Biểu tượng dòng sông, chiếc ghe

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 100 - 101)

Khi đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư, ta bắt gặp nhiều hình ảnh về dòng sông- chiếc ghe, hai biểu tượng gắn kết với nhau, gợi sự liên tưởng đầy ý nghĩạ Không biết nhà văn đề cập tới dòng sông hay dòng đờỉ song tôi nghĩ có lẽ là cả haị Một dòng sông tự nhiên nhưng khi đi vào cảm thức của nhà văn chúng trở thành dòng sông của tâm trạng, những dòng sông gắn với những nếp sinh hoạt, những cảnh đời số phận trôi nổi đẩy đưạ Dòng sông miên man chảy mãi những miền nhớ của mỗi con người vẫn tồn tại không bao giờ mất đị Trong Từ điển văn học có nói: ỘBiểu tượng sông hay dòng nước chảy đồng thời là biểu tượng của khả năng của vạn vật, của tình lưu chuyển của mọi dạng thể, của sự phong nhiêu, của cái chết và sự đổi mớị Dòng chảy là dòng của sự sống và sự chết...Ợ [78,829].

Trong truyện Biển người mênh mông, nhân vật ông Sáu xao xuyến, bồi hồi khi nghe tiếng bìm bịp kêu con nước, ông nhớ day dứt cuộc sống trên sông xưa: Ộông toàn sống trên sông, sông có chiếc ghe, hai vợ chồng lang thang xứ này xứ nọ. Gặp mùa lúa thì gặt mướn, gặp bầy vịt đổi đồng thì chở thuê, gặp rẫy bắ...nước ngược cắm sào lại thổi cơm, bìm bịp kêu nước bò lên bảo người cho ghe ra bến...Ợ [61,108].

Sang truyện Dòng nhớ, nhân vật ba tôi nhớ sông đến đắng đót: ỘBa tôi là người của sông, không phải ông nhớ vườn xưa mà ông chống gậy về, ông nhớ sông...Tựa như ông đang ở đây mà tấm lòng ông tan chảy vào nước từ lâu rồiỢ [61,124]. ỘMá tôi bứt ba tôi phải xa sông, nhưng chắnh bà cũng biết, những dòng nhớ vẫn tiếp tục chảy mãi trong hồn ôngỢ [61,132]. Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba tôi nằm bên má mà hồn

vẫn hướng về những dòng sông miên man chảyỢ [61,133]. Đối đãi với nhau thật sâu đậm chân thành: ỘThâm tình cũng như con nước dưới sông, có chảy đi đâu,có chém vè ở nơi đâu cũng hợp lại thành một dòng xuôi mải miếtỢ (Một dòng xuôi mải miết).

Xưa nay dòng sông là nơi hò hẹn trao gửi, nhưng ở truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ta nhận thấy rõ dòng sông là nơi trút bỏ bầu tâm sự, nỗi đau của con người do đó tâm con người thường hướng ra sông cụ thể là những người phụ nữ. Họ buồn đau về những chuyện gia đình, chồng con như những: nhân vật trong truyện Làm má đâu có dễ, Cánh đồng bất tận, Cái nhìn khoắc khoải...

Bên cạnh miêu tả về dòng sông, nhà văn còn miêu tả một biểu tượng song hành cùng dòng sông đó là chiếc ghẹ Một không gian nhỏ, chật, hẹp, nơi đó che chở nắng mưa bão bùng cho cả gia đình. Nó gắn bó suốt một đời lênh đênh sông nước với con người: ỘKhông có con kênh, con rạch nào mà ghe chưa qua, không có đường ngang ngõ tắt nào mà ông chắn chưa biết. Xuôi dòng, ngược dòng con nước kém, con nước rong...không ai nói với ai nhưng cả nhà ông đều nghĩ, chắc là sống như vậy hoài, như vậy mãi thôiỢ [61,119].

Dù khi xa sông, rời ghe mà tâm hồn luôn nghĩ về ghe về những kỉ niệm gắn bó một thời của Giang trong Nhớ Sông: ỘTrời ơi, con nhớ ghe quá trời ơiỢ. Con người khi xa sông, hay xa ghe đều trở thành nỗi nhớ, phải chăng dòng sông ấy không trở thành dòng sông nữả mà nó trở thành dòng sông của tâm trạng, dòng đờị

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w