Từ trước đến nay, tình yêu là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn nhà thơ. Song mỗi thời mỗi khác và mỗi thời có cách thể hiện riêng. Carver- tác giả của truyện ngắn: Chúng ta nói gì khi bàn về tình yêu đã nhận thức rõ bản chất, quy luật cũng như chân lắ của tình yêu: Tình yêu là nỗi đắm say cuồng nhiệt, nhưng trong thời hậu hiện đại, độ trường tồn của tình yêu ngắn ngủi hơn bao giờ hết. Người ta yêu nhau, cưới nhau rồi li hôn... đó cũng là những nguyên nhân xảy ra bi kịch.
Nguyễn Ngọc Tư cũng như bao nhà văn cùng thời khác, viết về tình yêu đôi lứa, cuộc sống gia đình song ta nhận thấy ở Nguyễn Ngọc Tư có cách thức thể hiện riêng. Ở giai đoạn đầu chị kể về những mối tình của người trẻ tuổi nhưng lại không đề cập đến vấn đề xã hội nào, nếu có cũng chỉ mờ mờ thoáng quạ Nhưng về sau, sau những câu chuyện tình yêu bao giờ cũng ẩn chứa những triết lắ sâu sắc, có khi trực tiếp chỉa thẳng ngòi bút vào những vấn
đề xã hội, sự mâu thuẫn giữa lương tâm và trách nhiệm, khát vọng hạnh phúc và hiện thực cay đắng, giữa cảm thức về tinh thần và vật chất, giữa nhận thức ấu trĩ và cuộc sống đói nghèọ..
Dù ở khắa cạnh nào ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư cũng bộc lộ được bản lĩnh, phong cách của mình. Chị không chùn bước trước những thực tại gai góc mà trong hoàn cảnh càng khó khăn phức tạp bao nhiêu thì ý thức cầm bút của chị càng quyết liệt, dữ dội bấy nhiêụ Chị không né tránh, không tự xây vỏ bọc riêng cho mình, chị lĩnh hội tất thảy để rồi giải quyết từng vấn đề bằng một trái tim nhân hậu yêu thương. Dù trong truyện của chị có truyện kết thúc có hậu, mở ra tương lai mới nhưng có truyện lại kết thúc trong bi kịch....Nhưng ở loại kết thúc nào thì chị vẫn mong muốn có quan niệm sống tốt đẹp hơn trong một xã hội mà: Người yêu người sống để yêu nhau, chứ không chỉ có những đau đớn, quằn quại day dứt lương tâm.
Nguyễn Ngọc Tư đã viết và viết rất nhiều về chủ đề muôn thuở của nhân loại: đó là nhưng mối tình già, mối tình tay ba, những mối tình trẻ tuổị..tất cả đều lở dở ngang trái, oái oăm nhưng hội tụ trong mỗi câu chuyện buồn ấy là sự nhớ thương khôn nguôi, đề cao lối sống cầu toàn sao cho trọn nghĩa vẹn tình. Những câu chuyện tình ấy như những bài ca cải lương rất hay nhưng cũng rất buồn, có phần thi vị lãng mạn giống như những câu chuyện tình yêu trong ca daọ Họ sống cũng hết mình và yêu cũng hết mình, tình yêu chân thành đằm thắm không vụ lợi, hi sinh tất cả cho người mình yêu và dù hoàn cảnh có bi đát thế nào thì tình yêu ấy vẫn được giữ gìn trọn vẹn trong tâm tưởng. Đó là sự bất cập về địa giới giữa nông thôn và thành thị để rồi đem lại nỗi buồn đau nuối tiếc cho Nga (Thương quá rau răm), hay sự cấm cản của gia đình, nghèo đói không có tiền cưới hỏi đành phải chia tay (Hiu hiu gió bấc, Huệ lấy chồng...), là những câu chuyện tình già đầy cảm động (Cuối mùa nhan sắc). Ngoài những mối tình kết thúc có hậu ra thì có những mối tình vì lắ
do này khác mà không thành. Cảm nhận về những câu chuyện tình trong văn Nguyễn Ngọc Tư thật buồn, vừa mang phong vị lãng mạn của ca dao vừa mang âm hưởng của cái Ộrầu vô tậnỢ.
