Cô đơn của con người giữa Ộbiển người mênh môngỢ

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 73 - 78)

Từ trước tới nay: ỘChưa có giai đoạn nào trong văn học những biểu trung của nỗi cô đơn trong đời người xuất hiện nhiều như giai đoạn nàỵ Nỗi cô đơn gắn với những hình tượng đầy sức liên tưởng...Nhìn đâu cũng thấy nỗi cô đơn ám ảnh, hành hạỢ [67]. Quả đúng như thế vì xã hội càng hiện đại thì sự Ộlệch phaỢ trong đời sống tinh thần của con người là rất lớn. Họ khao khát sự dung hợp, hòa nhập nhưng khi đã tách ra khỏi các quan hệ ấy thì hệ quả tất yếu là mang trong mình cảm giác cô đơn. Cô đơn là một phạm trù thuộc lĩnh vực tinh thần, là cái không thể sờ thấy, nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận thấỵ Sự trống trải, thiếu vắng sống giữa mọi người mà chỉ thấy một mình trơ trọi, cô đơn vì sự khao khát dung hòa, một cuộc sống bình thường, thế nhưng không thể. Nỗi cô đơn ấy tồn tại mãi trong con người một cách lặng lẽ, ám ảnh, day dứt làm cho lương tâm người ta không sống yên ổn trong một mái ấm gia đình. Những khoảng lặng, khoảng trống

ấy đã khiến họ bế tắc và tạo ra một rào cản lớn. Nỗi cô đơn này như một sản phẩm tất yếu của đời sống thực tại, khi xã hội luôn không ngừng vận động biến đổi, hình thành nhiều mối quan hệ, sự đối đãi tàn nhẫn giữa con người với con người ngày càng phức tạp hơn.

Ngòi bút nhà văn luôn nhạy bén, tinh tế sâu sắc khi viết về đời sống hiện đạị Có lẽ vì thế mà trong mỗi trang văn của chị, người đọc ám ảnh mãi về sự cô đơn của con người khi sống giữa mọi người mà vẫn thấy cô đơn. Bởi vì chị: ỘLà phụ nữ dễ nuôi cô đơn để viếtỢ. Vì thế mà khi đọc ỘDòng nhớỢ, luôn bị ám ảnh bởi cảnh: ỘBa tôi chống cây gậy khật khừng lang thang xuống bếnỢ (...) ông già tha thiết nhìn ra sông. Chỉ vậy thôi rồi khật khừng quay lên, cái chân trái yếu ớt như tựa hẳn vô cây gậy,cứ mỗi lần chân bước đầu gậy lại xoáy sâu vô đất một lỗ trònỢ. [61,124]. Và ỘCái lỗ sâu ấy xoáy mãi trong lòng ba tôi, một nỗi cô đơn khủng khiếp đeo bám mãi trong một kiếp ngườiỢ [61,126].

Hay trong ỘĐau gì như thểỢ còn đau đớn nào hơn khi đồng loại đối xử với nhau quá tàn nhẫn, cay độc: ỘTiếng kêu nghe thấu tới trời, sao đồng loài không học cách hiểu nhauỢ [63,126]. Còn ông Chắn Vũ trong ỘCuối mùa nhan sắcỢ than: ỘMình làm gì tới từng nay tuổi mà không hiểu được nhaụ Hồng ơi là HồngỢ [61,93].

Khao khát một sự sẻ chia thấu hiểu thế nhưng thật khó, nỗi niềm ấy đâu dễ nói rạ Vì thế không ai có thể sẻ chia cùng Xuyến (Duyên phận so le), Hậu (Một trái tim khô), Út Nhỏ (Nhà cổ)...Các nhân vật chỉ im lặng chấp nhận chịu đựng, nhận lấy cô đơn về mình. Vì thế dù có mang tâm trạng cô đơn nhưng các nhân vật ấy mang lớp vỏ bọc bên ngoài dửng dưng, tỉnh queo, lạnh lùng, gan lì. Chẳng hạn như: Anh Hết, chị Hoài (Hiu hiu gió bấc), Diễm Thương (Cải ơi), Xuyến (Duyên phận so le), Huệ (Huệ lấy chồng). Khác hẳn với các nhân vật mang đầy nhục cảm như trong truyện của Đỗ

