III. Khuyến nghị
1. Nhiệm vụ chủ yếu của ngàn hy tế năm 2012
2.5. Thông tin y tế
Những kết quả đã đạt được
Nhiệm vụ 1: Hoàn thiện chính sách, kế hoạch phát triển hệ thống thông tin y tế đến 2015 với tầm nhìn 2020
Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch thực hiện ”Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011–2020, tầm nhìn đến 2030.8 Việc khảo sát tình hình nhân lực thống kê y tế đã được thực hiện nhằm cung cấp thông tin cơ sở cho việc củng cố hoàn thiện tổ chức thống kê. Nhiệm vụ 2: Hoàn thiện hệ thống chỉ số, sổ sách ghi chép và báo cáo thống kê y tế. Ban hành Quyết định hệ thống chỉ số, chuẩn hóa hệ thống chỉ số cơ bản ngành y tế
Sau khi ban hành bản sửa đổi của các mẫu biểu thống kê y tế cho hệ thống báo cáo, các chỉ số cơ bản liên quan đến các lĩnh vực như KCB, YTDP, các chương trình mục tiêu quốc gia... đã được rà soát, từ đó xây dựng hệ thống chỉ số cơ bản ngành y tế và trình lãnh đạo Bộ ký ban hành.
Quyết định số 517/2011/QĐ-BYT đã ban hành mẫu bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là một bước đột phá trong việc chuẩn hóa thông tin về chi phí bệnh viện, dù hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi trong việc hạch toán chi phí.
Các chỉ số về theo dõi việc thực hiện Kế hoạch 5 năm của ngành y tế dần được lồng ghép vào các dự án viện trợ theo hình thức là chỉ tiêu cần đạt để giải ngân tiếp, đặc biệt đối với chương trình hỗ trợ ngân sách của Liên Minh Châu Âu.
Nhiệm vụ 3: Ban hành biểu mẫu báo cáo cho y tế tư nhân
Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định trách nhiệm của Sở Y tế thống kê và đăng tải công khai trên trang điện tử của Sở Y tế danh sách cơ sở khám chữa bệnh và người hành nghề y tế tư nhân cũng như việc báo cáo số liệu định kỳ về y tế tư nhân 6 tháng một lần về Bộ Y tế. Quy định này, nếu được thực hiện nghiệm túc, là một bước đột phá trong việc bảo đảm thông tin toàn diện và tập trung về nhân lực y tế, đặc biệt nhân lực và cơ sở y tế tư nhân.
8 Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011–2020, tầm nhìn đến 2030.
Chương 2: Cập nhật thực trạng hệ thống y tế Nhiệm vụ 4: Tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin, số liệu
Phòng thống kê y tế (Vụ Kế hoạch-Tài Chính của Bộ Y tế) đã tiến hành rà soát sổ sách, biểu mẫu báo cáo của các vụ, cục, chương trình quốc gia và các biểu mẫu tại địa phương để đề xuất việc phối hợp lồng ghép, cung cấp và trao đổi thông tin giữa các hệ thống thông tin trong ngành y tế và giữa hệ thống thông tin y tế với hệ thống của các bộ/ngành liên quan. Hiện nay, Bộ Y tế đang thu thập khoảng 127 chỉ tiêu, bao gồm: Chỉ tiêu phản ảnh tình hình sức khỏe nhân dân và chỉ tiêu hoạt động của các lĩnh vực y tế. Hầu hết các chỉ tiêu trên được thu thập theo chế độ báo cáo định kỳ thông qua hàng loạt sổ sách, biểu mẫu báo cáo từ xã, huyện, tỉnh, trung ương. Bộ Y tế được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì tiến hành 5 cuộc điều tra thống kê: Điều tra cơ sở và nhân lực ngành y tế; điều tra HIV/AIDS, điều tra dinh dưỡng, điều tra y tế quốc gia, điều tra nhân khẩu học và sức khỏe,9 để đáp ứng yêu cầu thông tin cho các chỉ tiêu thống kê quốc gia.10
Nhiệm vụ 5: Tăng cường khả năng tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
Một số chương trình dọc đã tổ chức lớp đào tạo kỹ năng giám sát, tổng hợp báo cáo cho các cán bộ chương trình tuy nhiên chưa có các khóa đào tạo thống kê cơ bản cho cán bộ thống kê tổng hợp tại các tuyến.
