Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 82 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Tỉnh Phú Thọ đã và đang thu hút đƣợc một lƣợng lớn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến từ nhiều quốc gia. Sự bất đồng về ngôn ngữ giữa chủ doanh nghiệp và công nhân đã và đang xảy ra. Hiện nay, nhân lực của các KCN chủ yếu là không biết ngoại ngữ. Các mối quan hệ và sự chỉ đạo của chủ doanh nghiệp đều thông qua phiên dịch hoặc cán bộ nhân sự trong công ty, hiện tƣợng truyền đạt thông tin không chính xác dẫn đến mâu thuẫn hoặc có sự điều hành chƣa đúng nguyên tắc từ phía phiên dịch hoặc cán bộ nhân sự. Bên cạnh đó đội ngũ thông dịch, phiên dịch chủ yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo làm quản lý nhƣng do có quá trình đi lao động tại nƣớc ngoài biết ngoại ngữ nên đƣợc sử dụng vừa làm thông dịch và kiêm quản lý do vậy chất lƣợng quản lý vẫn chƣa đạt chất lƣợng.

Thu nhập của NLĐ hiện đang ở mức trung bình, thậm chí là thấp so với mức sinh hoạt hiện nay. Cùng với một số các doanh nghiệp có tình trạng chậm lƣơng ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác quản lý nhân lực, thậm chí ảnh hƣởng tới môi trƣờng đầu tƣ tại các KCN do đình công liên tiếp xảy ra.

Các trƣờng đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề cơ bản đã đáp ứng đủ về cơ sở vật chất, giáo viên giảng dạy nhƣng mức độ hiện đại còn thấp dẫn đến chất lƣợng giảng dạy chƣa cao. Các ngành đào tạo còn chƣa sát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với yêu cầu của DN. Sinh viên mới ra trƣờng còn thiếu các kỹ năng mềm trong môi trƣờng lao động mới. Điều này cũng ảnh hƣởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực.

Có thể thấy Phú Thọ là tỉnh có dân số động, lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp lại rất khó khăn không chỉ lao động có trình độ chuyên môn mà cả lao động phổ thông. Mặt khác, mặc dù lao động đã đƣợc tuyển dụng vào làm việc trong KCN nhƣng thực tế cho thấy lao động Phú Thọ chất lƣợng còn yếu: trình độ, tay nghề, sức khỏe, kỷ luật, thiếu kiến thức về pháp luật lao động. Ngƣời lao động làm việc còn mang tác phong của sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng lao động còn chƣa thực sự quan tâm tới việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, việc tuyển dụng lao động còn mang tính tự phát, chƣa có kế hoạch cụ thể; chƣa thực hiện đúng các chính sách về pháp luật đối với ngƣời lao động. Những hạn chế nêu trên cho thấy công tác quản lý nguồn nhân lực cần đƣợc quan tâm sâu sắc hơn nữa trong thời gian tới.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân của những tồn tại trên đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau: Về phía Ban quản lý các KCN Phú Thọ vẫn chƣa xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cụ thể cho các KCN trong giai đoạn kế tiếp. Công tác quản lý lao động trên địa bàn các KCN còn chƣa thực sự đƣợc chú trọng dẫn tới tình trạng thả nổi lao động. Lâu nay, các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến tuyển lao động khi cần, sử dụng lao động sẵn có mà chƣa thực sự quan tâm tới công tác quản lý lao động, đào tạo lao động có trình độ để đáp ứng nhu cầu lâu dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về phía ngƣời lao động: do trình độ nhận thức còn thấp nên chƣa có sự hiểu biết về chính sách pháp luật lao động để tự bảo vệ quyền lợi của mình, chƣa rèn luyện đƣợc tác phong công nghiệp hiện đại, chƣa đáp ứng đƣợc trình độ chuyên môn cũng nhƣ áp lực công việc.

Trong công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh còn chƣa đồng bộ với các công trình phụ trợ nhƣ nhà ở công nhân, trạm xá, trƣờng học...

Các chế độ chính sách cho ngƣời lao động còn chƣa đầy đủ, chƣa hoàn thiện. Ngƣời lao động chƣa nhận đƣợc chế độ đãi ngộ thỏa đáng so với công sức lao động bỏ ra.

Đặc biệt, ngƣời lao động ở các huyện, tỉnh lân cận còn gặp nhiều khó khăn về nhu cầu nhà ở. Dự án nhà ở cho ngƣời lao động có thu nhập thấp chƣa đƣợc triển khai đúng tiến độ. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chƣa có chính sách ƣu đãi, khuyến khích các nhà đầu tƣ xây dựng các công trình phúc lợi cho ngƣời lao động trên địa bàn các KCN.

Nhiều doanh nghiệp tự tuyển dụng lao động rồi tự tổ chức đào tạo riêng theo tiêu chí của họ cũng là một vấn đề bất cập. Điều này dẫn đến tình trạng tiêu cực và dễ phát sinh mất an ninh trật tự và tạo nhiều khó khăn cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp.

Giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp còn thiếu sự phối hợp gắn kết, nên còn có những khoảng cách lớn giữa đào tạo và thực tiễn dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chƣa tin tƣởng vào chất lƣợng đào tạo các học viên tại các cơ sở đào tạo, chƣa tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp do các doanh nghiệp lo ảnh hƣởng tới năng suất hay hỏng hóc trang thiết bị trong quá trình thực hành, thực tập…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong công tác đào tạo nghề chƣa có cơ chế phối hợp giữa các cơ sở giáo dục - đào tạo với doanh nghiệp để tạo mối liên kết chặt chẽ đảm bảo cung ứng lao động theo đúng nhu cầu. Các cơ sở đào tạo chƣa thực sự quan tâm đến ngành nghề mà đào tạo theo khả năng của mình. Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy còn lạc hậu, trình độ giao viên còn yếu. Các trƣờng đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề mới chỉ chú trọng đào tạo theo ngành nghề, chƣa quan tâm đến đào tạo về ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho sinh viên.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 82 - 85)