Hành động kể

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật trong văn bản kịch lưu quang vũ (Trang 47 - 49)

CÁC KIỂU HÀNH ĐỘNG NGƠN NGỮ QUA LỜITHOẠ

2.4.3.Hành động kể

Là hành động trần thuật, miêu tả, giải trình nhằm cung cấp cho vai nghe những nội dung miêu tả hay lối mệnh đề của câu kèm theo.

Dạng hành động này ở lời thoại nhân vật nữ xuất hiện 202 lần chiến 18,9%. Sau đây là các nhĩm nhỏ:

(1). Lời trao là lời kể lại một sự kiện nào đĩ.

“NGÀ - Hơm ấy... khi bom vừa trút xuống... chị ấy đ ã là người rời khỏi hang lao lên phía trước tiên... ”(I,trl38).

Trong lời kể cĩ sự kèm theo lời nhận xét đánh giá bộc lộ khiến lời kể trở nên sinh động hơn.

“BÍCH - ... Đêm hơm qua, em dấn đây, em đứng dưới đường kia nhìn lên, em biết anh vẫn thức làm việc trên này...E m đ ã định chạy lên bắt anh khơng được làm việc nữa... Nhưng lúc ấy khuya quá rồi, sợ m ọi người dị nghị, mà cũng sợ... anh mắng... vì nhất đinh anh s ẽ mắng... và th ế là em đành đứng dưới kia, đứng mãi, dưới giĩ lạnh và mưa, nhìn lên ngọn đèn sáng trên này... mà anh thì khơng biết gì hết... Anh cĩ bao giờ thèm biết ...chẳng bao giờ... ”(lau nước mắt), (II,trl66).

(2). Lời trao là lời thơng báo.

Loại này thường dùng động từ: báo cáo, thơng báo.

Người nĩi đưa ra lời trao mang đến cho người nghe nội dung thơng tin về những sự tình xảy ra trong hiện thực.

“NGÀ - Báo cáo các anh, bữa trưa đ ã chuẩn bị xong . . . ” (I,tr 37).

"BÍCH - Báo cáo bác sỹ... đã đến giờ phải xuống phịng điều trị ” (II,tr ì 69).

(3). Lời trao là sự giải trìnhẵ

Người nĩi đưa ra lời tao nhằm giải thích, trình bày một cách rõ ràng về một vấn đề nào đĩ giúp cho người đối thoại hiểu rõ. Lời trao là câu giải thích cĩ các hình thức lời đáp khác nhau.

“THANH - Tại vì tơi khơng muốn chị em trong kíp của tơi từ bỏ xí nghiệp, khơng muốn họ đi làm những việc khơng hay ngồi đường. Lương tháng mỗi ngươi chỉ sống được một tuần, vậy ba tuần cịn lại họ sống bằng gì? Trong kíp của tơi nhiều người hồn cảnh rất khĩ khăn, nếu như đồng chí biết cảnh sống khổ cực của họ...M à chúng tơi cĩ đụng gì đến vật tư thiết bị của xí nghiệp đâu, chẳng hại gì tới xí nghiệp c ả ” (I,tr43)ễ

(4). Miêu tả, trần thuật nhằm mục đích gián tiếp.

“THANH - Chị Ngà là thanh niên xung phong, đ ã sống suốt thời gian

tuổi trẻ ở Trường Sơn. Nay đã gần 30 tuổi vẫn chưa cố gia đình, 30 tuổi đối với người phụ nữ khơng cịn là cái tuổi đ ể lập gia đình nữa. Nhưng chị ấy lại rất muốn cĩ một đứa con, chỉ cần cĩ một đứa con. Cho nên chị ấy đ ã cố. Đĩ là quyển của chị ấy. Cĩ làm thiệt hại gì đến ai, thiệt hại gì đến x í nghiệp mà lại kỷ luật chị ấy? ” (I,tr44).

Để đi đến đích là bênh vực, chở che cho Ngà, Thanh đã dùng lời kể và giải trình nhằm thuyết phục mọi người đồng ý cho Ngà trở về làm việc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật trong văn bản kịch lưu quang vũ (Trang 47 - 49)