Hoàn thiện khung pháp lý và công tác quản lý đối với dược, trang thiết bị, công nghệ và cơ sở

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh (Trang 172 - 174)

III. Khuyến nghị

3. Quản lý vĩ mô chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

3.3. Hoàn thiện khung pháp lý và công tác quản lý đối với dược, trang thiết bị, công nghệ và cơ sở

Lĩnh vực dược, sinh phẩm

Cải thiện thực hiện các văn bản pháp quy hiện hành

 Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện các văn bản pháp quy. Hình thành hệ thống thông tin lưu trữ về các kết quả quản lý, kiểm tra, giám sát này.

Cải thiện công tác kiểm soát chất lượng thuốc

 Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo đảm thuốc đấu thầu được sử dụng trong cơ sở y tế, bán lẻ đạt tiêu chuẩn GPP.

 Tăng cường nguồn lực cho lực lượng thanh tra, kiểm tra về chất lượng thuốc, đồng thời rà soát lại công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng thuốc để cải thiện việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan liên quan.

 Thành lập ban liên bộ kiểm soát thuốc giả, kém chất lượng với nhiệm vụ, trách nhiệm được quy định rõ ràng.

 Tăng cường năng lực kiểm tra sinh khả dụng và tương đương sinh học của các phòng thí nghiệm.

 Tăng cường hoạt động lựa chọn thuốc và giám sát sử dụng thuốc còn rất hạn chế của hội đồng thuốc và điều trị bằng các văn bản quản lý và giám sát trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên.

 Đưa chương trình giám sát kháng sinh vào thành hoạt động thường xuyên.

 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quản lý chất lượng thuốc.

 Đầu tư nâng cấp các phòng xét nghiệm vi sinh. Có quy định bắt buộc về tiến hành kháng sinh đồ, kê đơn kháng sinh dựa trên thống kê về tình hình kháng kháng sinh.

 Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về tương tác thuốc, tác dụng phụ, xác định liều hợp lý để giúp bác sĩ thực hành kê đơn hợp lý.

 Xây dựng hệ thống thông tin xác định bác sĩ kê đơn thuốc không an toàn hợp lý để phát hiện và đào tạo lại bác sĩ kê đơn không chuẩn theo cơ chế giúp đỡ, hỗ trợ, không phải là xử lý, phạt.

Lĩnh vực trang thiết bị và cơ sở hạ tầng y tế

Cải thiện hệ thống quản lý TTB và cơ sở hạ tầng y tế

 Kiểm tra, giám sát hoạt động của các bộ phận đang đảm trách nhiệm vụ quản lý TTB và cơ sở hạ tầng y tế ở các tuyến. Có kế hoạch nâng cao năng lực cho các cán bộ làm nhiệm vụ này định kỳ và có bản phân công nhiệm vụ cụ thể kèm theo các hướng dẫn nếu cần.

Kiểm soát TTB y tế

 Nghiên cứu để xây dựng hệ thống kiểm soát TTB y tế.

 Tăng cường nhân lực (đặc biệt là cán bộ chuyên môn làm nhiệm vụ kiểm chuẩn và hiệu chỉnh TTB y tế), cơ sở vật chất, các văn bản pháp lý hỗ trợ 3 trung tâm kiểm chuẩn và hiệu chỉnh TTB y tế phục vụ ba miền.

 Nghiên cứu, xây dựng luận chứng để đề xuất việc xây dựng và ban hành Luật quản lý TTB y tế.

 Xây dựng danh mục chuẩn về TTB của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến; mô hình thiết kế chuẩn Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS.

Nâng cao hiệu quả đầu tư TTB y tế, cơ sở hạ tầng

 Thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá thường xuyên hiệu quả đầu tư TTB, cơ sở hạ tầng y tế để phục vụ công tác xây dựng chính sách, quản lý TTB và cơ sở hạ tầng y tế

 Triển khai các đánh giá công nghệ y tế. Cần khảo sát thực trạng TTB và cơ sở hạ tầng y tế, xây dựng cơ sở dữ liệu về TTB và cơ sở hạ tầng y tế, lưu trữ các thông tin có thể sử dụng cho đánh giá công nghệ y tế để phục vụ công tác xây dựng các chiến lược, chính sách trong đầu tư TTB và cơ sở hạ tầng y tế.