Khi đề cập đến tình yêu của những người trẻ tuổi, Nguyễn Ngọc Tư vừa ca ngợi mối tình đẹp đẽ, chân thành say đắm nhưng lại chịu cảnh tan vỡ, đôi ngã chia phôị Vì người mình yêu mà họ sống cảnh Ộduyên phận so leỢ, chấp nhận mọi bi kịch khổ đau về mình. Hiện thực khắc nghiệt, cái đói cái nghèo, sự ân nghĩa lắ do cản trở tình yêu giữa anh Hết với chị Hoàị Vì nợ ân tình lúc còn nhỏ mà anh phải hi sinh tình yêu của mình để giữ trọn đạo đức làm ngườị Gia cảnh anh quá nghèo Ộthân sơ thất sở không cục đất chọi chimỢ, nghèo thế, công việc lại không ổn định sao đủ để đưa lại cho chị Hoài một cuộc sống ấm no như mẹ chị mong muốn. Đành thế anh chia tay chị Hoài bằng cách sống Ộbê thaỢ, đam mê cờ tướng: ỘAnh hay na bộ cờ ra ngồi mấy gốc cây bên vệ đường để tìm đối thủỢ [61,31-32], vì anh biết chị dành tình cảm nhiều cho mình. Chia tay, anh Hết cũng đau khổ khi phải sống cảnh giả vờ, không thật với lòng mình. Còn đau đớn nào hơn khi yêu nhau mà không đến được với nhau, không sống cùng nhaụ Khi gặp chị Hoài lần cuối, ngoài vẻ lạnh lùng Ộkhông ngước lênỢ, nhưng sau đó: Ộđi một đoạn, nghe đám con nắt rộ lên anh Hết, sao mà khóc vậỵ Đâu có. Có mà, nước mắt anh rớt lên con tướng này nè, đó, nó ướt nhẹp thấy chưạ Hết cười lớn, nói lớn; ỘỪ, tại tao thương con chốt. Qua sông là không mong vềỢ [61,33]. Dù đã lấy chồng nhưng chị vẫn không nguôi nghĩ về anh Hết, nên bị chồng đánh đập. Trước thực cảnh ấy anh Hết đau lòng, dù người yêu đã lấy chồng nhưng tình yêu trong sáng của anh vẫn mong muốn người mình yêu được hạnh phúc. Anh nói: ỘHoài ơi! Em hạnh phúc. Tôi mừng. Hoài cứ như vầy chắc tôi bỏ xứỢ. Cái đói cái nghèo lại một lần nữa gián tiếp cách ly tình yêu giữa Huệ và Thi trong Huệ lấy chồng.
con gái trưởng phòng giáo dục huyện khi anh bị ỘgàiỢ vào đời sống vợ chồng không tình yêụ Đồng lương ắt ỏi của Thi (một giáo viên vùng quê nghèo) biết bao giờ đủ, để cưới Huệ về làm vợ: Ộnhà Thi đã nghèo mà anh em lại đông, má Thi giao, đưa nào đứa nấy làm để cưới vợ riêng. Lương Thi thì ắt lắm, dư giả bao nhiêuỢ. Vì thế, Thi đã xin chuyển ra trường huyện dạy học với mong muốn có đồng lương dư giả hơn: Ộ...Thi xin đổi ra Rạch Ráng dạy trường huyện. Thi tắnh, ra ngoài ấy Thi dạy thêm giờ (...) để không bao lâu nữa đủ tiền lễ để cưới HuệỢ [61, 43-44]. Đâu ngờ Huệ và Thi phải chia xa mãi mãi, họ không còn có cơ hội trở lại với nhaụ Buồn đau trước sự phản bội của Thi, Huệ quyết định lấy chồng, nhưng Huệ làm sao biết được tình cảm của Thi cũng rất sâu nặng. Bi kịch của những đôi trai gái yêu nhau mà không đến được với nhau để rồi cuối cùng phải xa nhau: đau buồn, tủi khổ. Những con đường dẫn đến bi kịch ấy là sự nhận thức lạc hậu ấu trĩ của người dân Nam Bộ do đói nghèo đem lại, cuộc sống nay đây mai đó, trôi nổi chênh vênh.
