Đặc điểm kinh tế xã hội Tỉnh Phú Thọ và các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Tỉnh Phú Thọ và các khu công nghiệp

3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Tỉnh Phú Thọ và các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh địa bàn Tỉnh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh miền núi phía Bắc, đƣợc tái lập năm 1997 theo Nghị quyết Quốc hội kỳ họp thứ 10, khóa IX. Là tỉnh có điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai, tài nguyên môi trƣờng của cả ba vùng sinh thái, là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích là 3.532,9 km2, nằm tiếp giáp với các vùng Tây Bắc, Đông Bắc vùng Đồng bằng Bắc bộ. Là tỉnh có hệ thống giao thông đƣờng thuỷ, đƣờng bộ và đƣờng sắt thuận lợi từ các tỉnh Tây Bắc về thành phố Việt Trì (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh) rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nƣớc; là cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc thông qua các tuyến quốc lộ số 2, quốc lộ 32, quốc lộ 70, tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai - Côn Minh. Ngoài ra về đƣờng thủy trên các sông: Sông Hồng, Sông Đà, Sông Lô nối các tỉnh Phú Thọ với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc.

Phú Thọ là nơi giao lƣu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật với các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ bao gồm các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lao Cai, Sơn La, Hà Tây, Hà Nội. Trong đó các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ là thị trƣờng lớn tiêu thụ nông lâm sản, giấy và các sản phẩm hoá chất công nghiệp do các nhà máy công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sản xuất ra. Đặc biệt thủ đô Hà Nội rất gần Phú Thọ, đây chính là nơi hỗ trợ, cung cấp thông tin, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ cho tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi và lợi thế đã và đang đƣợc phát huy đáp ứng yêu cầu cho phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Phú Thọ.

Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (một thành phố loại II, 01 thị xã và 11 huyện trong đó 01 huyện nghèo và 09 huyện miền núi); với 277 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 43 xã, 190 thôn bản đặc biệt khó khăn. Trên địa bàn tỉnh có 20 dân tộc, dân tộc thiểu số 211 nghìn ngƣời chiếm 16% dân số toàn tỉnh. Có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.

Phú Thọ còn là tỉnh có tài nguyên nhân văn, du lịch phong phú, đa dạng, nhiều di tích lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch và dịch vụ với nhiều loại hình nhƣ: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, vƣờn quốc gia Xuân Sơn, Khu du lịch Ao Châu, khu nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy... Tiềm năng về khoáng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sản, nguyên liệu sơ chế từ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp để phụ vụ phát triển công nghiệp tƣơng đối lớn. Đặc biệt, quỹ đất của Phú Thọ có thể phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp và các đô thị lớn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Phú Thọ phát triển kinh tế - xã hội.

Mặc dù điều kiện quốc tế và trong nƣớc gây nhiều bất lợi cho sản xuất và đời sống, song tỉnh Phú Thọ vẫn duy trì đƣợc sự ổn định của nền Kinh tế - Xã hội, trong đó đặc biệt một số chỉ tiêu còn vƣợt trƣớc so với cả nƣớc, nền kinh tế đã có sự tăng trƣởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2014 theo giá so sánh 2010 đạt 27.336 tỷ đồng, tăng 5,32% so với năm trƣớc; đóng góp vào mức tăng chung của toàn tỉnh.

Trong khi cơ cấu kinh tế cả nƣớc có sự chuyến dịch đảo chiều thì cơ cấu kinh tế Phú Thọ vẫn chuyển dịch theo hƣớng tích cực.

Tăng trƣởng kinh tế: Giai đoạn 2010 - 2014 mặc dù Việt Nam và thế giới bị ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế và lạm phát cao nhƣng nền kinh tế của Phú Thọ vẫn duy trì ở mức tăng trƣởng cao và phát triển ổn định. Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2010 - 2014: 5 năm đạt 10,7%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 5,2%, công nghiệp- xây dựng tăng 12,3%, dịch vụ tăng 12,9%. Quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần,

