Là nhà văn yêu và sống với nghiệp viết, vì thế bản thân nhà văn cần phải băn khoăn, trăn trở nắm bắt tinh nhạy những đổi thay trong cuộc sống xã hội để kiến tạo ra những Ộđứa con tinh thầnỢ của mình. Sự thành bại của những Ộđứa con tinh thầnỢ ấy không còn nằm trong tầm tay chị nữa, sự đánh giá khen chê về giá trị tác phẩm là do thế giới độc giả cảm nhận và đánh giá. Tất nhiên không vì thế mà nhà văn cẩu thả trong lối viết, lối nghĩ. Văn chương rất cần nhà văn có ý thức viết cao, là những người thực sự lăn lộn với nghề, vất vả gian khổ đầy thử thách chứ không chỉ có vinh danh vĩ đạị
Nhà văn cũng như nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp để có những bức ảnh đẹp độc đáo thì trong chốc lát tình cờ nắm được cái thần của cảnh vật. Ở văn của Nguyễn Ngọc Tư cũng thế, dù kết thúc truyện thế nào thì đó cũng là kết quả của quá trình nhà văn giữ lại những gì trong khoảnh khắc đã cảm nhận được. Trong một bài viết của mình, tác giả Huỳnh Công Tắn đã trắch câu trả lời của Nguyễn Ngọc Tư như sau: ỘTôi chỉ hay suy nghĩ trước và sau khi viết. Làm sao sống được với nghề. Làm sao có thể viết được những điều mình nghĩ. Làm sao giữ lại những ý tưởng thoắt đến thoắt đi mà tôi vu vơ bắt được. Còn lúc viết, chỉ giản dị nhân vật mình, câu chuyện mình sẽ đi về đâuỢ [54].
Đơn giản, bình dị trong lối suy nghĩ và trong cả văn chương, do đó khi đọc văn của chị dễ hiểu, dễ cảm nhận bởi Ộcó sao nói vậyỢ. Trên bước đường sáng tạo nghệ thuật, nhà văn không tránh khỏi những sai sót thất bại và chị cũng thế, trong bài viết: Nguyễn Ngọc Tư: Tôị..điên không đều của Trần Hoàng Thiên Kim, Nguyễn Ngọc Tư nói: ỘTôi không cho phép mình sai sót,
bởi nghĩ không có gì hoàn hảo hết. Trên con đường lên núi, đôi khi tôi muốn dừng lại nghĩ chân, và cố gắng giữ mình đừng bao giờ lùi bước. Càng lên cao càng vắng người càng cô đơn. Nhiều khi tôi sợỢ [35]. Làm công việc sáng tạo văn chương là chấp nhận những được mất, những vui buồn sướng khổ nó luôn luôn tồn tại hai mặt. Trên con đường nghệ thuật ấy, nhà văn phải phấn đấu trở thành một nhà văn chân chắnh, điều đó đòi hỏi người viết phải cố gắng tập trung cao độ để diễn tả những gì đang diễn ra trong cuộc sống thường ngày, tạo nên giây phút thăng hoa trên trang viết.
Lần đầu tiên cầm bút chỉ vì muốn giải tỏa những nỗi buồn hay gửi gắm những kinh nghiệm sống của bản thân, giờ đây khi ý thức rõ vai trò trách nhiệm- là một nhà văn với công việc lao động nghệ thuật thì Nguyễn Ngọc Tư chỉ mong một sự ghi nhận sâu sắc sự cố gắng miệt mài của mình từ bạn bè, đồng nghiệp và độc giả. Trên con đường nghệ thuật ấy đòi hỏi phải có tắnh sáng tạo- cách tân, văn chương nó không chấp nhận những gì đã có và đang có, mà văn chương cần phải tự làm mới mình hàng ngàỵ Tuy nhiên dù có cách tân- đổi mới thì cũng không thể đánh mất phong cách viết riêng của chắnh mình. Nhà văn Nam Cao trong giai đoạn 1930- 1945 đã nói: ỘVăn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa chọ Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai cóỢ. Dù đã cách xa nhau về thời gian nhưng quan điểm về văn chương của Nam Cao vẫn còn rất mới trong mỗi nhà văn.