 Nghiên cứu, xây dựng văn bản quản lý quy định về việc mua bán công nghệ, kỹ thuật cao

4. Quản lý chất lượng dịch vụ tại cơ sở khám chữa bệnh

4.1. Xây dựng cơ chế, tổ chức và nguồn lực thực hiện quản lý chất lượng tại bệnh viện

Chương 9: Khuyến nghị

 Lập đề án hỗ trợ thành lập tổ chức chứng nhận chất lượng theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 87.

 Bộ Y tế ban hành và triển khai Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng tại các bệnh viện, trong đó thiết lập Hội đồng quản lý chất lượng, phòng/tổ quản lý chất lượng để làm đầu mối thực thi các hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện.

 Tập trung ưu tiên cải tiến khu vực khoa khám bệnh và khoa lâm sàng; triển khai các đề án cải tiến tập trung vào cải tiến quy trình và trọng tâm vào các mục tiêu giảm thời gian chờ, an toàn người bệnh, cải cách thủ tục hành chính; Triển khai đề án thí điểm áp dụng phương pháp quản lý và cải tiến chất lượng. Xây dựng Đề án đánh giá sự hài lòng của người bệnh và triển khai thí điểm.

 Đưa chủ đề quản lý chất lượng vào chương trình đào tạo quản lý bệnh viện, quản lý điều dưỡng. Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên trách về kiểm soát nhiễm khuẩn. Tăng cường nguồn nhân lực và đầu tư cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Tăng cường nhân lực về điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên bệnh viện theo Thông tư số 08. Nghiên cứu đề xuất cải tiến chế độ đãi ngộ đối với nhân viên y tế theo kinh nghiệm quốc tế.

 Bộ Y tế tăng cường xây dựng và cập nhật các hướng dẫn điều trị, hướng dẫn chuyên môn, nội dung nên tập trung vào nguyên tắc và giao các bệnh viện xây dựng quy trình chuẩn, hướng dẫn chuẩn cụ thể và phù hợp. Tổ chức đào tạo/huấn luyện cách xây dựng hướng dẫn chuyên môn cho các bệnh viện.

 Thành lập tổ chức chứng nhận chất lượng độc lập của Việt Nam; tiến hành thí điểm đánh giá chứng nhận chất lượng bệnh viện và rút kinh nghiệm. Nghiên cứu hợp nhất các hội đồng có liên quan đến chất lượng và an toàn thành Hội đồng quản lý chất lượng với trách nhiệm thực thi các đề án cải tiến chất lượng trong bệnh viện. Triển khai đánh giá sự hài lòng của người bệnh ở cấp quốc gia và cấp bệnh viện một cách có hệ thống.

 Nghiên cứu áp dụng các phương pháp và mô hình chất lượng phù hợp với từng loại hình bệnh viện; Phổ biến việc áp dụng công cụ chất lượng tại các bệnh viện.

 Đào tạo quản lý chất lượng lồng ghép trong các trường y dược và đào tạo cán bộ quản lý bệnh viện; áp dụng các loại hình đào tạo, đào tạo liên tục về quản lý chất lượng.

 Nghiên cứu điều chỉnh và giao nhiệm vụ xây dựng và cập nhật hướng dẫn chuyên môn cho các hội chuyên ngành trình Bộ Y tế phê chuẩn.

 Xây dựng cơ chế viện phí có tính đến dinh dưỡng bệnh viện là một biện pháp điều trị nhằm nâng cao tính khả thi trong việc thực hiện chế độ ăn bệnh lý, cung cấp khẩu phần ăn cho người bệnh và tăng cường công tác dinh dưỡng bệnh viện.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh (Trang 172 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)