Nhân vật vượt lên hoàn cảnh số phận

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 78 - 83)

Ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư đi thẳng vào số phận của mỗi con người, đặc biệt những số phận con người ở vùng quê Nam Bộ với những hoàn cảnh khác nhaụ Song họ đều có một điểm chung đó là vượt lên hoàn cảnh số phận để mong tìm kiếm hạnh phúc vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Một mảnh đất quanh năm nắng gió, trời nước mênh mông, trước thực cảnh ấy, số kiếp của con người thấy nhỏ nhoi, bất định, trắc trở, sống cuộc sống nay đây mai đó lênh đênh phiêu bạt Ộdừng đâu là nhà, ngã đâu là giườngỢ. Chắnh đặc trưng văn hóa vùng sông nước Nam Bộ đã ngấm sâu vào tắnh cách của từng số phận con người nơi đâỵ Chất phiêu bạt Ộđịnh hìnhỢ trong con người họ, do đó nhà cửa không quan trọng đối với họ. Nhà văn Đoàn Bổng trong cuốn Đồng bằng sông Cửu Long đã chỉ rõ tập tắnh, lối sống của họ: ỘHọ không cần có nhà đẹp, vì xưa nay có ở đâu được lâụ Nhà cửa của họ là Ộnhà đạpỢ,Ộnhà đáỢ, dựng lên đó, ở lại đó nhưng nếu không chịu nổi áp bức thì lại đạp đi, đá đi đến chỗ khác mà ởỢ. Còn cung cách ăn mặc của họ thật đơn giản, vì họ chẳng cần ăn mặc sang, chỉ cần có gì ăn để sống đến ngày mai, họ nghĩ mình còn sống là còn có ngày maị Dù hoàn cảnh khắc nghiệt là thế nhưng mỗi số phận cảnh đời ấy họ luôn tự đấu tranh tìm kiếm cho mình một hướng đi, một tương lai sáng sủa hơn. Họ là những con người

có tắnh cách, bản lĩnh không khuất phục trước hiện thực tàn khốc. Họ lấy cái đẹp của tình người đối đãi với nhau, nhưng đôi khi chắnh sự thật thà sống có tình người ấy mà họ bị đồng loại của mình lợi dụng đối xử tệ bạc, hãm hại, lừa dối như: Nương, Điền (Cánh đồng bất tận), Hậu (Một trái tim khô), Tư Nhớ, Nga (Đau gì như thể), Tiên (Nửa mùa).

Dù là thế nào họ vẫn là chắnh mình, thể hiện bản chất của con người Nam Bộ can đảm, thật thà, hoàn cảnh có thế nào thì họ luôn luôn đấu tranh để vượt lên trên hoàn cảnh đó chứ không chùn bước. Trong Cánh đồng bất tận, hoàn cảnh và môi trường sinh hoạt chủ yếu của ba cha con Út Vũ là trên cánh đồng rộng lớn bất tận. Họ cùng đàn vịt lênh đênh từ đồng này tới đồng khác. Số phận của họ dường như đã gắn bó với những cánh đồng, với những chuyến di dờị Dù mưa gió, nắng cháy, nước ngập thì họ phải thắch nghi để sống, vượt lên hoàn cảnh. Những con người ấy họ sống cuộc sống phiêu bạt, du mục, xa cách với mọi ngườị Hoàn cảnh khắc nghiệt là thế, hai chị em Nương tự dạy dỗ cho nhau để sống tốt hơn khi không có sự săn sóc dạy bảo của người cha: ỘĐã nói là chị em chúng tôi phải tự học đủ thứ rồi mà. Những gì không biết chúng tôi thử. Những gì không biết, chúng tôi chất thành khối trong lòng. Nhiều khi thấu đáo được một điều nào đó, chúng tôi phải trả giá caoỢ [61,199-200]. Để tồn tại hai chị em Nương phải tự học tự đấu tranh để vượt lên thực tại tàn khốc: Ộ... Xưa rày cái gì không biết hai chị em cũng đã thử, đó là một cách tự học để sống. Chỉ có sự giao tiếp giữa thân xác là chúng tôi chưua từng trải quaỢ [61,211-212]. Thậm chắ cái ý nghĩ cũng rất mạnh mẽ, có như thế ta mới cảm nhận được nghị lực vượt lên của Nương giữa cuộc sống tàn khốc, bất nhân: ỘĐứa con gái thoáng nghĩ rớt nước mắt, trời ơi, có thể mình sẽ sinh con. Nhưng nó chấp nhận việc ấy, dù phũ phàng (với nó chấp nhận cũng là một thói quen).[61,213].

Còn ở Biển người mênh mông, số phận của nhân vật Phi khi sinh ra đã không có được tình yêu thương của ba má, sống với bà ngoại, khi bà ngoại mất, Phi sống một mình tự bươn chải trong đời để kiếm sống. Hay còn đó nhân vật ông Thàn, Diễm Thương trong Cải ơi, thoát khỏi làng quê yên bình nhưng nghèo đói quanh năm để ra đi đến một thành thị đô hội, mong cuộc sống tốt hơn thêm. Cũng vẫn là cuộc ra đi sống cuộc sống phiêu bạt nay đây mai đó của cô gái Câm trong truyện Gió lẻ, vì không muốn sống trong ngôi nhà sang trọng nhưng tẻ nhạt, nhuốm đầy nỗi buồn khi chứng kiến cảnh mẹ mình chết ra sao: ỘLưỡi trả lại cho cuộc đời, bởi người không chấp nhận sự vô dụng của nó, nói mà chẳng người ngheỢ [62,139]. Một cuộc ra đi để mong tìm được niềm vui trong những chuyến đị Thế nhưng kết thúc của cô lại quá bi kịch, khi cô trở thành con ma mà vẫn còn đặt câu hỏi: ỘSao người ta có thể đem chuyện giết nhau làm trò đùảỢ [62,172]. Bên cạnh nhân vật đấu tranh để vượt lên hoàn cảnh số phận khắc nghiệt còn có những nhân vật khác luôn khao khát tìm kiếm hạnh phúc, tìm kiếm cái đẹp. Hạnh phúc ấy không chỉ có ngoài đời thực mà nó còn có ở trên sân khấu nghệ thuật. Họ khao khát cháy bỏng về tình yêu, hạnh phúc gia đình. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói: ỘHạnh phúc là cái đắch mà ta luôn hướng tới khi trái tim ta không ngừng yêu và không ngừng khao khát để có được nóỢ. Dù hoàn cảnh vất vả thế nào thì họ không nề hà, ca than, họ xem nhẹ vật chất, tôn thờ vẻ đẹp của nghệ thuật, hi sinh cả cuộc đời vì nghệ thuật, bởi đấy là niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống như: Sỹ (Nữa mùa), Đào Hồng (Cuối mùa nhan sắc), Điệp (Chuyện của Điệp).... Họ đam mê với nghiệp cầm ca, mong được một lần thành danh, được đứng trên sân khấụ Họ có thể chấp nhận những mất mát về cả gia đình, bản thân, con cái và cả những hệ lụy đớn đau do nghề xướng ca ấy mang lạị Họ luôn luôn đứng giữa hai ranh giới: sân khấu và cuộc đờị Mãi đến cuối đời, khi sắp rời khỏi cõi trần gian, Đào Hồng (Cuối mùa nhan sắc) vẫn khát khao

một lần được lên sân khấu để hát, như hoàn tất nghiệp cầm ca của mình: ỘĐào Hồng hát đến lịm tiếng đị Bà ngồi trên sân khấu gục đầụ Cái gánh nặng tâm tư này, không mang nỗi nữa rồịỢ [61,97].