Nguyễn Ngọc Tư không chỉ có tài trong việc miêu tả bi kịch tình yêu đôi lứa chia lìa đau khổ, thấm đẫm nước mắt mà còn sâu sắc tinh tế trong việc miêu tả những nỗi xót xa, cay đắng, day dứt của những mối tình già, già đến nỗi Ộcuối mùa nhan sắcỢ. Đối với chị, ranh giới tuổi tác, khoảng cách trong těnh yęu chỉ lŕ việc nhỏ. Điều quan trọng là lòng chân thành, vị tha trong tình yêụ Song những điểm đó ở con người Nam Bộ có đủ. Khi yêu họ đã yêu rất chân thành, yêu hết mình, hi sinh tất cả cho người mình yêu mà không mong sự đáp trả, yêu mãi đến già vẫn còn yêụ Khi miêu tả tình yêu tuổi già, ngòi bút của chị nhẹ nhàng tình cảm, nhưng ẩn sâu đằng sau lớp vỏ nhẹ nhàng ấy là một tình yêu dữ dội, vĩnh cửu, son sắt, truyện Cuối mùa nhan sắc: câu chuyện kể về tình yêu của ông Chắn Vũ dành cho Đào Hồng một tình yêu đằm thắm chân thành và cũng đầy xúc động. Ông đã yêu Đào Hồng từ thuở tóc còn xanh, cho đến tận tuổi già tóc bạc (Cuối mùa nhan sắc): ỘÔng đã
cùng Đào Hồng đi qua những năm tháng cơ cực, đắng cayỢ [61, 90]. Tình yêu ấy xuất phát từ cái nhìn đầu tiên đã hút hồn người đàn ông trẻ đẹp, giàu có: ỘNgười đâu mà đẹp quá chừng, đẹp tới đứng tim người taỢ [61,89]. Để từ đó, ông Chắn Vũ từ bỏ cuộc sống của một công tử Bạc Liêu giàu có đi theo đoàn hát làm chân sai vặt để mong luôn được ở bên cạnh Đào Hồng: Ộmiễn là ngày nào cũng được nhìn thấy Đào Hồng đi ra đi vô, Đào Hồng hátỢ. Cho đến khi Đào Hồng đau ốm, xa lìa cõi trần và xa ông mãi mãi thì tình yêu của ông dành cho bà vẫn thế, chân thành, tận tâm. Cái bi kịch của câu chuyện nó nằm ở chổ, đến cuối đời Chắn Vũ vẫn không nhận được tình yêu nơi bà. Cả đời theo đuổi tình yêu chấp nhận mất tất cả, nhận lấy những đau khổ vất vả về mình để mong sao người mình yêu được hạnh phúc, vui vẻ. Làm được thế đó cũng là một sự đền đáp trong tình yêụ Có lẽ quan niệm của Chắn Vũ là thế. Vì thế câu chuyện kết thúc tuy có bi kịch nhưng lại lấp lánh ánh sáng nhân văn lớn. Ở đời có được có mất, bao giờ nó cũng có hai mặt. Con người cũng thế, bản tắnh tốt đẹp được phát huy: hi sinh, cống hiến, quan tâm, săn sóc của tình đồng loại, đồng cảnh. Thế nhưng ở đời sự hi sinh ấy lại là bi kịch cho chắnh mình. Nhân vật của ông Hai trong truyện Cái nhìn khắc khoải, đã cưu mang thương người cùng cảnh khi: Ộthấy chị ôm cái áo người cũ ngồi khócỢ. Trước cảnh ấy ông cố gắng tìm chồng cho chị. Một mặt mong chị được đoàn tụ hạnh phúc, mặt khác lại không muốn thế, nhưng sự hi sinh, chấp nhận những thiệt thòi đau khổ về mình là vấn đề tiêu biểu được lặp đi lặp lại nhiều lần trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Ánh sáng nhân văn trong bi kịch ấy vẫn còn lấp lánh tiếp trong truyện Mối tình năm cũ, đó là lòng nhân ái, sự vị tha, tôn trọng đã song hành cùng tình yêu của ông Mườị Vượt lên trên hoàn cảnh khi ngày ngày chứng kiến cảnh: Ộvợ cầm xấp thư ở góc nhà, ngồi khóc lặngỢ [61, 77] khi vợ nhớ tới người chồng liệt
sĩ. Chỉ mong: Ộtìm lại nụ cười nhẹ nhõm, đậu trên khuôn mặt nhẹ nhõm, vô tư lự như những ngày dì Thấm mới mười tám, hai mươiỢ [61, 77].
