Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 101 - 108)

Để có một tác phẩm hay không thể không có ngôn ngữ, bởi như nhận xét của M.Gorki ỘNgôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn họcỢ. Nó là nhân tố góp phần Ộthể hiện cá tắnh sáng tác, phong cách tài năng nghệ thuật của nhà vănỢ, ỘNgôn ngữ chắnh là chất liệu để xây dựng lời văn nghệ thuật của tác phẩm

văn học. Vì thế, ngôn ngữ trần thuật cũng là yếu tố đầu tiên quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, bức tranh phong cảnh, cốt truyện kết cấu, thể hiện tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người và thế giới...Ợ [29]. Nói như vậy thì ngôn ngữ trần thuật chắnh là nơi bộc lộ sự chủ ý sáng tạo của nhà văn đạt hiệu quả cao qua các nhân vật, các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Đến với văn học Việt Nam hiện đại ta bắt gặp cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư đã vận dụng yếu tố ngôn ngữ trần thuật thật linh hoạt trong sáng tạọ Ngôn ngữ của người kể chuyện và nhân vật xen kẽ nhau, điều đặc biệt ngôn ngữ ấy gắn với văn hóa vùng miền tạo nên thứ ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư mang tắnh chất đa thanh, đa giọng chứ không đơn thuần một giọng như văn học thời trước. Điều chú ý nhất trong trong quá trình thâm nhập truyện đó là ngôn ngữ của người trần thuật (hay người kể chuyện). Theo Từ điển thuật ngữ văn học: ỘNgười trần thuật là một nhân vật hư cấu hoặc có thật, mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành trong khi kể miệng, người trần thuật là một người sống sinh động. Trong trần thuật viết phi văn học (như báo chắ, lịch sử) người trần thuật nói chung đồng nhất với tác giả. Nhưng trong tác phẩm trần thuật mang tắnh chất văn học thì người trần thuật lại khác, nó bị trừu tượng hóa đi, trở thành một nhân vật hoặc ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sựỢ [18, 222].

Ngôn ngữ của người trần thuật là ngôn ngữ nhân vật xưng tôi kể về một sự kiện biến cố, hoàn cảnh, không gian thời gian xảy ra sự việc. Mặt khác người kể có thể đóng vai là nhân vật để nói lên suy nghĩ, nhận xét, đánh giá,... về một vấn đề nào đó.

Trong quá trình diễn biến câu chuyện, người kể chuyện được thay đổi vị trắ một cách linh hoạt tạo sự hấp dẫn cho người đọc, tránh sự nhàm chán đơn điệu: Trong truyện Cánh đồng bất tận: nhân vật Nương vừa giữ vị trắ xưng tôi

kể lại câu chuyện vừa là nhân vật tham gia trực tiếp trong truyện vì thế khi đọc ta cứ miên man với sự trôi chảy liên tục của những sự kiện biến cố. Có khi nhân vật tôi kể với giọng khách quan pha lẫn chút lạnh lùng, xót xa về cái nghề làm đĩ và bị đánh ghen: ỘHọ giằng ném, họ quăng quật chị trên cái nền vương vãi trấu (...). Chị cũng giống như họ, chớm tàn tạ, đói rã ruột ở thị thành mới chạy xuống quê cất cái quán nhỏ, giã đò buôn bán bánh kẹo lặt vặt, thực tế làm nghề...Ợ [61,161]. Có khi chắnh nhân vật ỘtôiỢ lại đang nói về nỗi đau của chắnh mình: ỘĐầu tiên là sự xé toạc, và từ rách nát, đau đớn như lũ kiến cánh được giải thoát, chúng bò rân khắp cơ thể, tôi thấy mình đang chết rồi hồi ức ùa về kinh hãi, vẻ mặt má tôi cái hôm bị người đàn ông bán vải đo lên người hình như không phải là khoái lạc thăng hoa, nó giống như tôi bây giờ, đau ràn rụa, nhói tận chân tócỢ [61,212]. Hay có khi người kể chuyện không xưng tôi mà gọi bằng những cái tên Huệ (Huệ lấy chồng), Lương (Bến đò xóm Miễu ), Điệp (Chuyện của Điệp ), Sáo (Nước như nước mắt ), chị (Mộ gió )....Sự thay đổi vị trắ cho người kể chuyện nhằm mục đắch tạo sự sinh động mới lạ dành nhiều góc nhìn khác nhau, đồng thời diễn tả một cách khách quan những rung động tinh tế trong tâm hồn nhân vật.

