Trong cuộc đời của mỗi người luôn tiềm ẩn khát khao cháy bỏng về sự vươn lên và hoàn thiện chắnh mình. Do đó họ phấn đấu vượt qua rào cản phức tạp từ thực tế đời sống. Thế nhưng cuộc đời có khi không đáp ứng yêu cầu mong mỏi, càng cố gắng càng rơi vào trạng thái bi kịch, bi kịch tinh thần ấy ăn mòn trong mỗi người cho đến hết đờị Đấy chắnh là nỗi cô đơn. Quả đúng như ỊỤM.Lotman quan niệm: Khi anh đi trên con đường này đồng thời anh đã đánh mất những con đường khác. Bị đóng khung trong những giới hạn, con người luôn khát khao vượt quạ Nhưng con người là thực thể phức tạp, đầy bắ ẩn, mỗi người lại ở trong những giới hạn khác nhau, nên khao khát của họ rất khác nhaụ Con đường vươn tới sự hoàn hảo của mỗi người bởi vậy không giống aị Vì thế mà con người cô đơn.
Nỗi cô đơn của con người không có giới hạn nhất định nào cả, nó khác ở nhân vật bi kịch ở chổ: bi kịch là nỗi đau diễn ra nhất thời, tâm trạng con người sống trong đau khổ, day dứt, trăn trở lo âu về hiện thực đã và đang diễn
rạ Còn cô đơn cũng là bi kịch nhưng nó lại đeo bám dai dẳng con người đến suốt đờị Không phải khi rơi vào hoàn cảnh đau khổ bi kịch con người mới cảm nhận được nỗi cô đơn. Mà có khi giữa phố thị đông đúc con người vẫn cảm nhận được nỗi cô đơn: ỘNgày ngày kẹt giữa đám đông, chen chúc trên những con đường đông nghịt người, nhiều khi tôi giật mình, trời ơi, họ kia, đồng loại mình kia, sao mình lại cô đơn đến rã rờị..Ợ [61,98]. Cô đơn là một cảm hứng đã hình thành trong văn học Việt Nam đặc biệt nổi trội nhất ở giai đoạn văn học lãng mạn những năm đầu thế kỉ XX. Khi người nghệ sĩ không tìm được chỗ đứng cho mình trong xã hội nhố nhăng, nhũng nhiễu, bởi họ đã tách mình ra khỏi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Họ càng cố thoát ly bao nhiêu lại càng thấy cô đơn bấy nhiêu, bởi đó là tất yếu, do đó họ gửi gắm tất cả những tâm sự, những lời than vãn vào trong trang văn, trang thơ:
Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỉ Một đời người u uất nỗi chơ vơ
(Vũ Hoàng Chương)
Họ tự xây cho mình một ốc đảo riêng với một cái tôi cô đơn đến cùng cực. Còn sang thế kỉ XXI lại khác, cảm giác cô đơn đến với họ không phải họ muốn tách mình ra khỏi cộng đồng mà trái lại muốn hòa nhập vào cộng đồng xã hội nhưng vẫn không thể chen nổi, không tìm được tiếng nói chung, cảm thông của đồng loạị Họ cô đơn vì không biết chăm sóc đến đời sống tinh thần, chỉ mãi lo kiếm tìm giá trị vật chất như: Đất màu
(Ma Văn Kháng), cô đơn của bản thân và nhịp điệu sống đơn điệu, tẻ nhạt rời rạc của xã hội trong Đi bộ và chạy (Trần Đức Tiến), cô đơn bởi thân phận xa xứ kiếm ăn Trở về (Thùy Linh), cô đơn vì mình đang sống cuộc đời vô vị, nhạt nhẽo Ông Hàn (Nguyễn Phan Hách).
Trong cô đơn đau khổ tột cùng nhất con người ta có thể xuất thần viết nên những trang văn đầy xúc động lòng ngườị Với cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư
cũng vậy ỘLà phụ nữ, dễ nuôi cô đơn để viếtỢ. Đó là một ưu điểm trong nghiệp cầm bút của mình. Bởi chị sống trong thế kỉ 21, một thế kỉ đề cao lối sống tự do cá nhân hơn bao giờ hết, cũng chắnh vì thế mà con người dễ rơi vào cô đơn. Chưa thấy văn học giai đoạn nào như giai đoạn này nhân vật cô đơn được thể hiện nhiều đến thế. Cô đơn đã ngấm sâu vào chắnh tác giả để từ đó trên mỗi trang văn hiện diện những số phận nhân vật cô đơn, nó trở thành ám ảnh, nhức nhối có sức khêu gợi lớn trong tâm trắ người đọc. Đối với Nguyễn Ngọc Tư, cô đơn chắnh là tắnh tất yếu trong nghiệp cầm bút của mình, là định mệnh không gì thay đổi được và đấy cũng chắnh là bi kịch trong con đường sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Dẫn theo tác giả Lê Thị Thái Hòa ta thấy được suy nghĩ của Nguyễn Ngọc Tư: ỘTrong cõi văn chương, tôi là đứa cực kì cô đơn. Nên tôi rất dễ dàng để nhân vật của mình sống trong cô đơn tận cùng. Trong hoang hoải chán chường. Tôi, cũng như những con người trong Cánh đồng bất tận, sống giữa nhiều người, sống giữa cộng đồng, sống giữa biển người nhưng có cảm giác như bị bỏ rơị..Ợ [24]. Sự nhận thức về cô đơn của chị thật chi tiết cụ thể: Ộkhông biết cô đơn có bao nhiêu dạng nhưng tôi đếm được mình có 4 dạng rồị Đường nào về cũng cô đơnỢ. Từ sự trải nghiệm của chắnh bản thân nên khi viết về nhân vật cô đơn, chị viết một cách chân thực, đôi khi cô đơn của nhân vật như không còn là sự hư cấu nữa mà đó là cô đơn thật của chắnh tác giả.
Hầu hết kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chiếm số lượng khá lớn, dù là người nông dân hay nghệ sĩ, là thanh niên hay người già, là nam hay nữ thì đều mang trong mình nỗi buồn cô đơn. Mọi ngã rẽ trong cuộc đời họ đều cô đơn: dù là đi tìm kiếm cái đẹp, tìm kiếm hạnh phúc giữa biển người mênh mông, hay trong chắnh gia đình.... Nguyễn Ngọc Tư có tài năng đặc biệt khi miêu tả nỗi cô đơn của những con người nhỏ bé trong xã hội, những con người lao động nghèo khổ. Chị đã miêu tả nỗi cô đơn ấy bằng những câu văn chân thực xúc động và cũng đầy chua xót.