Tình yêu trộn lẫn với sự hối hận theo đuổi con người suốt cả cuộc đờị Tình yêu ngọt ngào, gia đình hạnh phúc, thế nhưng chỉ vì không chịu được khó khăn vất vả cảnh lênh đênh sông nước chật vật, ông đã lên bờ bỏ lại người vợ phắa sau với chiếc ghe, dòng sông bốn bề sóng nước ở trong truyện
Dòng nhớ: Ộ...người ta vẫn còn nhớ, vẫn còn cắm sào trước bến nhớ ba tôi, vậy mà bảo ba tôi quên cái rụp thì làm sao quên đượcỢ [61,126]. Cho đến khi già hình dáng ánh mắt ấy vẫn đăm đăm nhìn về xa xa trên mặt sông, mong tìm lại con thuyền bóng hình người vợ xưa: ỘRồi ông lần ra bến đứng dưới mắm già ngày xưa ông trồng để giữ đất cho khỏi lỡ, để mặc cho mấy cái hoa nắng vàng xơ rơ đậu xuống cái đầu húi cua, bạc trắng của mình, ông già tha thiết nhìn ra sôngỢ [61, 123]. Gần kết thúc cuộc đời song trong ông vẫn không nguôi hi vọng, kiếm tìm chờ đợi trong sự tiếc nuối về sự dở dang trong tình yêụ Đau đớn day dứt lương tâm cho đến già không chỉ riêng ông mà cho cả người mà ông đang trông ngóng kiếm tìm và ngay cả vợ hiện tại của ông nữa: Ộđàn bà mình sao khổ vậyỢ. Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư đã thâu tóm hết tất cả những diễn biến cảm xúc của con người, nếu không có một con mắt tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm thì ắt sẽ không thể hiện được những khoảnh khắc đầy xúc động đến thế.