Phú Thọ là một tỉnh có dân số đông, gồm 20 dân tộc cùng chung sống. Mật độ 374,3 ngƣời/km2 phân bố không đều và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng. Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, dân số Phú Thọ chiếm 1,53% so với dân số toàn quốc và chiếm 11,9% so với dân số vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Tuy nhiên, trình độ lao động có nghề của tỉnh Phú Thọ còn thấp. Năm 2011, lao động có nghề chiếm 9,22% dân số, bằng 15,01% so với dân số trong độ tuổi lao động và bằng 18,02% dân số tham gia hoạt động kinh tế. Đến năm 2014, lao động có nghề chiếm 15,12% dân số, bằng 23,25% dân số trong độ tuổi lao động và bằng 28% dân số tham gia hoạt động kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong giai đoạn 2011 - 2014 lao động có nghề tăng theo hƣớng tích cực, công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động của cả nƣớc nói chung và tại Phú Thọ nói riêng đã đƣợc quan tâm chú trọng hơn.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, mặc dù Phú Thọ là một trong những tỉnh có tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Đặc biệt khoảng cách số ngƣời đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật có sự chênh lệch lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng trong tỉnh. Tỷ lệ đào tạo trình độ đại học và trên đại học thuộc khu vực thành thị cao gấp sáu lần so với khu vực nông thôn. Tỷ lệ đào tạo sơ cấp và dạy nghề thƣờng xuyên chiếm đến trên 90% là lao động thuộc khu vực nông thôn.

Có thể nói Phú Thọ là tỉnh có tỷ lệ lao động xã hội tƣơng đối cao, chiếm khoảng 65,4% so với dân số, trong đó lực lƣợng lao động trẻ chiếm tỷ trọng lớn. Bình quân mỗi năm tỉnh Phú Thọ tăng thêm 13,1 nghìn ngƣời vào tuổi lao động.

Tất cả những đặc điểm tự nhiên và KT - XH kể trên về cơ bản rất thuận lợi cho phát triển KCN.

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, sớm đƣa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp.

Nghị quyết cũng đề ra một số giải pháp:

Đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Phát triển và nâng cao chất lƣợng đào tạo của hệ thống giáo dục, đào tạo, dạy nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nhân lực. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc và giám sát thực hiện các chƣơng trình đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm và an sinh xã hội.

Mở rộng, tăng cƣờng sự phối hợp và hợp tác quốc tế trong đào tạo, giải quyết việc làm, phát triển nhân lực.

3.1.2. Giới thiệu về Ban quản lý các khu công nghiệp Tỉnh Phú Thọ

Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ đƣợc thành lập tạ

đị 971/QĐ-UBND ngày 15/11/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ, là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc trực tiếp đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tƣ và sản xuất kinh doanh đối với nhà đầu tƣ trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Ban quản lý các KCN chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, chƣơng trình, kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh; chịu sự chỉ đạo hƣớng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp.

Để giúp chính phủ quản lý các KCN, ngoài các Bộ, ngành trung ƣơng và UBND cấp tỉnh, Chính phủ đã thành lập hệ thống Ban quản lý các KCN cấp tỉnh.

Ban quản lý các KCN Phú Thọ đƣợc thành lập theo Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 15/11/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ, là cơ quan thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc trực tiếp đối với các KCN tập trung và CCN trọng điểm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Để thực hiện nhiệm vụ ủy quyền, và những nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc khác đối với các KCN Phú Thọ, ban quản lý đã tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý các KCN nhƣ: Quy định thủ tục hồ sơ, các điều lệ quản lý các KCN, quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết các KCN... Ban quản lý các KCN Phú Thọ cũng phối hợp với các sở ban ngành để ban hành các quy chế phối hợp thực hiện từng lĩnh vực quản lý cụ thể của KCN nhƣ: Quản lý lao động, đăng ký mã số thuế, giám sát thực hiện nghĩa vụ thuế của DN thuộc KCN, thu nộp BHXH, BHYT, BHTN, an ninh trật tự, xây dựng và môi trƣờng...

Ban quản lý KCN Phú Thọ thực hiện một cửa, tạ , đảm bảo đúng quy định nhƣng thông thoáng, dễ thực hiện nhằm tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tƣ, giám sát tình hình thực hiện dự án, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp suốt vòng đời dự án.