Hoàng Diệu, Lê Kiều Như... Vẫn còn đó những nhân vật nổi trôi lưu lạc cô đơn trong cuộc đời, một chuyến ra đi hay một trạm dừng chân đều mang trong mình nỗi buồn cô đơn, cô đơn ấy không chỉ tồn tại nhất thời trong con người mà nó ngấm sâu tồn tại mãi suốt cả cuộc đời còn lại cả kiếp ngườị Có lẽ vì thế mà trong ỘCái nhìn khắc khoảiỢ, người đọc còn ấn tượng mãi: ỘHình như...trong mắt ông già nầy có nước, mầy ơi!Ợ. Cả cuộc đời trôi nổi, cô đơn, sống bằng nghề nuôi vịt, sống với những cánh đồng mênh mông, gió và nước, cô đơn... lấy vịt làm bầu bạn, vì thế nên ông hiểu được tiếng loài vật, những phản ứng, cảm xúc của con Cộc.

Hay trong ỘCánh đồng bất tậnỢ đề cập đến cả một Ộgia đình cô đơnỢ làm nghề nuôi vịt chạy đồng, cũng sống cảnh lênh đênh lưu lạc. Ba con người trong một gia đình có ba suy nghĩ khác nhau và đều mang tâm trạng cô đơn, một tình yêu tâm tư riêng mà không thể sẻ chia cùng nhaụ Đọng lại trong người cha chỉ là sự hận thù vì vợ ngoại tình theo trai, cuối cùng lòng hận thù ấy lại được trút lên người đàn bà khác và cứ thế tiếp diễn. Chỉ có Nương và Điền sống cuộc sống thiếu tình thương sự quan tâm săn sóc, sống trong cô độc xa lạ với tất cả mọi thứ xung quanh mình. Chúng trở thành những kẻ cô độc của loài người và hơn thế chúng sống lạc lõng ngay chắnh trong gia đình mình bên cạnh người cha của mình. Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện được kể theo nhân vật thứ nhất xưng ỘtôiỢ nhưng đằng sau đó như những lời kêu gào thảm thiết của kiếp ngườị

Sống trong xã hội hiện đại thế nhưng vẫn còn đó những tiếng kêu đòi quyền sống, quyền làm người và cả một câu hỏi nhức nhối mãi: sống để làm gì? của những tâm hồn trẻ thơ trong trắng: hậu quả của những gia đình trong cuộc sống hiện đạị Sống phải có ý nghĩa, sống sao cho ra sống đó cũng là chân lý chủ đạo của nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm. Vì thế trong truyện có câu rất quen thuộc: Tưởng sống khó chứ chết đi thì dễ ợt.

Lại một lần nữa ta lại bắt gặp sự cô đơn thiếu vắng tình thương của những đứa trẻ hứng chịu những bi kịch gia đình do sự vô trách nhiệm của những bậc làm cha làm mẹ như: Gió lẻ, Khói trời lộng lẫy, Ấu thơ tươi đẹp...

Trong ỘGió lẻỢ những thân phận lạc loài khổ đau khiến người đọc không khỏi chạnh lòng. Đứa bé chứng kiến cảnh cha gián tiếp giết mẹ mà bỏ nhà ra đi, sống trong câm lặng, tạo ốc đảo riêng cho mình và dần dần quên đi tiếng ngườị Còn trong ỘKhói trời lộng lẫyỢ có độ dài hơn 16000 chữ là sự đan xen giữa miền kắ ức và thực tại, mơ ước của một cô gái tên Dị Bỏ lại sau lưng thành phố náo nhiệt, Di đã cùng đứa em cùng cha khác mẹ đến sống một vùng heo hút ở xóm Cồn. Giữa thiên nhiên hoang sơ, bốn bề sóng nước, bên cạnh những người có tâm sự u uẩn: ông Sáu già nung nấu nỗi căm hờn giết chết tình địch đã làm tan nát hạnh phúc gia đình ông, chị Thắm lỡ thì, anh chàng Thõ khùng, và cả cậu bé tên Phiên lớn lên từng ngày trong sự cô đõn.

Hay vẫn còn đó em bé trong ỘẤu thơ tươi đẹpỢ đau khổ cô đơn không chỗ bám vắu, cả cha lẫn mẹ đều đang lo hạnh phúc cho riêng mình, chỉ đón nhận tình cảm hờ hững gián đoạn khi tháng này ở mẹ tháng sau ở với chạ Đứa bé thấy lạc lõng bơ vơ ngay chắnh trong gia đình, bên cạnh người đã sinh ra mình.