Qua những câu chuyện ấy, nhà văn đã đề cao tình yêu thương, sự hi sinh cao cả, chấp nhận khổ đau để mong mang lại hạnh phúc cho người mình yêu thương, những nhân vật như: ông Chắn Vũ, ông Mười, ông Haị...Hạnh phúc trong tầm tay nhưng cũng rất mong manh dễ tuột mất, đó vừa là do hoàn cảnh lại vừa do sự đẩy đưa của số phận. Niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống sẽ không còn nếu như bản thân không thể bảo vệ, cũng như sẻ chia những
ngọt bùi cay đắng cùng người mình yêu hết chặng đường đời, để rồi lương tâm luôn luôn sống trong cảnh day dứt khổ đau, nuối tiếc.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng nói rất nhiều về tình yêu đơn phương, sự rượt đuổi trong tình yêu: Tôi yêu anh- anh yêu người khác. Bi kịch tình cảm ấy làm cho con người héo hon tuyệt vọng, mà những đối tượng sống trong cảnh ấy đa phần là những người phụ nữ Nam Bộ chân chất, giản dị, thật thà. Khi yêu họ yêu say đắm, nhưng lại rụt rè e thẹn chẳng dám thổ lộ lòng mình. Họ cũng hi sinh tất cả cho người mình yêu không chút đắn đo, mưu cầu toan tắnh. Những người yêu đơn phương ấy có khi được gọi bằng tên cụ thể như: là Hảo (Hiu hiu gió bấc), Xuyến (Duyên phận so le), Nga (Thương quá rau răm), San (Tình thầm), Dì Thu Lý (Chiều vắng), Út Nhỏ, Tứ Phương (Nhà cổ)....Có khi lại không mang một tên nào cả: là cô, là em, là tôị... Tất cả chúng ta nhận thấy một điều tình yêu đơn phương tuy trong sáng song cũng thật buồn, buồn tê tái cõi lòng, âm thầm yêu âm thầm cống hiến, sẻ chia, giúp đỡ...nhưng lại thật mãnh liệt cháy bỏng. Dù sống trong thắc thỏm đợi chờ, thế nhưng chị Hảo (Hiu hiu gió bấc) vẫn kiểm soát được con tim mình. Mỗi lần anh qua quán chị mua hàng và được nhìn thấy anh hàng ngày: ỘChị lấy cớ bán thật rề rà và để nhìn anh lâu hơn nữạ...Nhìn vậy thôi chớ không nói gì hết: Con trâu không nói sao cái cọc nói đượcỢ...Ợ [63, 28]. Chị Hảo chờ đợi mong ngóng một ngày anh sẽ quên người cũ và yêu chị: ỘThêm một mùa gió bấc nữa, chị Hảo vẫn chưa lấy chồng. Ai lại cũng hỏi, chị chờ ai vậy cà. Chị bảo chờ người ta xức dầu Nhị Thiên đường của chị mà hết đau, chờ người ta đánh cờ mà trong tâm Ộviễn li điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bànỢ, chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sôngỢ [63, 36]. Chị đã yêu như thế đấy, yêu và chờ đợi hết mình, trải qua bao mùa gió bấc, tuổi xuân qua đi thế nhưng chị vẫn chưa nhận được tình yêu từ anh Hết. Hay trong Thương quá rau răm, Nga là một cô gái sống mãi tận Mút Cà Thà yêu bác sĩ Văn với tình yêu
trong sáng thơ ngây: sự e ấp, đợi chờ, săn sóc của cô tạo nên vẻ đẹp rất riêng của người thiếu nữ quê mùạ Suy nghĩ của cô rất đơn giản, yêu và được săn sóc người mình yêu là một niềm vui, niềm hạnh phúc: Ộ...lúc mang khoai lúc chạy lăng xăng quét dọn nấu nướngỢ, sự bận rộn đó đối với Nga quả giống mấy đứa bạn mới lấy chồng: Ộlúc đầu thì ắt nói, thẹn thò nhưng ở lại lâu, dọn dẹp lăng xăng, quét trên quét dưới, bắc nồi cơm lên bếp, làm cá nấu canh chua trái giác, sung sướng thấy mình bận rộn giống hệt mấy nhỏ bạn mới lấy chồngỢ [61, 22]. Sự ra đi của bác sĩ Văn đã để lại sự trông ngóng mệt mỏi, tuyệt vọng của Nga: ỘCái bóng nhỏ nhoi của đứa con gái đang tuyệt vọng đứng ngóng chờ dưới bến...Ợ [61, 25].
Những câu chuyện buồn e ấp kắn đáo, câm lặng còn được Nguyễn Ngọc Tư thể hiện rất sâu sắc cảm động, nhìn bề ngoài dửng dưng tưởng như không có gì nhưng đằng sau đó là nỗi đau, là bi kịch, những cơn sóng của tình yêu cuộn trào liên tục, yêu nhiều đó nhưng chẳng dám thổ lộ thật lòng mình như: