Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện trả lương tại công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long (Trang 45 - 51)

L t= ĐG x Qt

3.3.1.Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

26 Ván khôn dầm L = 24 33m

3.3.1.Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

3.3.1.1. Thực trạng về chính sách tiền lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long

Hiện nay, Công ty cổ phần Cầu 11 Thăng Long áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm, lương khoán, các loại phụ cấp (nếu có) như: phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực, phụ cấp nguy hiểm, độc hại…, được tính vào đơn giá tiền lương khoán. Ngoài ra, những ngày công nhân không làm việc được hưởng lương theo chế độ quy định của Nhà nước, được thanh toán theo lương cấp bậc.

Công ty giao khoán cho các đội, công trường thi công bằng hợp đồng giao khoán với các hình thức: khoán toàn bộ (bao thầu), khoán từng phần (ca, máy, vật phụ liệu…) trong đó thể hiện rõ khối lượng công việc, biện pháp tổ chức thi công, tiến độ công trình, tiền vốn, đơn giá và tiền lương của từng công trình. Các đội trưởng có trách nhiệm thông báo bản khoán trên cho người lao động biết và tổ chức thực hiện, hàng tháng tiến hành nghiệm thu và thanh toán với Công ty theo kết quả thực hiện và chịu trách nhiệm tổ chức và phân phối tiền lương cho người lao động trên nguyên tắc công bằng, công khai và phân phối theo kết quả lao động.

Căn cứ vào đơn giá tiền lương sản phẩm, khối lượng sản phẩm (hạng mục công việc) của các công trình các đơn vị được giao nhiệm vụ thi công và các hồ sơ thiết bị thi công Công ty lập bảng giao khoán tiền lương cho các đơn vị xây lắp (Tham khảo phụ lục 1).

Trên cơ sở bản giao khoán tiền lương của các công trình hay hạng mục công trình Công ty khoán cho các đơn vị xây lắp. Các đơn vị căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng tháng của đơn vị để lập các phiếu giao khoán tiền lương cho các tổ, nhóm trong đơn vị

(Tham khảo phụ lục 2).

Tiền lương hàng tháng được tạm ứng kỳ 1 vào ngày mồng 1 và thanh toán kỳ 2 vào ngày 15 tháng sau. Tiền lương của người lao động trả chậm so với thời gian trên quá 30 ngày, nếu lỗi là do chủ sử dụng lao động thì phải đền bù số tiền trả chậm bằng lãi vay ngân hàng tại thời điểm đó.

Phụ cấp lương bao gồm: phụ cấp lao động, khu vực độc hại, trách nhiệm, chức vụ… được áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước và được Công ty đưa vào đơn giá giao khoán. Người lao động làm thêm thì tiền lương được trả theo khối lượng công việc

làm thêm theo đơn giá lương khoán. Người lao động được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Người sử dụng lao động không được áp dụng việc sử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động.

3.3.1.2. Thực trạng về xây dựng quỹ lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long

Công thức tính quỹ lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long dựa trên phương pháp xác định quỹ lương theo tiền lương bình quân và số lao động bình quân. Quỹ lương của doanh nghiệp được phân phối trả lương trực tiếp cho người lao động trong cả năm 2014 là 81% tương đương với 19.394.640.000 đồng, còn lại được phân phối cho quỹ dự phòng và quỹ khen thưởng.

Công thức chung:

Vkhđg = [Lđb × TLminct × (Hcb + Hpc) + Vđt] × 12 tháng

Trong đó:

Vkhđg: Quỹ lương kế hoạch Lđb: Lao động định biên

TLminct: Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn Hcb: Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân

Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương

Vđt: Tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương

Các thông số Lđb, TLminct, Hcb, Hpc, Vđt được xác định như sau:

Tính định biên lao động tổng hợp Lđb

Lđb = Lch + Lpv + Lql Trong đó:

Lđb: Lao động định biên của công ty (người) Lch: Lao động chính định biên

Lpv: Lao động phụ trợ phục vụ định biên Lql: Lao động quản lý định biên

Tính Lch

Gồm:

Cơ quan công ty: 56 người Bảo vệ công ty: 04 người Đội 110: 11 người Đội 11.1: 12 người Đội 112: 28 người Đội 114: 07 người Đội 115: 13 người Đội 117: 31 người Đội 118: 24 người Đội 411: 03 người Xưởng kết cấu: 28 người Đội điện máy: 18 người XN 11.2: 12 người

Tính Lpv

Lao động phụ trợ định biên toàn công ty = 36,27% x lao động chính định biên Lpv = 36,27% x 247 = 85,5 người

Tính Lql

Lao động quản lý định biên Lql = 1 người Gồm:

Cán bộ chuyên trách đoàn thể: 1 người ( do cơ quan trả lương) =>Lao động định biên của công ty CP cầu 11 Thăng Long 2014: Lđb =247 + 85,5 + 1 = 332,5 (người) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính tiền lương tối thiểu của công ty Tlminct Tiền lương tối thiểu điều chỉnh theo công thức:

TLminct= TLmin x (1+Kđc) (Nguồn:http://www.moj.gov.vn/)

Trong đó:

Tlmin: Tiền lương tối thiểu của Nhà nước

Kđc: Hệ số điều chỉnh với hệ số điều chỉnh tăng thêm tại địa bàn Hà Nội là 0,3 cộng với hệ số điều chỉnh ngành xây dựng cơ bản là 1,2: Kđc=1,5

Doanh nghiệp sẽ được lựa chọn tiền lương tối thiểu trong khung từ 1.150.000 đồng đến 1.150.000 x (1+1,5) = 2.875.000 đồng

Công ty CP cầu 11 Thăng Long chọn mức lương: TLminct = 1 900 000 VNĐ

Tính hệ số lương cấp bậc công việc bình quân Hcb, hệ số phụ cấp bình quân Hpc

Hcb + Hpc = 2,99 + 0,076 = 3,066

Tính tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể Vđt

Chính là bằng quỹ tiền lương hỗ trợ cho bộ phận Công Đoàn (theo định biên 1 lao động công đoàn).

Tiền lương công đoàn: Vcđ = 2 300 000 đ/tháng

Vpc các khoản phụ cấp khác tính bằng tiền: Vpc = 55 500 000 đ/tháng

Từ các số liệu tính toán trên đây ta có: Tổng quỹ lương năm kế hoạch là:

Vkhđg = [Lđb × TLminct × (Hcb + Hpc) + (Vpc + Vcđ)] × 12 tháng Thay số liệu ta được

Vkhđg = [332,5 × 1 900 000 × 3,066 + (55 5000 000 + 2 300 000)] × 12 tháng = 23.944.000.000 đồng

3.3.1.3. Thực trạng về các hình thức trả lương tại công ty CP cầu 11 Thăng Long

Việc trả lương cho người lao động tại Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long nhiều năm qua được thực hiện theo hai hình thức:

• Trả lương theo sản phẩm

• Trả lương theo thời gian

3.3.1.3.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm

Do mang đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản nên sản phẩm làm ra của Công ty có chu kỳ sản xuất dài, đơn chiếc, cần nhiều người cùng tham gia sản xuất một sản phẩm. Vì vậy trong việc trả lương theo sản phẩm Công ty áp dụng chế độ trả lương sản phẩm theo khoán.

a) Tính tiền lương sản phẩm khoán

Các công thức chung Tính tiền lương khoán

TLSPK = ĐGTL x QK

TLSPK: Tiền lương sản phẩm khoán

ĐGTL: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc QK: Khối lượng sản phẩm khoán được hoàn thành

Tính đơn giá sản phẩm khoán:

ĐGTL = Lngày x Tngày

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐGTL: là đơn giá tiền một đơn vị sản phẩm (hạng mục công viêc)

Tngày: mức hao phí lao động 1 đơn vị sản phẩm (hạng mục công việc), đơn vị

tính: ngày công

Lngày: là tiền lương ngày công: Lngày = LCB + Σ LPC

Trong đó:

LCB: là lương cơ bản

Σ LPC: là tổng tiền lương các khoản phu cấp được tính vào đơn giá tiền lương

Các khoản phụ cấp được tính trong đơn giá tiền lương bao gồm:

 Phụ cấp không ổn định sản xuất = 10% lương cấp bậc công việc.

 Phụ cấp lưu động = 20% lương tối thiểu.

 Phụ cấp lương phụ = 12% lương cấp bậc công việc (lương ngày nghỉ lễ, tết, phép).

 Phụ cấp độc hại, ca 3, trách nhiệm, làm thêm giờ = 4% lương cấp bậc công việc.

Tính đơn giá tiền lương ngày đối với cấp bậc công việc ở mức 3

Mức lương ngày công cấp bậc cơ bản công ty quy định: Lcb = 42.842 đồng Tổng tiền lương các khoản phụ cấp:

 Phụ cấp không ổn định sản xuất = 10% x 42842 = 4.284 đồng

 Phụ cấp lưu động = 20% x = 12.666 đồng

 Phụ cấp lương phụ = 12% x 42842 = 5.141 đồng

 Phụ cấp độc hại, ca 3, trách nhiệm, thêm giờ… = 4% x 42842 = 1.713 đồng

= 4284 + 12666 + 5141 + 1713 = 23.804 đồng

=>Lngày = Lcb + = 42842 + 23804 = 66.646 đồng Với Tngày = 1

=>Đơn giá tiền lương ngày đối với cấp bậc công việc mức 3:

Với cách tính đơn giá ngày công sản phẩm này công ty đã tính đến các khoản phụ cấp phát sinh ngoài công việc chính như tăng ca, di chuyển, độc hại… Công ty CP cầu 11 Thăng Long đã sử dụng công thức tính đơn giá rất tốt, chú trọng đến người lao động. Sau khi tính được đơn giá tiền lương ngày công theo cấp bậc công việc căn cứ vào định mức lao động theo quy định của Nhà nước và theo quy định của ngành Giao thông vận tải để xây dựng đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm (hay một hạng mục công việc). Tính đơn giá tiền lương cho sản phẩm hút nước hố móng, cấp bậc công việc mức 3, định mức 2 ca = ĐGTL x định mức = 66 646 x 2 = 133 292 đồng (Tham khảo phụ lục 4).

Sau khi các hạng mục công việc được tính đơn giá sẽ khoán cho các đội với công thức TLSPK = ĐGTL x QK, từ đó các đội phân phối tiền lương đến các thành viên trong tổ.

Bảng 3.5: Phiếu giao khoán đội kích kéo 2 + điện máy

TT Hạng mục công việc

Cấp bậc công việc

Đơn vị Khối lượng QK

Đơn giá tiền lương thành phẩm ĐGTL Tổng tiền lương khoán (VNĐ) (ĐGTL xQK) 1 Đóng cọc ván thép 4 m 1985 37.246 73.933.310 2 Xảm kẽ cọc ván thép 4,5 m 1014 21.432 21.732.048 Tổng cộng 95.665.358

(Nguồn: Phòng HCNS công ty CP cầu 11 Thăng Long)

Tương tự theo cách tính đơn giá với cấp bậc công việc mức 4 và 4,5 sẽ có đơn giá tiền lương thành phẩm tương ứng là 37.264 đồng và 21.432 đồng. Khi nhân đơn giá tiền lương với khối lượng được giao khoán sẽ tính được tổng tiền lương khoán cho mỗi tổ/nhóm, sau đó từ tổng tiền lương khoán phân phối cho công nhân trong tổ/nhóm. Theo bảng số liệu trên tổng tiền lương được phân phối cho đội kích kéo 2+điện máy là 95.665.358 đồng sẽ được phân phối cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tổ và tiền lương được chia 2 lần vào mỗi mùng 1 và 15 hàng tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện trả lương tại công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long (Trang 45 - 51)