Bi kịch con người sau chiến tranh

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 57 - 60)

Khi nói về chiến tranh không ai không mủi lòng trước sự mất mát đau thương. Vết thương chiến tranh hằn trên cơ thể của mỗi người, nó tàn phá cả thể xác lẫn tinh thần và nó cướp đi sinh mạng của bao nhiêu con người, để lại di chứng không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn bao thế hệ sau nữa vì chất độc màu da cam, bom đạn... Là nỗi đau ám ảnh tất thảy người dân Việt Nam thời bấy giờ. Trong văn học, chiến tranh lại luôn là đề tài nóng hổi, là lĩnh vực sáng tạo phong phú đa dạng của các cây bút dạn dày trong cả tuổi đời lẫn tuổi nghề như: Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Chu Lai,.... Đôi khi chắnh những tác giả sống trong cuộc chiến nên miêu tả về nó thật sinh động, chân thực sâu

sắc về sức tàn phá khủng khiếp của chiến tranh: chết chóc, làng mạc thiêu rụi, các xác chết nghiêng ngữa chất đống....Chiến tranh dù đã lùi xa về thời gian song những tàn dư của chiến tranh không thể mất đị Tồn tại song song bên cuộc sống con người là nỗi đau đớn, day dứt cho những người sống sót trở về sau chiến tranh.

Nguyễn Ngọc Tư sinh ra và lớn lên trong một đất nước yên bình hạnh phúc song cái nhìn của chị về cuộc chiến tranh và những tàn dư của hậu chiến thật sắc sảo, tinh vi xúc động lòng người: ỘChiến tranh, theo tôi biết, có nhiều người nhói đau khi nhắc về nó. Những huân chương, huy chương chỉ làm ấm ngực, niềm đau khuất ở một góc lòng, có kẻ nhìn thấy, có người không...Ợ.

Chiến tranh qua đi đã lâu nhưng trong lòng người người sống sót trở về lại day dứt khôn nguôị Trong truyện Vết chim trời: hai anh em ở hai bờ chiến tuyến giết nhầm nhau mà không biết để rồi trong hòa bình của một trưa tháng Mười câu nói buâng quơ của người mẹ trong lúc ngủ: ỘSao bây lại bắn Út Hơn của má?Ợ nó như: ỘMột mũi tên nào đó xé gió đâm thẳng vào tim chaỢ. Người cha thấy áy náy, day dứt vò xé mãi và quyết không để phạm sai lầm nào nữa: ỘBởi cha biết đôi khi ta phải trả giá lớn dù chỉ mang một lỗi lầm nhỏ. Trong ông luôn có dự cảm chia lìa, nếu không vì buổi trưa lạt nhách lạt nhẽo kia thì một ngày nào đó, trong một va chạm nào đó của tôi với cuộc đời, cha cũng lịm chết vì tự trách mìnhỢ [62,16]. Hậu quả của chiến tranh, của một lời nói trong trưa tháng Mười không chỉ là bi kịch trong tâm hồn cho một thế hệ đi trước- người cha, mà còn là bi kịch, nỗi đau đớn cho thế hệ sau- người con (tôi, Vĩnh): Ộ... ỘAnh em, anh em gì mà bắn chết nhaụ..Ợ, Vĩnh nghiến rằng cười khan, nó buông tôi ra càu cạu bỏ ra ngoài, tôi vẫn còn nghẹt thở. Tôi lăn lộn, tôi đau nhóiỢ [62,17]. Nhìn bề ngoài truyện không hề than vãn, không nói nhiều đến bi kịch đau thương nhưng đằng sau đó là nỗi đau xé lòng, sự hổ thẹn với lương tâm mãi của 3 thế hệ: người bà, người cha và