Sự cách tân là một quá trình tự tìm tòi sáng tạo của tác giả về hiện thực để làm phong phú đa dạng cho vốn văn chương của bản thân và đưa đến cho độc giả cái nhìn mới mẻ tươi nguyên mà không nhàm chán. Cách tân, sáng tạo nhưng vẫn là chắnh mình, không phạm phải sai lầm đi lại trên con đường người khác đã đi, hay như người ta thường nói Ộbình cũ rượu mớiỢ. Trong bài
viết của Trần Hoàng Thiên Kim, Nguyễn Ngọc Tư bày tỏ khi được hỏi về con đường sáng tạo văn chương của mình: ỘCó thể một ngày nào đó tôi sẽ thay đổi, nhưng trước khi làm điều đó tôi phải biết xu thế mới của văn chương là gì đã. Tôi vẫn đang trong quá trình thử áo, với một niềm hi vọng là mình mặc áo nào cũng đẹp. Nhưng là điều đó là không thể, da tôi đen mà mặc áo đỏ là thua rồi, chân tôi thô mà mặc váy cũng khó coị Đó, thắ dụ vậỵ... Có những thứ mình thắch đến mấy không phù hợp với mình cũng đành đứng xa ngó, nuốt thèm thuồng vậyỢ [36].
Ta nhận thấy ở cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư rất nghiêm túc về trách nhiệm và vai trò của một người cầm bút. Dẫn theo lời của tác giả Huỳnh Công tắn, ta thấy trách nhiệm cầm bút của Nguyễn Ngọc Tư rất rõ ràng: ỘTôi cũng là một bạn đọc, nên không thể viết ra một tác phẩm mà chắnh tôi cũng không chắc là hiểụ Tôi không hề lúng túng trước việc mặc cái áo nào cho người khác thấy mình đẹp. Tôi luôn đứng trước gương với chiếc áo mà tôi thấy tự tin nhất, trước khi ra đường và người đi đường sẽ có những xu hướng thẫm mĩ khác nhau, nhìn vào tôị Đành thôị...Ợ [54].
Trong mỗi sáng tác, Nguyễn Ngọc Tư đã gián tiếp đem nét đẹp văn hóa, con người của vùng Đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu khắp cả nước và trên toàn thế giớị Có khi chị xác định, nhà văn chắnh là con người của công chúng nên khi sáng tạo văn chương cũng tức là chấp nhận sự đánh giá trái chiều của dư luận. Nhưng dù thế nào, chị vẫn đi trên con đường mà mình đã chọn: một Nguyễn Ngọc Tư giản dị, đằm thắm mà cũng rất nhẹ nhàng.
Sau sự kiện Cánh đồng bất tận ỘnổiỢ như cồn, đọc giả luôn lấy chuẩn mực của Cánh đồng bất tận để đánh giá các tác phẩm sau này của chị. Không vì thế mà chị nản chắ, dẫn theo lời tác giả Võ Đắc Danh, Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định rõ ràng quan điểm của mình: ỘTôi đã thực sự nhìn thấy một bi kịch, là bạn đọc cứ trải chiếu ở cái chỗ ỘCánh đồng bất tậnỢ và muốn tôi
ngồi uống rượu mãi ở đó. Trong khi tôi muốn đi và thực sự đã đi rồị Tại tôi cứ luẩn quẩn ở cánh đồng đó trong 5 năm, 10 năm và hai, ba mươi năm nữa mà không được đi uống rượu, ngắm cảnh ở không gian khác? Tôi biết cái chỗ tôi muốn tới và thắch tới không đông đảo người chờ đợi và chúc tụng: nhưng tôi tự hào là mình cũng chịu rời chân khỏi cái hào quang cũ mà điỢ [6]. Và ta sẽ thấy một Nguyễn Ngọc Tư còn vinh danh hơn nữa trên con đường bước tớị Chị muốn mình mãi mãi chiếm chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả: ỘSẽ bị tụt lại nếu người ta cứ dừng lại nhặt đá bên đường. Và nặng nề hơn dùng chúng để ném trả lạị Tôi chọn cách thản nhiên đi tớiỢ [6].
