,1998), Bình văn, Nxb Giáo dục.

5. Phan Kế Bính (1930), Việt Hán văn khảo, Nxb Trung - Bắc Tân - văn, Hà Nội.

6. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.

7. Martha Collin (2005), ““Cốm non” của Lâm Thị Mỹ Dạ đợc dịch sang tiếng Anh”, http://www.VnExpress.net.

8. Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Việt Nam dới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Văn hoá Thông tin.

9. Lâm Thị Mỹ Dạ, ý Nhi (1974), Trái tim nỗi nhớ (in chung), Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Lâm Thị Mỹ Dạ (1983), Bài thơ không năm tháng, Nxb Tác phẩm mới.

11. Lâm Thị Mỹ Dạ( 1988), Hái tuổi em đầytay, Nxb Đà Nẵng.

12.Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Dạ Thi (1996), Mẹ và con, Nxb Phụ nữ.

13. Lâm Thị Mỹ Dạ (1998), Đề tặng một giấc mơ, Nxb Thanh niên.

14. Lâm Thị Mỹ Dạ (2002), “Phụ nữ phải kiêu hãnh trong tình yêu”,

http://www.VnExpress.net.

15. Lâm Thị Mỹ Dạ (2004), “Thơ nh cuộc đời tràn đầy vết thơng”, http://www.duc- anh.com.

16. Lâm Thị Mỹ Dạ (2006), “Lâm Thị Mỹ Dạ tin vào sự sắp đặt của số mệnh”,

http://www.VnEpress.net.

17. Lâm Thị Mỹ Dạ (2006), “Muốn có thơ hay phải sống thật với chính mình”

http://tin.Vietbao.vn

18.Lâm Thị Mỹ Dạ (2007), Hái tuổi em đầy tay, Nxb Thuận Hoá, Huế.

19. Phan Huy Dũng (1999), “Tổ chức bài thơ theo sự dẫn dắt của âm nhạc”, Văn học,(2).

20.Phan Huy Dũng (2000), “Nhận diện nhịp điệu thơ trữ tình”, Thông báo khoa học Đại học Vinh,(24).

21.Trần Quang Đạo (2007), “Lâm Thị Mỹ Dạ tìm lối rẽ trên đờng sáng tạo”,

http://www.qdnn.vn.

22.Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.

23.Nguyễn Đăng Điệp (tuyển chọn, 2005), Trần Đình Sử tuyển tập, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24.Nguyễn Đăng Điệp (tuyển chọn, 2005), Trần Đình Sử tuyển tập, tập 2, Nxb Giáo dục.

25.Phan Huy Đờng (2005), “Văn không là ngời”, http://www.net.studies.info. 26.Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca, Nxb Văn học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27.Hồ Thế Hà (1998), Tìm trong trang viết, Nxb Thuận Hoá, Huế.

28.Hồ Thế Hà (2003), “Khuynh hớng hiện đại trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ”, Văn học,(3).

29.Trần Mạnh Hảo (1997), Thơ - phản thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.

30.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

31.Nguyễn Văn Hạnh (2006), “Quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong thế giới biểu tợng”, Nghiên cứu văn học,(9).

32.Lê Anh Hiền (2002), Thơ ca - ngôn ngữ tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

33.Hoàng Ngọc Hiến (2003), Văn học gần & xa, Nxb Giáo dục.

34.Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng chủ biên, 2003), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội.

35.Nguyễn Thái Hoà (2006), Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học, Nxb Giáo dục.

36.Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thi ca, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

37.Bùi Công Hùng (2000), Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hoá Thông tin.

38.Lê Thị Hờng (2007), “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - những giọt buồn”, Nhà văn,(9).

39.M.B.Kharapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, (Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

40.Thuỵ Khuê (1996), Cấu trúc thơ, Nxb Văn nghệ California.

41.Đinh Trọng Lạc (1999), 99 phơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

42.Lê Huỳnh Lâm (2007), “Đọc “Hồn đầy hoa cúc dại” của Lâm Thị Mỹ Dạ””, vannghesongcuulong.org.

43.Mã Giang Lân (2003), “Nhận xét ngôn ngữ thơ hiện đại Việt Nam”, Văn học,

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ lâm thị mỹ dạ (Trang 90 - 100)