Khi miêu tả về những con người cô đơn suốt đời trong tình yêu cũng rất xúc động, không chỉ là nỗi đau trong tình yêu mà còn là nỗi đau của những con người bình thường giữa biển người mênh mông. Đó là anh Hết vì nghèo mà phải đứt đoạn duyên tình với người mình yêu vì cái nợ ân tình phải trả. Để rồi sống cả đời còn lại trong nỗi cô đơn. Mỗi nhân vật đều mang trong mình nỗi buồn cô đơn khác nhaụ Đó còn là nỗi cô đơn của Bế (Có con thuyền đã buông bờ) cũng yêu nhau, hẹn thề nhưng rồi cũng đành xa nhau, sống trong sự chờ đợi cô đơn mỏi mòn. Hay vẫn còn đó là Út nhỏ (Nhà cổ) sống cô đơn vì tình yêu đơn phương, Chị gái (Mộ gió) cô đơn vì lỗi không trông em cẩn

thận, Bà cháu sống giữa mọi người mà không có sự cảm thông thấu hiểu nên lấy hơi men để mong tìm hạnh phúc trong (Rượu trắng). Còn đó là Vĩnh (Sầu trên đỉnh Puvan) cô đơn trên đỉnh cao và cô đơn vì chẳng có lấy một chút tình ấm áp khi anh bỏ lại sau lưng tất cả để vĩnh viễn ở lại trên đỉnh sầụ Rồi cô đơn của tập thể người trong Mút Cà Tha trong truyện Thương quá rau răm

khao khát có một nhân viên y tế nhưng mãi vẫn vô vọng.

Nguyễn Ngọc Tư còn xây dựng những nhân vật suốt cuộc đời đi tìm kiếm hạnh phúc trong sự cô độc mà không có kết thúc nào tốt đẹp, đường về luôn luôn hun hút, sâu hoắm, làm sao tìm được hạnh phúc giữa biển người mênh mông rộng lớn. Hành trình tìm kiếm với mục đắch cho lương tâm thanh thản thế nhưng càng cố tìm kiếm bản thân càng rã rời và nỗi cô đơn càng đè nặng hơn thêm theo thời gian. Trong truyện Cải ơi hiện lên trong tâm trắ người đọc hình ảnh một ông già Thàn đi tìm con suốt 12 năm mà vẫn chưa thấy và câu nói của ông cứ ngân vang mãi: ỘCải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con...Ợ [61,10]. Họ chấp nhận cuộc tìm kiếm đơn độc và dù hoàn cảnh khó khăn họ càng cố gắng vươn lên. Nhân vật ỘMá TôiỢ với nghĩa cử cao đẹp, suốt mười mấy năm đi tìm người vợ cũ của chồng, phải là người có tấm lòng rộng lượng mới làm được như thế: ỘTới bây giờ má tôi vẫn chưa tìm được dì. Tôi hỏi má tìm làm gì, má tôi nói để cho hai người gặp lại, coi thần trắ ba mầy có đỡ hơn không. Bây giờ thì ba tôi cũng nằm xuống(...) má tôi vẫn không ngừng tìm kiếm dìỢ [61,132-133].

Còn trong Biển người mênh mông thì nhân vật ông sáu Ộđã đi tìm gần bốn mươi năm,dời nhà cả thảy ba mươi ba bận,lội gần rã cặp giò rồi mà vẫn chưa thấyỢ [61,109], mong gặp lại vợ, xin được vợ tha thứ.

Rõ ràng khi đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta luôn cảm nhận được nỗi buồn, cô đơn bao phủ. Các nhân vật ấy sống trong nỗi cô đơn cho đến

cuối đờị Chấp nhận nó, sống cùng nó, mặc dù có khi đau khổ tột cùng thế nhưng vẫn hi vọng vào ngày mai tươi sáng, tin vào ý chắ nghị lực vươn lên của bản thân. Có thể thấy: Ộ... cô đơn luôn là một nỗi đau,là bi kịch tinh thần lớn nhất của con ngườị Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm thấy rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và từ trong nỗi đau ấy họ vươn lên làm ngườị Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực cho cái đẹp cái thiệnỢ [41].

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật truyện ngắn nguyễn ngọc tư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 73 - 78)