Dù cho cuộc đời có khốn khó khắc nghiệt đến đâu thì trong mỗi con người bé nhỏ ấy vẫn còn tồn tại những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng, là tình yêu thương giữa con người với con người, vượt lên hoàn cảnh khó khăn. Sự giúp đỡ nhỏ về vật chất lẫn tinh thần, sự quan tâm hết mực là động lực thúc đẩy con người vươn lên, trở lại chắnh mình như nhân vật Hậu (Một trái tim khô). Hậu quá đau đớn, tuyệt vọng khi gia đình tan vỡ, chồng thuê người giết mình, trái tim Hậu như chết đị Thế nhưng nhờ vào nghị lực của bản thân đồng thời sự giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau giữa Nhâm và Hậu để vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt, khao khát tìm hạnh phúc luôn luôn thường trực trong họ. Còn trong truyện Rượu trắng cho thấy khao khát cháy bỏng về tình yêu hạnh phúc của hai bà cháu, mong muốn luôn luôn được yêu thương che chở, một khát khao đẹp đẽ. Sống trong hoàn cảnh đơn côi, hai bà cháu dựa vào nhau để sống bằng nghề nấu rượu và rồi mong tìm được niềm vui hạnh phúc sau mỗi lần uống rượu say: ỘNhững chiều cuối tuần bà ngoại mới say thật, không có lắ do để uống cầm chừng, mai không cần phải dậy sớm nấu cơm, mà nếu say thì bước chục bước là tới giường (...). Nhưng rốt cuộc nó không ngăn được bà ngoại thấm rượu ngủ mê muội, say đến nỗi không hay chú Biền ngật ngừ bước vô phòng lần mở áo và âu yếm ngực bàỢ [64,167- 168], hay khát khao của Bé: Ộ... Câu đó được bé coi như tắn hiệu đã gửi đi nên giờ nó nằm chờ. Cửa chái sau đang mở. Và bé đang say không biết trời trăng gì như mẹ nó ngày xưa và như người ta tưởng vậỵ Mãi khuya mới nghe Việt xô ghế đứng lên, nói thôi về,...Ợ [64,177]. Và câu nói kết thúc truyện cho thấy hi vọng vào tương lai của nhân vật Bé, đồng thời không đầu hàng trước

hòa cảnh thực tại phũ phàng: Ộ...Bé chặt dây võng nói mình đi khỏi chỗ này ngoại ơi, ở đây không ai thấy hai bà cháu mình đẹp...Ợ [64,178].

Vẫn còn đó cô bé Nga (Thương quá rau răm) quên đi bản thân mình sống ở vùng heo hút ở mãi tận Mút Cà Tha để yêu, để mong kiếm tìm hạnh phúc cho mình, dù là nhỏ nhoi, bấp bênh, niềm mong ước giản dị ấy thật đẹp, thật trong sáng của cô gái mười tám đôi mươi: ỘLúc ấy thì nói ắt thẹn thò nhưng ở lại lâu dọn dẹp, lăng xăng, quét trên quét dưới, bắc nồi cơm lên bếp, làm cá nấu canh chua trái giác, sung sướng thấy mình bận rộn giống hệt mấy nhỏ bạn mới lấy chồngỢ [61, 22].

Ngòi bút của nhà văn còn đề cập đến ước mơ, khát khao của những tâm hồn trẻ thơ, chúng ước mơ có một gia đình hạnh phúc, tình yêu thương quan tâm của bố mẹ. Thế nhưng mong ước ấy không phải lúc nào cũng trở thành hiện thực. Thằng Sói trong truyện Ấu thơ tươi đẹp, sống cảnh cha mẹ xa lìa nhau, tâm hồn trẻ thơ bị tì vết khi tháng này ở với mẹ, tháng sau ở với bố, bi kịch mà nó phải lĩnh nhận từ sự đổ vỡ của người lớn. Đằng sau đó là niềm mong mỏi khát khao về một gia đình hạnh phúc và cuối cùng Sói quyết định xuống một ga lẻ bỏ đi, mặc người cha khốn khổ tìm kiếm trong hoảng loạn đau đớn. Nó thương cha lắm nhưng mà việc làm của cha nó, nó không san sẻ được.

Hạnh phúc, tình yêu thương trong cuộc sống là đắch để cho các nhân vật luôn hướng tới tìm kiếm, mong sao chân lắ ấy được truyền mãi tới thế hệ mai saụ Không có sự thù hận, không có chia lìa mà chỉ có yêu thương, săn sóc, gia đình hoàn thiện, không thể có những cảnh đời cô độc bơ vơ lạc lõng, mồ côi trong Ộhoang hoải chán chườngỢ. Qua đây, Nguyễn Ngọc Tư muốn gián tiếp gửi tới người đọc sự nhìn nhận về cuộc sống: dù cuộc sống có vất vả gian lao đến đâu thì phải biết khống chế nó, vượt lên trên những bi kịch của cuộc đời để nắm lấy tình yêu hạnh phúc trong taỵ Vì gia đình là bến đỗ bình yên và là nơi cho ta cảm nhận được hơi ấm của tình yêu thương, che chở đùm bọc.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 78 - 83)