Nghệ thuật xây dựng tình huống

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 88 - 91)

Tác phẩm có độc đáo, hấp dẫn, sinh động, trường tồn mãi mãi với thời gian hay không phụ thuộc vào việc tạo ra những tình huống đắc địạ Đồng thời đó cũng là yếu tố quan trọng khẳng định vị thế và tài năng phong cách

của nhà văn. Quả đúng như Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: Quan trọng nhất trong truyện ngắn là tạo ra tình huống nào đấy, từ tình huống ấy bật nổi một bản chất, tắnh cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng. Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta nhận thấy hầu hết đều xoay quanh các dạng tình huống về sự trắc trở đau khổ trong tình duyên (là tình huống về sự thông cảm chia sẻ, là tình huống về những biến cố trong cuộc đời). Qua đó ta nhận rõ về cái nhìn, tư tưởng của nhà văn trong việc phản ánh hiện thực đời sống. Nhà văn đã đặt nhân vật và tình huống trong mối tương giao lẫn nhau từ đó những tắnh cách của nhân vật lần lượt được lộ rõ vì: Tình huống truyện là những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian hoặc một thời điểm. Nguyễn Ngọc Tư xây dựng những nhân vật lở dở, trắc trở trong tình yêu thật sâu sắc và cũng đầy sinh động. Chị không chỉ kể tả về những chuyện tình của các chàng trai cô gái mà còn phản ánh hiện thực trong cuộc sống đó là những đau khổ, day dứt lương tâm khi yêu mà không được sống trong tình yêu hạnh phúc. Nhà văn hiểu, thương cảm cho những đôi lứa trái ngang bằng việc thể hiện lên trên trang viết với những lời lẽ vừa chan chứa yêu thương, vừa kắn đáo phê phán thực tại cuộc sống nhân tình quá thờ ơ bạc bẽọ Tư tưởng này nó bao trùm toàn bộ các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.

Ấy là tình huống đau khổ của anh Hết trong ỘHiu hiu gió bấcỢ, sinh ra trong cảnh nghèo hèn mẹ mất sớm, vì trả nợ giọt sữa ân tình xưa mà anh đành đứt đoạn tình yêu với chị Hoàị Anh chấp nhận làm kẻ phụ tình, mang tiếng say cờ mà quên cả người yêu, mặc dù anh vẫn yêu chị rất nhiềụ Còn ở truyện ỘNhà CổỢ đó là tình huống: ỘNhường qua nhường lại không ai chịu mở lờiỢ, vì cả hai anh em Tứ Phương, Tứ Hải Ộđều lặng lẽ để bụng yêu chị ThểỢ và cuối cùng người em quyết định ra đi vì: ỘThương anh hai quá Út nhỏ à, mười bốn tuổi anh đã thay cha mẹ quán xuyến trong ngoài, học hành lỡ dởỢ. Trong tình huống đó nhân vật tự tìm hýớng giải quyết riêng cho mình và bộc lộ rõ

tắnh cách của nhân vật, đằng sau đó là sự đề cao tình cảm anh em sâu nặng hi sinh hạnh phúc vì nhaụ

Nhà văn xây dựng những tình huống biến cố xảy ra trong cuộc đời của nhân vật chắnh, tiếp sau đó kéo theo hàng loạt những biến cố xảy ra cũng như đau khổ liên tiếp ập tới cho những nhân vật khác. Ở truyện Cánh đồng bất tận

Nguyễn Ngọc Tư đã đặt nhân vật trong một loạt những tình huống đầy kịch tắnh. Đó là tình huống: vợ bỏ đi theo trai, vì trả thù vợ mà Út Vũ (người chồng) đã làm tan nát không biết bao gia đình người đàn bà khác. Rồi tình huống: Nương cứu cô gái điếm đang bị đánh ghen rất dã man, việc Điền bỏ đi theo Sương và cuối cùng là tình huống Nương bị cưỡng hiếp ngay trước mặt người cha của mình. Vì hận thù mà tắnh cách, bản chất người cha đã chuyển biến rất rõ nét, trở thành kẻ tàn nhẫn không có tắnh ngườị Còn Nương sống trong cuộc sống cô độc, ghẻ lạnh nhưng tâm hồn vẫn ngời lên ánh sáng của tình thương, cảm thông, tha thứ. Sang truyện Cải ơi, câu chuyện vừa bi vừa hài, đó chỉ là tình huống người con vô tình làm mất trâu vì sợ bị đánh mà trốn nhà đị Trước ánh mắt của hàng xóm và người vợ nghi cho mình (bố dượng) giết con, vì không sống nổi trong sự ngờ vực mà ông Năm Nhỏ ra đi mong tìm con. Rong ruổi 12 năm trên mọi nẻo đường nhưng ông vẫn chưa tìm được con. Tình huống hấp dẫn là ông nghĩ ra kế Ộăn trộm trâu để được lên truyền hình tìm conỢ. Qua những tình huống ấy cho thấy ông Già Năm nhỏ rất kiên trì, quyết tâm phủi sạch tiếng oan, đồng thời cho thấy tình cảm của ông đối với con thật lớn lao, tha thiết. Hay trong truyện Mộ Gió vì tình huống người chị để em thất lạc, không coi chừng em cẩn thận để rồi bị cha mẹ trách mắng và bản thân chị sống day dứt cho đến già. Chị không dám lấy chồng ở nhà chờ đợi người em trở về. Khi tóc chị xuất hiện hai màu thì bất ngờ người em trở về khiến chị vừa vui mừng vừa xót xa cho tuổi xuân của mình. Sự ra đi vô tình của người em mà chị phải lỡ dỡ cuộc đời: sống trong cô đơn day dứt. Ta

vẫn còn bắt gặp những tình huống cảm thông chia sẻ, những con người hướng thiện, sống vị tha, hết mình vì người khác như trong truyện: Chuyện của Điệp, Cuối Mùa Nhan Sắc, Mối tình năm cũ, Bởi yêu thương, Nhà cổ,...

Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Tư còn có tài xây dựng những tình huống giả định loài vật nói được tiếng ngườị Từ đó thấy được mối liên hệ giữa người và vật trong sự cảm thông chia sẻ, đồng thời nỗi lòng nhân vật được lộ rõ tùy vào từng trạng huống. Ở truyện Cái nhìn khoắc khoải, tâm trạng của hai nhân vật cô gái và ông già được bộc lộ rõ nhờ vào cầu nối là vịt: ỘBuổi chiều ông về sớm, chị giũ áo mưa của ông phơi lên vách, miệng quở ông trời mưa dai thấy sợ. Chị xúc chén lúa đổ cho con Cộc, miệng hỏi lẵng nhẳng như không.ỘCộc, mưa lạnh hôn con?Ợ.Cộc không trả lời, nó nghinh lên, ý nói vịt mà lạnh gì, ổng lạnh sao không hỏi, thiệt tìnhỢ [61,60].

Tình huống truyện giữ vai trò quan trọng, là yếu tố căn bản để cốt truyện phát triển. Nhờ vào nó mà nhà văn tái hiện một cách sinh động, rõ nét về tình cảm, tắnh cách của mỗi số phận nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 88 - 91)