người con. Đến truyện Ngọn đèn không tắt cũng kể về cuộc chiến tranh khốc liệt của ông Hai Tương và đồng đội để bảo vệ Xóm Mũi, Xứ Hòn. Bên cạnh những chiến thắng vẻ vang cũng có không ắt những mất mát đau thương, sự hi sinh của đồng đội và những kỉ niệm vừa bi thương vừa đầy ý nghĩa ấy theo ông suốt cuộc đờị Là người sót lại trong cuộc chiến, ông có trách nhiệm truyền lại cho con cháu bài học chân tình, sự hi sinh cao cả nhằm mục đắch giáo dục thế hệ mai saụ Thế hệ đó phải có ý thức trách nhiệm gìn giữ bảo vệ những câu chuyện lịch sử đầy xúc động. Có khi ông Hai Tương kể cho Tươi- cô cháu nội của mình biết: Ộ...sở dĩ bùn xứ nó mặn là vì có rất nhiều xương máu của chú, bác, cô, dì đã đổ xuống, trong đó đương nhiên là có máu của thầy, của mấy anh em khởi nghĩạ Ông nói cho nó biết sống làm sao như cây đước thẳng tuột ưỡn ngực giữa sình lầỵ..Ợ [56,25] và Tươi phải: Ộ...nói lời của ông nội cô năm trước, năm trước nữạ Cô nói lời của lịch sử. Mà lịch sử là thứ không thay đổị Nhưng trong lời của cô có cái nhiệt tình của tuổi trẻ, trong mắt cô có mầu đen sẫm của vốc đất bãi bùn, và cô dựng xương thịt cho cuộc khởi nghĩa bằng nét mềm mại của người con gái nên câu chuyện của cô rất sâu sắc và thu hút người khácỢ [56, 27]. Những trang sử hào hùng của Xứ Hòn còn được tiếp tục mãi, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để mãi mãi là ngọn đèn không tắt, vẫn y nguyên niềm tự hào chiến thắng và còn đó những máu và nước mắt của những người ngã xuống để có cuộc sống tươi đẹp ngày naỵ

Sự nhận thức hạn hẹp của người dân đã dẫn đến bi kịch dở khóc dở cười của chú Sa trong truyện Chuyện vui điện ảnh. Chú Sa tham gia đóng phim vì tiền và phải vào vai thằng Cón- một kẻ ác ôn dã man: Ộthằng Cón cưỡng hiếp vợ một cán bộ đằng mình đang mang thaị Tới chừng biết đứa bé kia không phải con mình, hắn xé đứa nhỏ làm hai ngay trên giường đẻ, trước mặt người mẹ cầm bằng giết chết chị taỢ [60,31]. Chú nhập vai y như thật ngoài đời, vì

thế trong mắt bà con họ tưởng chú Sa là thằng Cón, nên bị người dân xóm Cựa gà xa lánh. Dù dựng lại câu chuyện sau chiến tranh, đã xa quá lâu song nó đã để lại ám ảnh nhức nhối quá lớn trong mỗi người dân. Ở hoàn cảnh này không thể trách chú Sa được mà lỗi là do chiến tranh.

Trong cuộc chiến- sự hi sinh mất mát là không thể tranh khỏi: mất chồng, mất con, mất chạ.. mà nỗi đau cho những người ở lại là những: người vợ, người mẹ. Họ héo hon mỏi mòn chờ đợi sự trở về trong vô vọng. Nỗi đau ấy còn mãi cho dù cuộc sống có đổi thaỵ Ở truyện Mối tình năm cũ ca ngợi tình yêu trong chiến tranh thiêng liêng chân tình trộn lẫn cả thương đaụ Ngày ngày dì Thấm cầm bức thư của người chồng cũ mà khóc: Ộ...ông nhìn thấy vợ cầm xấp thư ở góc nhà, ngồi khóc lặngỢ. Và nỗi đau đớn ấy còn bộc lộ rõ hơn khi đoàn làm phim đến Mỹ Hưng để quay bộ phim về người anh hùng Nguyễn Thọ- chồng cũ dì Thấm: ỘTrên những tấm hình đen trắng cũ kĩ hiện lên một hình người nằm cạnh cây súng đã gãỵ Một vuông ngực vỡ toác. Đôi mắt và đôi tay bị bọn ác ôn băm nát. Cái lồng ngực từng chứa một trái tim đỏ thắm, đôi mắt đã từng nhìn người yêu chan chứa, đôi tay đã từng ấp yêu một đôi taỵ..dì Thấm run rẫy nhìn những bức hình hức lên một tiếng rồi rũ xuống như tàu chuối héoỢ [61,81].

Nguyễn Ngọc Tư viết về chiến tranh với lòng tưởng nhớ cảm phục, trân trọng qua đó khẳng định bản lĩnh của người Việt Nam: chịu khó vượt lên hoàn cảnh khốc liệt, hi sinh nén chịu nỗi đau vào lòng. Dù cho xã hội có phát triển phồn thịnh thì những nỗi đau, di chứng về chiến tranh vẫn còn tồn tại dai dẳng, chưa thể nguôi ngoaị

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w