Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 108 - 112)

Giọng điệu (tone) là yếu tố nghệ thuật quan trọng trong sáng tạo văn chương bởi vì ở đó hội tụ tất cả những đặc trưng vốn có của nhà văn bởi ỘGiọng điệu là thái độ tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hình tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ,...Ợ [18, 234]. Khi nhìn vào trang văn ắt nhiều ta thấy bóng dáng tác giả hiện hữu trong đó, ấy là quan niệm của nhà văn về con người cuộc sống xung quanh được thể hiện qua giọng điệu riêng của mình. Nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư không cầu kì kiểu cách mà chị đã tìm cho mình một hướng đi riêng không trộn lẫn với ai với một giọng điệu vô cùng dân dã mộc mạc. Có như thế thì chị mới viết về cuộc sống, người dân Nam Bộ thật gần gũi sinh động và cũng tràn đầy tình cảm đến thế.

Khi viết về những người nông dân bần hàn, bất hạnh, Nguyễn Ngọc Tư đã viết, đã miêu tả về họ bằng thứ ngôn ngữ giọng điệu rất Ộbản địaỢ, nên văn phong của chị đậm chất Nam Bộ, Nam Bộ trong cách xây dựng nhân vật, trong cách thể hiện ngôn ngữ giọng điệu, trong khung cảnh thiên nhiên... và đúng như lời nhận xét: Nguyễn Ngọc Tư là Ộnhà văn của miệt vườn Nam BộỢ.

Để xây dựng hệ thống các nhân vật trong truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã kết hợp nhuần nhuyễn tinh vi những giọng điệu: tưng tửng hóm hỉnh, đôn hậu ấm áp chân tình lại vừa mang giọng triết lắ sâu sắc.

Không chỉ là giọng điệu tưng tửng hóm hỉnh mà sau đó còn chứa đựng tình cảm chân thành, pha chút đớn đaụ Cũng chắnh nhờ kiểu giọng điệu này mà làm cho truyện bớt phần sướt mướt bi lụy, mặt khác còn gửi gắm niềm tin lạc quan hi vọng của tác giả về tương laị Giọng điệu nhân vật ông Sáu trong

Biển người mênh mông là thế: ỘÔng Sáu ngừng lại, lấy tay quệt nước mắt,Ộcái bìm bịp quỷ nầy nó cũng bỏ qua mấy lần nhưng ngủ một đêm trên đọt dừa nó lại quay về. Sao cổ không quay lạiỢ [61,110].

Tắnh hóm hỉnh ấy còn thể hiện trong câu văn: ỘMột cơn khó chịu nào đó đầy ứ trong cổ họng cha, vợ không gắp cái đùi gà còn lại cho mình,

chuyện này chắc có liên quan đến vụ chuồn chuồn đạp nước mà con Nhỏ kể lúc chiều (...)Ợ [62,21].

Vẻ dửng dưng trong sự chấp nhận còn được thể hiện trong câu văn khi miêu tả về tình yêu đơn phương của Út Nhỏ với Tứ Phương trong truyện Nhà cổ: ỘNhìn thái độ anh chị vậy, tôi tắnh điệu này chắc mình cũng phải buồn một chút. Nhưng không phải buồn vì Tứ Phương lấy vợ, tôi buồn vì chiều nay, nhân phủ đã sụp đổ trong lòngỢ [61,71].

Đến Cánh đồng bất tận có những đoạn văn với lời lẽ giọng điệu hết sức chân tình đôn hậu, cảm thương cho số phận nhân vật: Ộ..., bản năng nó không trỗi dậỵ Trái tim nó chỉ là hòn than nhỏ, không thể hâm nóng lại cơ thể ngả màu trọ Sợi dây xúc cảm như lối đi lâu lắm không người lui tới, cỏ dại mọc bắt mất, đường đứt, câu gẫy,..Ợ [61,167].