Nhiệm vụ 6: Tăng cường phổ biến thông tin y tế với các hình thức đa dạng và phù hợp Hình thức phổ biến thông tin thông thường là thông qua xuất bản Niên giám thống kê y tế hằng năm và được công bố chính thức rộng rãi trong và ngoài nước. Niên giám Thống kê y tế 2010 đã được xuất bản nhằm cung cấp thông tin phục vụ nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006–2010 và xây dựng mục tiêu chiến lược của ngành những năm tiếp theo. Thông tin thống kê cơ bản được đăng tải trên trang điện tử của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, việc xây dựng và phổ biến báo cáo JAHR hằng năm cũng là một kênh hiệu quả phổ biến thông tin toàn diện về hệ thống y tế.
Nhiệm vụ 7: Từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin y tế, áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thông tin y tế
Một số phần mềm chuyên dụng được phát triển và sử dụng rộng rãi ( phần mềm quản lý bệnh viện, quản lý HIV/AIDS, BHYT...). Thông tin về dịch vụ công, thông tin về sức khỏe được công bố rộng rãi trên các trang điện tử của ngành y tế như cổng thông tin Bộ Y tế, trang web của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế…
Quyết định số 1605/2010/QĐ-BYT phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011–2015 bao gồm danh mục nhóm các dịch vụ công được ưu tiên cung cấp trực tuyến, chủ yếu liên quan đăng ký dược và mỹ phẩm, và cấp phép hành nghề tư nhân. Ngoài ra, Quyết định này bao gồm 2 dự án quy mô quốc gia về hệ thống thông tin (bệnh án điện tử và quản lý hệ thống khám chữa bệnh; xây dựng dịch vụ tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa). Quyết định này cũng đưa ra một dự án để xây dựng hệ thống thông tin để theo dõi và đánh giá việc thực hiện các kế hoạch 5 năm và hằng năm, gồm cả các kế hoạch trong ngành y tế.
Những khó khăn, hạn chế
Chưa có kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin y tế. Chưa có chính sách quy định cụ thể về trách nhiệm và nguyên tắc phổ biến và chia sẻ thông tin y tế.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin y tế ở các cấp còn hạn chế, do đó không đủ thông tin cho xây dựng chính sách, lập kế hoạch cũng như theo dõi, giám sát thực hiện các chính sách. Bộ dữ liệu cơ bản sử dụng mã quốc tế ICD10 và mã dịch vụ ICD9-CM chưa được triển khai đồng bộ tại tất cả cơ sở khám chữa bệnh, chính vì vậy việc đo lường gánh nặng bệnh tật gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Số liệu thu thập tại trạm y tế xã chưa được máy tính hóa, chủ yếu thu thập thủ công nên việc kiểm tra, phân tích số liệu gặp nhiều khó khăn. Dữ liệu của các chương trình mục tiêu quốc gia và y tế dự phòng thường không sẵn có hoặc ít khi tiếp cận được. Thiếu cơ sở dữ liệu về y tế tư nhân. Thiếu các văn bản quy định nghĩa vụ và trách nhiệm cập nhật, báo cáo số liệu về hoạt động cung cấp dịch vụ y tế của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân.
Chưa tăng cường khả năng phân tích, sử dụng số liệu ở quy mô đủ lớn.
Chưa phối hợp đầy đủ với các trường đại học, viện nghiên cứu để cùng phân tích số liệu.
Chưa có hoạt động tăng cường hệ thống ghi nhận đối với bệnh không lây nhiễm, các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe và hoạt động tăng cường khai tử trong cộng đồng
Chưa có hệ thống phản hồi về chất lượng thông tin y tế.