3.4.1.1. Lời đối thoại của nhân vật là một dạng phát ngôn trực tiếp, nhân vật khi tham gia giao tiếp mang tắnh cá thể hóa caọ Trong sáng tác tác phẩm, nhà văn thường sử dụng hình thức đối thoại với mục đắch biểu đạt nội dung và giảm bớt hoạt động giao tiếp của người trần thuật. Theo 150 thuật ngữ văn học: ỘĐối thoại là kiểu tiếp xúc không quan phương, tắnh cộng đồng, là kiểu trò chuyện giản dị xuề xòa, nói bằng khẩu ngữ, là không khắ bình đẳng về tinh thần- đạo đức giữa những người phát ngônỢ [3,130] và ỘSự luân phiên các phát ngôn ngắn, của những người phát ngôn khác nhauỢ [3,130]. Cái hay trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là cách sử dụng ngôn ngữ nói hằng ngày của người dân Nam Bộ, phải là người hiểu biết tường tận về cuộc sống, lối

sinh hoạt, ngôn ngữ địa phương cũng như tình yêu, quan hệ sâu đậm mới diễn tả một cách sinh động thứ ngôn ngữ quê mùa ấỵ Cuộc sống giản dị đơn sơ đã ngấm vào cả lời nói hằng ngày vì thế lời lẽ của họ không trau chuốt gọt dũa mà trái lại rất xuề xòạ Trong Khói trời lộng lẫy cách đối thoại giữa hai nhân vật Di và Phiên cũng rất giản dị thẳng thắn đậm chất Nam Bộ:

Chiếc xáng tháo ra khỏi cồn rồi, Phiên về đứng dựa cửa ngó tôi lui cui trong bếp:

Chú Sở kêu gả mẹ cho ổng.

Vậy saỏ

Con nói mẹ ghét chú. Ổng nói mấy ngày nữa chú quay lại là mẹ thương liền.

Rồi Phiên hỏi, thiệt không mẹ. Tôi nói không, chú đó giỡn chơi thôị..Ợ [64,159].

Còn trong truyện Cuối mùa nhan sắc, người đọc vừa cảm phục tắnh thẳng thắn, yêu đời và cả tình yêu sâu nặng của ông Chắn Vũ.

Có người hỏi, sao bữa nay không uống cà phê. Ông Chắn cười lắc đầu, cười tiếp với cái vẻ không muốn nói mà thèm nói quá trời đi:

Để dành tiền mua cho cổ chai dầu thơm. Ông già trịnh trọng thì thàọ Cả quán rộ lên cườị

Già rồi mà còn yêu

Mắc yêu thì yêu- ông già cự lại, vẻ mặt sương sướng không giận gì aị Bây thì biết gì, tình xưa đó, mà mình thương người ta chứ người ta đâu có thương mìnhỢ [61,87].

Có khi chỉ là lời đối thoại cộc cằn, ngắn ngũn giữa đại ca buồn và Dự trong truyện Gió lẻ.

ỘDự hơi sửng sốt, Ộđại ca, con nhỏ đó không bình thường...Ợ Gã tọng một đũa rau vào miệng, ngốn cả lời của chắnh mình, Ộnó không chịu được chú mầy nói dócỢ.

Vậy mắc mớ gì nó óỉ

Đi hỏi nó.

Đại ca giỡn, nó câm mà.

Thì thôiỢ [62,129].

Hay trong các truyện: Huệ lấy chồng, Cánh đồng bất tận, ...

Ngôn ngữ đối thoại là một phương tiện hữu hiệu trong việc thể hiện tắnh cách nhân vật.

3.4.1.2. Lời độc thoại nội tâm Ộlà lời phát ngôn của nhân vật với chắnh mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong, mô phỏng hành động, suy nghĩ, cảm xúc của con người trong một dòng chảy trực tiếp của nóỢ [26,27].

Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư, ta nhận thấy mỗi truyện là mỗi nhân vật mang những tâm tư thầm kắn, nỗi cô đơn mặc cảm của riêng mình, không giao tiếp với những người xung quanh bởi họ thấy: Ộsống giữa biển người mênh mông mà vẫn cứ cô đơnỢ. Các nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư cứ miên man theo mạch tâm trạng với những cảm xúc, suy nghĩ riêng của mình. Dòng suy nghĩ của Nương trong truyện Cánh đồng bất tận gợi cho ta sự đồng cảm xót thương: ỘHọ có nhà để về, chúng tôi thì không. Họ sống giữa chòm xóm đông đúc, chúng tôi thì không...Ợ [61,178] và Ộchúng tôi buộc mình đừng yêu thương, quyến luyến bất cứ ai, để khỏi ngậm ngùi, để lòng dửng dưng khi cuốn lều, nhổ sào đi sang cánh đồng khác, dòng kinh khácỢ [61,188]. Để rồi đến cuối truyện nhân vật vật lộn, giằng xé trong nỗi đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần: Ộcảm giác một cái gì nhỏ xắu nhưng lanh lợi như con lăng quăng đang ngụp lặn trong nó. Đứa con gái thoáng nghĩ, rớt nước mắt, trời ơi có thể mình sẽ sinh con. Nhưng nó chấp nhận việc ấy, dù phũ phàng (với nó chấp nhận cũng là một thói quen). Đứa bé đó nhất định nó sẽ đặt là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường,...[61,213].

Còn ở truyện Có con thuyền đã buông bờ dòng suy nghĩ của nhân vật Bế vừa hài lại vừa bi: Ộ...cô thản nhiên ngó quanh lúc nhìn xuống chân bỗng dưng thấy tiếc. Sáng nay cô chỉ mang đôi dép nhựa, sáng nay cô chỉ mặc bộ đồ thu cúc rẻ tiền. Lẽ ra cô thay quần jean, áo thun, chân mang giàỵ Và điện thoại di động nữa, lạ thiệt sáng giờ không ai gọi cho cô (mà có ai ngoài chị chủ đâu). Bế nghĩ giờ mà điện thoại cô reo một cái, cô sẽ tặng cho người gọi vài triệu xài chơị Bế muốn gọi cho ai đó, sực nhớ từ ngày chị chủ cho lại cái điện thoại cũ này, Bế chỉ dùng chơi game và nghe (...)Ợ [64,38].

Còn lối suy nghĩ của cô gái câm trong Gió lẻ thật đơn giản: Ộtiếng nói của con vật không dùng để làm tổn thương nhau, em nghĩ. Cho đến bây giờ em cũng nghĩ vậỵ Nên khi em nói theo kiểu của chim, đã làm hai người họ phì cườị Có lần em đã học nói giống người, chỉ vài từ ngắn ngủi thôi, nhưng em mướt mồ hôi, kiệt sức.Ợ [62,147].

Và ỘDự bỗng nghĩ, nếu mình cho xe lao vào anh ta, nếu mình lao vào như một tai nạn trong lúc mình không kiểm soát, trong lúc sương mù rình rập, trong cái lạnh cóng taỵ Mình chỉ cần trôi nhanh hơn, và anh ta thì nằm xuống mãi mãi với những con đường...Ợ [62,171].

Hay đang đề cập đến ước mơ cháy bỏng của Huệ (Huệ lấy chồng) về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Ộnói vậy nhưng lòng huệ ấm ran, nó mơ tới một mái nhà sớm chiều khói tỏaỢ [61,40]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.1.3. Lời nửa trực tiếp là loại lời nói có sự kết hợp linh động giữa hai hình thức phát ngôn gián tiếp của người trần thuật và trực tiếp bởi nhân vật. Vì Ộlời nửa trực tiếp là lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp), nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vậtỢ [18,206]. Xuất phát từ điểm nhìn nhân vật thì lời nửa trực tiếp thực chất là lời của người trần thuật nhưng lại mang ngôn ngữ nhân vật. Theo cách gọi của Bakhtin thì Ộcâu hàm ẩn nhiều chủ thểỢ, Ộcâu lại ghépỢ.

Với con mắt tinh tế của người nghệ sĩ, Nguyễn Ngọc Tư đã kể lại mọi diễn biến, cảm xúc của câu chuyện thật sinh động, hấp dẫn dưới lớp vỏ ngôn ngữ của nhân vật.

Chẳng hạn trong truyện Mộ gió, người chị đã hi sinh cả cuộc đời mình chỉ vì chờ đợi đứa em trai đi lạc: ỘChị sống một mình, mỗi khi định cười giòn thì đã nhớ mình đã để mất đứa em. Mỗi khi định lấy ai đó làm chồng thì nhớ trong cơn mê sảng má thoảng thốt kêu Võ, Võ ơị Mỗi khi định sống cho ra con người thì nhớ ba lúc lâm chung vuốt mãi mắt mới chịu nhắmỢ [64,70] hay cảnh trớ trêu oan ức của cha con ông Tư trong truyện Đau gì như thể: Ộnắng tắt lịm, trời ơi đâu rồi xóm giềng thân thuộc, đâu rồi khuôn mặt, giọng nói tiếng cười quen, ông Tư đứng khựng lại, uất ức, trơ cứng cả quai hàm. Con Nga òa khóc, bỏ chạy tắt theo đường đồng trên bờ ruộng (...). Rồi nó chợt dừng lại, ngó cái bờ suối mờ chìm trong đêm. Chỗ đó nhắm mắt lại nó vẫn nhìn ra một bãi cỏ mềm, mấy cành cây khô có con rắn mối bò ra bò vô. Chỗ đó, nó với anh đã mấy lần...Ợ [63,123]. Đó còn là suy nghĩ trong trẻo của Điệp: ỘĐâu nè, đâu phải muốn là làm, cũng phải suy nghĩ đắn đo giữ lắm. Coi lại, làm gì có chuyện con người được sống hồn nhiên như nước chảy mây trôiỢ [63,143].

Vẫn là qua lời người trần thuật kể lại cảnh khi Huệ đi qua nhà Thi (Huệ lấy chồng): ỘNó ngơ ngẩn ngó lên bờ, trong lòng chao chát một nỗi thèm muốn. Nó muốn chạy vô xóm, tới nhà Thi gặp anh và nói với cho anh hay rằng nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt nhưng nói rồi để làm gì ta?Ợ [61,47].

Sức hấp dẫn ở tắnh đa giọng điệu trong truyện Nguyễn Ngọc Tư là nhờ vào việc kết hợp nhuần nhuyễn xen kẽ giữa lời người trần thuật và lời của nhân vật. Từ đó giúp người đọc nhận thấy được mọi diễn biến tâm trạng cảm xúc của chắnh mỗi nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 101 - 108)