Có khi giọng điệu ấm áp chân tình ngọt ngào ấy giàu tắnh nhạc điệu - chất thơ khi tác giả miêu tả cảnh thằng Phiên đang nằm ngủ trong truyện Khói trời lộng lẫy: Ộcó khi nhìn thằng Phiên nằm ngủ mấy con gà con cũng khoanh tròn trên bụng nó, tôi tự hỏi có gì đẹp hơn vậỵ Có gì đẹp như trẻ con, gà con như mạ vừa nhú lên, cỏ vừa vượt đất. Xanh lấm tấm, xanh chưa thẳm mong manhỢ [64,144].

Và trong truyện Đau gì như thể, ta còn thấy giọng điệu giàu chất thơ khi nói tới tâm trạng chua chát uất ức của nhân vật: Ộnắng tắt lịm, trời ơi, đâu rồi xóm giềng thân thuộc, đâu rồi khuôn mặt, giọng nói tiếng cười quen, ông Tư đứng khựng lại, uất ức, trơ cứng cả quai hàm.Ợ [63,123]. Đằng sau giọng điệu ấm áp chân tình đôn hậu và cũng đầy hóm hỉnh là tâm trạng nhà văn đau đớn xót xa trăn trở cảm thông cho từng số phận nhân vật, những mảnh đời nhỏ nhoi bất hạnh, sống cô đơn lay lắt giữa biển đờị

Giọng điệu trữ tình triết lý sâu sắc còn được lặp đi lặp lại đã thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của nhà văn về thế thái nhân tình, những kiếp nhân sinh. Chẳng thế mà có lần Nguyễn Ngọc Tư khẳng định: ỘTôi chỉ viết lại sự mơ mộng, tưởng tượng của mình về một thế giới mà tôi chưa từng tới, về những

con người mà tôi chưa từng thấy, những số phận tôi chưa từng gặp, hoàn toàn không vì một sự trải nghiệm nàoỢ.

Khi đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta bắt gặp rất nhiều giọng điệu triết lý đầy tình cảm về mọi vấn đề bức bối đang xảy ra trong xã hội, bằng một chất giọng mộc mạc dân dã giản dị chứ không cay độc nghiệt ngã như một số giọng điệu của những nhà văn cùng thờị Sự luân chuyển linh hoạt trong giọng điệu triết lý: có khi là lời nhân vật, có khi lời người trần thuật và thậm chắ là lời ngoại đề...

Có khi là một giọng văn nhẹ nhàng nhưng trong đó ẩn chứa triết lý về quy luật tự nhiên của cuộc đời: ỘĐâu phải muốn là làm, cũng phải suy nghĩ đắn đo dữ lắm. Coi lại làm gì có chuyện con người được sống hồn nhiên như nước chảy mây trôỉỢ [63,143]. Hay: Ộthâm tình cũng như nước dưới sông, có chảy đi đâu, có chém vè ở đâu cũng hợp lại thành một dòng xuôi chảy mãiỢ (Một dòng xuôi mải miết), còn ở trong truyện Cánh đồng bất tậnVà chiếc ghe, cánh đồng, dòng sông thênh thang mãiỢ. Con người nhiều khi sống trong cuộc đời luôn day dứt với hai chữ Ộlàm ngườiỢ, do đó mà ông già trong truyện

Cái nhìn khắc khoải phải chấp nhận đau khổ, hi sinh hạnh phúc của mình để mong người khác được hạnh phúc: ỘCộc à, làm người, không làm thì thôi, làm phải cho ngon, thiệt khóỢ [61,55].

Ở truyện Gió lẻ cũng đề cập rất nhiều vấn đề triết lý: Ộ... cha tìm thấy mẹ em treo đung đưa trên xà nhà. Lưỡi trả lại cho cuộc đời, bởi người ta không chấp nhận sự vô dụng của nó, nói mà chẳng có người nghẹỢ [62,139] và ỘTiếng nói của con vật không dùng để làm tổn thương nhau, em nghĩỢ, ỘSao người ta đem câu chuyện giết nhau làm trò đùảỢ [62,172].

Vẫn còn đó triết lý về nghề làm nghệ thuật: ỘĐiệp tắnh đâu làm nghệ thuật là giống như xây cái nhà lầu, sức mình bao nhiêu thì xây bấy nhiêu,...Ợ [63,55].

Chắnh nhờ kết hợp nhiều giọng điệu trong truyện ngắn nên tạo nhiều kiểu loại nhân vật với nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng lại hội tụ ở một điểm đó là những con người Nam Bộ, nghèo, chân chất, giản dị nhưng lại ấm áp tình ngườị

Tiểu kết chương 3

Một tác phẩm hay trường tồn cùng năm tháng không phải chỉ đơn thuần ở việc miêu tả nhân vật, mà đằng sau đó là sự gửi gắm kắn đáo sâu sắc ý đồ tư tưởng của nhà văn thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật. Quả đúng như Bêlinxki đã nói: ỘTác phẩm văn học sẽ chết, nếu miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tảỢ.

Nguyễn Ngọc Tư- nhà văn của Nam Bộ, nên chị đã viết những gì chị thấy và chị cảm về cuộc sống xung quanh. Ngòi bút của chị không thể bàng quan về hiện thực bày ra trước mắt, bỏ qua nó mà viết ra những trang văn theo thị hiếu của độc giả. Cái tâm của nhà văn hết mình vì nghệ thuật không cho phép chị hờ hững lạnh lùng trước những số phận, những cảnh đời cơ cực, lay lắt, bần hàn. Chị đã hiểu cảm thông, đau đớn, vật vã xót xa cho từng mảnh đời nhỏ bé ấy và chị thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật thật đặc sắc như: đặt nhân vật trong những tình huống độc đáo, miêu tả tâm lý qua ngoại hình nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệụ.. Phong cách viết của chị thật giản dị mộc mạc, nhẹ nhàng nhưng cũng hết sức sâu sắc chân thành. Cách vận dụng biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tạo thế mạnh cho Nguyễn Ngọc Tư trong làng văn đương đại cũng như trong lòng công chúng độc giả. Với tài nghệ tinh vi, sắc sảo, chị đã thể hiện thế giới nội tâm nhân vật với những mối mâu thuẫn trái chiều gay gắt nhưng bề ngoài cứ tưng tửng nhẹ nhàng như không có gì bằng việc vận dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trên.

KẾT LUẬN

Mặc dù mới chỉ mới xuất hiện trên văn đàn khoảng hơn 10 năm gần đâỵ Thế nhưng chất văn cũng như phong cách viết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút rất nhiều giới phê bình nghiên cứu và công chúng bạn đọc trong và ngoài nước. Chị đã nghiễm nhiên đường hoàng giữ một vị trắ đặc biệt trong lòng bạn đọc bởi ở cách viết thật bình dị, khiêm tốn chân chất, không cầu kì kiểu cách, làm dáng.

1.Chắnh tố chất rất Nam Bộ đã ăn sâu vào con người Nguyễn Ngọc Tư, nên khi đọc truyện của chị ta như được sống, được tận hưởng cuộc sống thật của người dân Nam Bộ thâm tình, gần gũi dễ mến. Chị viết về những số phận con người với tâm thế chân thành, xuất phát từ mối tương liên đồng cảm, trân trọng. Chắnh điểm đó tạo cho Nguyễn Ngọc Tư có sự khác biệt với những cây bút cùng thời

Tắnh nhân văn nhân đạo bao trùm trong hầu hết truyện của Nguyễn Ngọc Tư, bởi chị luôn có ý thức trách nhiệm cao về nghề viết. Chị cứ ngỡ viết văn sẽ không buồn, cô đơn nữa thế nhưng càng viết càng thấy cô đơn bởi nó là tối cần và là điều kiện hàng đầu của người viết. Chị biết làm công việc sáng tạo văn chương cũng là chấp nhận những rủi ro bất trắc, niềm vui thì ắt mà buồn đau thì nhiềụ Mỗi sản phẩm sáng tạo ra đời sự thành bại của nó không chỉ ở nhà văn quyết định mà ở thế giới độc giả đón nhận đánh giá ra saỏ Nó được sống, được nâng niu hay ruồng rẫỵ..tất cả vượt khỏi tầm tay của nhà văn. Dù có bất trắc, rủi ro nhưng chị thấy rất tự hào và thực sự yêu nghề viết của mình.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w