3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bàn tỉnh Phú Thọ

Số lượng các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:

Phú Thọ là tỉnh có nền sản xuất công nghiệp tƣơng đối sớm. Có thể coi đây là một trong những khu công nghiệp đầu tiên của miền Bắc với những tên ghi dấu trong lịch sử của công nghiệp Việt Nam nhƣ: Giấy Bãi Bằng, Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy hóa chất Việt Trì… đó đƣợc coi nhƣ tam giác tăng trƣởng kinh tế đầy tiềm năng của tỉnh và cho đến thời điểm hôm nay, còn có thêm nhiều ngành nghề nhƣ rƣợu, bia, vật liệu xây dựng, dệt may, bao bì… Với vị trí là trung tâm vùng Tây Bắc tổ quốc, cửa ngõ phía Tây nối liền Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đã tạo cho Phú Thọ một vị trí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tƣơng đối thuận lợi để phát triển kinh tế trong đó đặc biệt chú trọng vào đầu tƣ phát triển công nghiệp.

Thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển toàn diện nền kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc của Đảng và Nhà nƣớc, năm 1991, Khu chế xuất Tân Thuận - Thành phố Hồ Chí Minh đầu tiên đƣợc ra đời thì đến năm 1997 KCN Thụy Vân - Phú Thọ cũng đƣợc hình thành theo quyết định số 836/TTg ngày 07 tháng 10 năm 1997 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ và sau đó là quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 1997 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Ban quản lý các KCN Phú Thọ.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 07 KCN đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích hơn 2.000 ha, trong đó 02 KCN đi vào hoạt động. Có thể nói, KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đƣợc thành lập tƣơng đối sớm so với cả nƣớc. Đƣợc sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uý ban nhân dân và các cấp ngành, các KCN Phú Thọ đã nhanh chóng đƣợc lấp đầy và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh nhà.

Bảng 3.1. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ STT Tên khu công nghiệp Diện tích

quy hoạch (ha)

Tổng vốn đầu tƣ (tỷ đồng) Tỷ lệ lấp đầy (%) 1 KCN Thụy Vân 306 411.219 77.23 2 KCN Trung Hà 400 226.177 96.67 3 KCN Phú Hà 400 4 KCN Lâm Thao 400 5 KCN Tam Nông 400 6 KCN Cẩm Khê 350 7 KCN Phù Ninh 400

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xây dựng cơ sở hạ tầng và tình hình thu hút vốn đầu tư vào các

khu công nghiệp

Trong số 07 KCN đƣợc Chính phủ phê duyệt quy hoạch có 02 KCN đã hoàn thành giai đoạn I đƣa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu đầu tƣ xây dựng của các dự án là KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà. Ban quản lý các KCN Phú Thọ đã nhận đƣợc sự ủng hộ của các cấp các ngành đã tích cực vận động thu hút đầu tƣ, tỷ lệ lấp đầy các KCN là khá cao, đạt bình quân gần 80%. Qua 15 năm đầu tƣ, xây dựng và phát triển các KCN đã đạt đƣợc kết quả khả quan.

Tổng số dự án đầu tƣ đƣợc cấp giấy chứng nhận vào các KCN tỉnh Phú Thọ đến 31/12/2014 là 83 dự án trong đó 51 dự án trong nƣớc với tổng vốn đăng ký là 7.355,673 tỷ đồng, 32 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 164,965 triệu USD. Trong năm 2014, vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp thực hiện đạt 476,07 tỷ đồng, bằng 65% so với kế hoạch, giảm 8% so với năm 2010. Việc đầu tƣ mới và đầu tƣ mở rộng của các doanh nghiệp giảm sút là do suy thoái kinh tế toàn cầu, khó khăn về vốn đầu tƣ và thị trƣờng tiêu thụ, một số dự án phải giãn tiến độ hoặc giảm quy mô đầu tƣ.

Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tƣ và sản xuất kinh doanh của các dự án đã tạo tiền đề xác lập các ngành công nghiệp mới; góp phần hình thành các khu đô thị, dịch vụ, khu dân cƣ thúc đẩy quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời lao động, ổn định an sinh xã hội. Bảng 3.2. Tổng hợp vốn đăng ký đã đầu tƣ tính đến hết tháng 12.2013 STT Tên KCN Vốn đăng ký đầu tƣ Trong nƣớc (triệu đồng) Ngoài nƣớc (triệu USD) 1 KCN Thụy Vân 4.436,133 164,965 2 KCN Trung Hà 2.919,540

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cộng 7.355,6763 164,965

Nguồn: Ban quản lý các KCN Phú Thọ

Đóng góp của KCN đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

Qua 15 năm xây dựng và phát triển, các KCN tỉnh Phú Thọ bƣớc đầu đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)