Nguyễn Ngọc Tư ý thức sâu sắc con đường lao động nghệ thuật của mình, từ đó chị cũng bộc lộ rõ quan niệm về nghệ thuật một cách dứt khoát rõ ràng. Vì thế, khi đánh giá về cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Bùi Đức Hào đã dẫn lời nhận xét đánh giá của nhà văn Nguyên Ngọc: ỘGần đây, một số tạp bút của Nguyễn Ngọc Tư có hơi chững lại, không còn giữ được nhiều sự thâm trầm và sắc sảo như trước. Nhưng có lẽ cũng không sao, người viết lên xuống là thường. Tôi vẫn tin Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy rất có bản lĩnh. Một trong những nét bản lĩnh đó là cô luôn thấy văn chương của mình có vấn đề, luôn thấy cần thay đổi, đồng thời vẫn là mình. Trong một bài viết, Tư đã nói rằng cô sợ mình ỘnhạtỢ đi, một người viết biết được như thế là rất giỏị Chắc Tư còn tự thay đổi, sẽ khác đi mà vẫn là TưỢ [20].
Con đường sáng tạo nghệ thuật mà Nguyễn Ngọc Tư đang đi dù có hòa vào xu hướng chung của văn học đương đại thì bằng cách gì ta vẫn nhận diện được văn của chị. Bởi vì chị đã tạo dựng cho mình một thế giới riêng đậm chất Nam Bộ không trộn lẫn với aị Quả đúng như Trần Hữu Dũng đã nhận xét: Nguyễn Ngọc Tư Ộđặc sản Nam BộỢ.
Tiểu kết chương 1
Tổng quan về chặng đường sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, ta nhận thấy bên cạnh tạp văn, bút kắ thì truyện ngắn giữ một vị trắ quan trọng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Chị đã không ngần ngại khi lựa chọn Ộcái thể loại văn học bé bỏngỢ (Mai ngữ) ấy để thể hiện những Ộlát cắtỢ trong cuộc sống. Tuy là một thể loại Ộbé bỏngỢ nhưng lại có ưu thế và sức khái quát lớn.
Vì lẽ đó, Nguyễn Ngọc Tư trở thành người gieo những mầm sống nghệ thuật vào địa hạt văn chương đương đạị Ngay từ những hạt giống đầu tiên, chị đã vun trồng chăm sóc để từ đó có những mầm cây khỏe khoắn mập mạp vươn lên vững chắc. Từng bước chị đã tạo nên những sản phẩm tinh thần với một phong cách độc đáo riêng biệt, không trộn lẫn với ai, đồng thời cũng khẳng định một cái tôi- Nguyễn Ngọc Tư trong lòng công chúng độc giả, bởi văn của chị đa phần mang đến một Ộhơi gió mátỢ (chữ dùng của nhà văn Nguyên Ngọc). Do đó, hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư nổi bật trong những năm 2005 và 2006 không có gì là lạ.
Trong nghiệp cầm bút của mình, chị đã nỗ lực hết mình để từ đó tạo nên một dấu ấn đậm nét trong nền văn học đương đại nói riêng và trong lòng công chúng độc giả trong và ngoài nước nói chung. Khi bắt đầu cầm bút chị không mong mình sẽ thành danh, nhưng có một điều chị luôn tâm niệm: để trở thành một nhà văn chân chắnh thì trước hết phải hình thành quan niệm về con người cũng như văn chương nghệ thuật. Dùng văn chương chuyển tải hiện thực cuộc sống, vì thế chị đã xem công việc sáng tạo văn chương như một cơ duyên trong cuộc đờị Hiện thực đời sống nơi quê hương chị là chất liệu quý báu kết hợp với cảm xúc tưởng tượng, hư cấu từ đó tạo ra những hình mẫu nhân vật trong tác phẩm thật giống như ngoài đờị
Đứng trước xu thế phát triển của thời đại, ý thức người cầm bút không muốn người đọc nhâm nhi mãi một khẩu vị, ắt sẽ chán. Nguyễn Ngọc Tư đang cố gắng đổi mới sáng tạo trên cơ sở tôn trọng và khẳng định những cái riêng thiên phú của mình. Với lòng đam mê nghệ thuật, nhiệt thành say sưa với nghiệp viết, Nguyễn Ngọc Tư sẽ còn tiếp tục đóng góp cho nền văn học đương đại văn học Việt Nam những bông hoa nghệ thuật mới lạ.
Chương 2