III. Khuyến nghị
1. Nhiệm vụ chủ yếu của ngàn hy tế năm 2012
2.3. Nhân lự cy tế
Những kết quả đạt được
Nhiệm vụ 1: Xây dựng đội ngũ nhân lực y tế đủ về số lượng, cơ cấu và phân bổ cân đối Số lượng và chất lượng nhân lực y tế tiếp tục được cải thiện. Số y bác sĩ trên 1 vạn dân tiếp tục tăng lên (12,5 vào năm 2009 lên 13,4 vào năm 2010), số bác sĩ trên 1 vạn dân tăng từ 6,6 năm 2009 lên 7,2 năm 2010 (đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm), số lượng điều dưỡng trên 1 vạn dân cũng tăng (8,8 năm 2009 lên 9,4 năm 2010). Cơ cấu cán bộ y tế ở tuyến cơ sở cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2011, tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ đạt 71,9% (gần đạt mục tiêu kế hoạch), tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi đạt trên 95%. Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động tăng từ 75,8% lên 82,9% dù vẫn thấp hơn so mới mục tiêu đặt ra cho năm 2011 là 86%.
Để thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực y tế đủ về số lượng, cơ cấu và phân bổ cân đối, trong năm 2011, ngành y tế đã ban hành các chính sách về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề cho các cán bộ trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế công lập và các cán bộ phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa khó thu hút cũng như chính sách quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức viên chức trong các cơ sở y tế công lập.
Công tác nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhân lực y tế sẽ được chú trọng hơn thông qua các nhóm giải pháp khác nhau, được nêu trong nội dung của Quyết định 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011–2020 ngày 19/04/2011.
Nhiệm vụ 2: Quản lý phát triển nhân lực y tế
Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012–2020 đã được Bộ Y tế phê duyệt trong năm 2012 (Quyết định số 816/QĐ-BYT ngày 16/3/2012), trong đó nêu rõ các nhóm giải pháp để thực hiện chiến lược, bao gồm: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách nhấn mạnh tới chính sách tuyển dụng và chế độ phụ cấp để thu hút và duy trì nguồn nhân lực y tế; nhóm giải pháp về đào tạo nhân lực nhấn mạnh việc phát triển các cơ sở đào tạo và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo; và nhóm giải pháp về cơ sở vật chất và tài chính.
Những khó khăn, hạn chế
Mặc dù các chính sách ưu tiên phù hợp cho các vùng khó khăn và các lĩnh vực chuyên khoa khó thu hút nhân lực trong những năm qua đã đạt được mục tiêu đề ra, nhưng thực tế
Chương 2: Cập nhật thực trạng hệ thống y tế cho thấy việc triển khai một số chính sách còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao. Cụ thể, việc triển khai Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập đã gặp khó khăn trong việc phân loại đối tượng ở tuyến huyện, vì trên thực tế hầu hết các cán bộ đều phải làm kiêm nhiệm nhiều công việc một lúc do thiếu nhân lực [20], trong khi không có văn bản hướng dẫn cụ thể cho những trường hợp này; Quyết định 75/2009/QĐ-TTg quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn bản trong đó đội ngũ y tế tổ dân phố (ở phường/thị trấn) không có trợ cấp hằng tháng (do đối tượng này không thuộc đối tượng được bao phủ của Quyết định 75/2009/QĐ-TTg) đã gây nên nguy cơ mạng lưới y tế ở thành thị bị phá vỡ. Mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm là cần mở rộng các hình thức đào tạo và đánh giá hiệu quả của các hình thức đào tạo, đặc biệt là hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhưng trên thực tế việc triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với chương trình đào tạo hệ cử tuyển, do số đối tượng được tuyển dụng ít và hiệu quả của các chương trình đào tạo cũng chưa được đánh giá.
Tình trạng khó thu hút và duy trì cán bộ y tế làm việc ở tuyến y tế cơ sở, đặc biệt ở khu vực khó khăn và một số chuyên khoa, vẫn còn rất nặng nề. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như thu nhập thấp, chế độ phụ cấp đãi ngộ chưa thỏa đáng, điều kiện làm việc ở khu vực nông thôn, miền núi rất khó khăn, nhiều áp lực về công việc (đặc biệt ở tuyến huyện) và các cán bộ ít cơ hội được đào tạo (vấn đề tự đào tạo hạn chế do điều kiện làm việc khó khăn; mặc dù có lớp tập huấn nhưng một số nơi không cử được người tham dự, vì nếu đi thì không có người làm việc, mặc dù có nhu cầu đi học) [20].
Về mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo hiện nay cho một số nhóm đối tượng là chưa phù hợp. Chưa có hệ thống kiểm định trong các trường đào tạo y khoa. Chất lượng đào tạo tăng chưa tương xứng với trình độ phát triển của kỹ thuật và nhu cầu chất lượng chăm sóc của cộng đồng đang tăng nhanh. Năng lực thực hành của sinh viên sau khi ra trường còn khá hạn chế [20]. Chương trình đào tạo liên tục cũng vẫn chưa được chú trọng. Một khó khăn nữa cũng có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, đó là kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ sở đào tạo vẫn còn rất hạn hẹp. Bên cạnh đó, ngành y tế còn thiếu định hướng chiến lược và cơ chế điều phối trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực y tế và các đề án để thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012–2020.