Mô tắp người nghệ sĩ cô đơn được lặp đi lặp lại nhiều lần trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư vì chị ngộ ra một điều đã là nghệ sĩ đều cô đơn, họ có thể đánh đổi cả gia đình, con cái vì nghệ thuật, vì cái đẹp. Chắnh vì thế họ có thể trở thành những con người lập dị, lạc lõng ngay với gia đình, người thân và trong cuộc sống đời thường. Vì nghệ thuật mà Diệu có thể dửng dưng, đứt đoạn lìa xa với chắnh đứa con do mình đứt ruột đẻ ra trong truyện Làm má đâu có dễ: ỘĐặt con xuống giường, chị thấy cái miệng nhỏ xắu của nó mút. Rồi từ đó chị không dám nhìn thêm một lần nào nữa, sợ mãi mãi mình không thể nhấc chân đị Mà chị thì không thể từ bỏ ước mơ của mình, trở thành cô đào hát nổi tiếng. Làm sao từ chối vai diễn đã chờ đợi, nàng Trưng Trắc oai hùng trong tiếng trống mê linhỢ [60, 91], hay Ộvì mê hát (...) mà gửi con cho người ta, đến nước nó không thèm nhìn mình nữaỢ (Cuối mùa nhan sắc).
Dòng máu nghệ thuật nó chảy mãi, mong muốn cống hiến hết mình để làm sao đem được niềm vui tiếng cười cho khán giả, tạo nên màu sắc mới giữa cõi đời u tối dung tục. Họ có thể thành công trên sân khấu nhưng trong cõi đời thực thì họ quá đau khổ, vì thế tiếng hát trên sân khấu, những vỡ diễn là niềm vui trong cuộc đời họ, khỏa lấp những nỗi đau kìm nén trong lòng. Thật không phải là điều dễ khi phải sống cô đơn, kìm nén nỗi đau xa gia đình, xa con cái trong suốt cả cuộc đờị Niềm say mê với nghề đã bỏ qua tất cả, dù cuộc sống có vất vả kiếm ăn từng bữa, có khi bị đời hắt hủi chê bai vì không sống đúng đạo lắ của một người vợ, người mẹ, người con. Dù thế nhưng tình yêu nghề không hề vơi cạn. Vì nghiệp cầm ca mà Đào Hồng hát đến hơi thở cuối cùng, bản thân còn mang bệnh nặng thế nhưng vẫn khăng khăng đòi lên sân khấu hát: ỘĐào Hồng ốm sát chiếu nhưng vẫn đòi ra hát. Ông Chắn vẽ chân mày, tô phấn thoa son cho bà rồi dìu bà ra ghế. Bà ngồi ghế mà hát. (...) Người ta hát vở cuối cho bà, một người nghệ sĩ chân chắnhỢ [61,97]. Hay
trong Bởi yêu thương, nhân vật San dù rất thắch cải lương khao khát cháy bỏng muốn được trở thành người nghệ sĩ, Nhưng lại không dám đi hát để thực hiện ước mơ ấy bởi một lẽ: ỘHỏi về giấc mơ trở thành đào hát, nó cười đã bỏ lâu rồị Đi hát lỡ nổi tiếng, vắ dụ thôi nghe, người ta biết lúc trrước tôi từng làm tiếp viên quán bia tht nhơ danh cả một giới nghệ sĩ, làm người ta mất cảm tình với cải lương, vậy khác nào hại cả một nền cải lương nước nhàỢ [60,108]. Suy nghĩ của San rất đơn giản nhưng sâu sắc của một người yêu nghệ thuật cải lương chân chắnh. Phải là một người tôn trong nghệ thuật, yêu nghệ thuật thì mới có suy nghĩ thấu đáo đến thế. Người nghệ sĩ không chỉ cô đơn trong bi kịch của cuộc đời mà họ còn là những người nghệ sĩ cô đơn dang dở, không được sống hạnh phúc trong tình duyên. Đào Hồng vì nghiệp cầm ca mà bỏ nhà ra đi, cô quen và yêu Thường Khanh, cũng trong gánh hát này, hai người có con và khi Thường Khanh bị bắt, Đào Hồng ôm con bỏ trốn...Dù thời gian có trôi qua, thế nhưng Đào Hồng vẫn không thể quên được hình bóng của người đàn ông ấỵ Ngày ngày bên cạnh mình, ông Chắn Vũ luôn quan tâm yêu thương đến mấy thì Đào Hồng vẫn không đáp lạị Ngay cả khi xế bóng về già, bà vẫn giữ mãi chiếc gương cũ đã mờ mà Thường Khanh mua tặng ngày xưa: ỘAnh tài khôn làm gì, tôi đâu cần có gương mớị..Mờ mờ tui mới thắchỢ. Tuy nhà văn không thể hiện rõ tình yêu lẫn nỗi đau, sự cô đơn trống vắng của Đào Hồng được che lấp sau lớp son phấn điểm trang.
Khi đứng trước Thường Khanh, Đào Hồng không còn là Đào Hồng của ngày xưa xinh đẹp, từng làm Ộđứng tim người taỢ nữa, bà đã già đi, tàn tạ héo hon. Dường như ta đang cảm nhận được sự tiếc nuối của Đào Hồng về một thời con gái: nhan sắc tàn phai theo thời gian, gió sương và sự vất vả bươn chải trong cuộc đờị Nguyễn Ngọc Tư còn rất tài tình trong việc xoáy sâu vào nỗi cô đơn của những con người trong tình yêu đơn phương. Đó là ông Chắn Vũ trong truyện Cuối mùa nhan sắc, vì nghệ thuật, mặt khác vì vẻ đẹp Ộđứng
tim người taỢ mà ông Chắn đi theo đoàn hát chăm sóc cận kề Đào Hồng. Thế nhưng đến già vẫn chỉ là tình yêu từ một phắa, không có sự đáp trả của Đào Hồng. Kết cục ông vẫn sống một mình trong sự cô đơn.
Nhìn chung những người nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đều có số phận buồn. Để cống hiến cho nghệ thuật, đi tìm cái đẹp thì họ phải đánh đổi tất cả: gia đình, người thân, cuộc sống no đủ, hạnh phúc... Khi đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc không khỏi xót xa khi chứng kiến những cảnh người mẹ có con mà không được làm mẹ, đứa con do mình sinh ra giờ đây gọi mẹ bằng chị. Chắnh hoàn cảnh buồn của bản thân đã làm họ cô đơn, cô đơn vì đơn độc, sống bên cạnh người mình yêu thương mà không được yêu, không dám thể hiện, không dám bày tỏ tâm tư tình cảm...Đằng sau mỗi cảnh đời, số phận cô đơn của người nghệ sĩ trên con đường đi tìm cái đẹp là sự thông cảm thấu hiểu, xót xa của nhà văn.