Ngôn ngữ mang mĩ cảm thiền

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ trần nhân tông (Trang 84 - 87)

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN NHÂN TÔNG

3.2. Ngôn ngữ

3.2.1. Ngôn ngữ mang mĩ cảm thiền

Trần Nhân Tông nhìn thiên nhiên, vạn vật và cuộc sống, và khắc họa chúng qua cảm quan Thiền học. Ông không trực tiếp luận giải những vấn đề trừu tượng trong giáo lí nhà Phật, nhưng trong phương pháp tư duy nghệ thuật vẫn nhuốm

tư tưởng Thiền. Lòng Thiền chi phối cảm hứng nghệ thuật, chi phối đối tượng thiên nhiên được quan sát và cả những cảm nhận suy tư, rung cảm tinh tế, sâu lắng về thiên nhiên. Đặc biệt lòng Thiền ấy cũng chi phối đến cách sử dụng ngôn ngữ trong thơ làm cho ngôn ngữ thơ Trần Nhân Tông mang ý vị Thiền.

Trước hết, đó là tính chất “vô ngôn” của ngôn ngữ. Trong khá nhiều bài thơ, Trần Nhân Tông không đề cập trực tiếp đến sự giác ngộ, không bàn về giáo lí, song qua việc sử dụng các yếu tố mang tính chất khơi gợi trực cảm như âm thanh, màu sắc của thiên nhiên và hành động của con người đã tạo nên một thứ ngôn ngữ siêu việt biểu đạt được giây phút đạt đạo – thể nhập chân lí.

Khách lai bất vấn nhân gian sự,

Cộng ỷ lan can khán thúy vi.

(Xuân cảnh)

(Khách đến chơi không hỏi việc đời,

Cũng đang tựa lan can ngắm màu xanh mờ mịt ở chân trời.)

[7, tr.460] Trong không gian thơ mộng của buổi chiều xuân: tiếng chim hót líu lo trong khóm hoa dương liễu, dưới bóng thềm nhà in bóng mây bay, người khách đến chơi nhưng họ không bàn đến chuyện thế sự, cũng không tham vấn Thiền học. Trước không gian tuyệt diệu đó của đất trời con người tự nhiên lọc sạch hết mọi nghĩ ngợi ưu phiền, tự nhiên quên hết những lời cần tâm sự. Tâm trạng này cũng được thi nhân thể hiện trong bài Đăng Bảo Đài sơn:

Ỷ lan hoành ngọc địch,

Minh nguyệt mãn hung khâm.

(Tựa lan can nâng ngang chiếc sáo ngọc,

Ánh trăng sáng chan hòa trước ngực.) [7, tr.456-457]

Các câu thơ gợi mở tâm tư người đọc bằng những hình ảnh, hành động cụ thể chứ không diễn tả bằng lời. Bởi vì giây phút hòa điệu giữa con người và vũ trụ, giây phút đạt ngộ không dễ bày tỏ bằng ngôn ngữ mà chỉ có thể cảm nhận.

Đó là yếu chỉ “dĩ tâm truyền tâm” của Thiền tông. Tính chất vô ngôn này chúng ta còn bắt gặp trong Xuân cảnh, Nguyệt, Xuân hiểu,…

Biểu hiện thứ hai của ngôn ngữ mang mĩ cảm Thiền trong thơ Trần Nhân Tông là sử dụng các khái niệm, phạm trù triết lí Thiền, mĩ học Thiền như: tâm,

hữu, vô, sắc, không, tùy duyên, giải thoát,… Những khái niệm, phạm trù triết lí

này chúng ta bắt gặp rất nhiều trong các bài thơ của ông: Cư trần lạc đạo2F

1

, Hữu

cú vô cú, Sơn phòng mạn hứng I, II, Đại Lãm Thần Quang tự, Đắc thú lâm tuyền

thành đạo ca3F

2

,…

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,

Đối kính vô tâm mạc vấn thiền.

(Cư trần lạc đạo) [7, tr.510] Hay

Thùy phọc cánh tương cầu giải thoát,

Bất phàm hà tất mịch thần tiên.

(Sơn phòng mạn hứng I) [7, tr.469] Thứ ba, trong thơ Trần Nhân Tông thường sử dụng những từ ngữ chỉ hình ảnh, mang cảm quan thiền như: chùa, am mây, giường thiền, kinh… Những từ ngữ này gợi tâm thái an nhiên, không gian thanh tĩnh, tâm hồn trong lặng của một Thiền sư đắc đạo:

Cổ tự thê hương thu ái ngoại,

Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ.

(Lạng Châu vãn cảnh) (Ngôi chùa cổ lạnh lẽo sau lớp khói mùa thu,

Thuyền câu hiu quạnh, chuông chiều bắt đầu điểm.)

(Cảnh chiều ở Châu Lạng) [7, tr.468]

1: Bài kệ cuối bài phú “Cư trần lạc đạo phú”.

Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão,

Y cựu vân trang nhất tháp thiền.

(Vượn nhàn, ngựa mỏi, người cũng đã già,

Vẫn một chiếc giường thiền ở am mây cũ.) [7, tr.469]

Thiền sàng thụ hạ nhất kinh quyển.

(Giường thiền ở dưới gốc cây, kinh một quyển.) [7, tr.535]

Nhờ ngôn ngữ mang mĩ cảm thiền mà Trần Nhân Tông không nói đến Thiền, không thuyết giảng về giáo lí Thiền tông nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những triết lí, quan niệm và tâm hồn của một thiền gia gửi gắm qua những trang thơ ấy.

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ trần nhân tông (Trang 84 - 87)