Giám sát, thu thập và đo lường các thông tin, trải nghiệm về dịch vụ từ phía người bệnh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh (Trang 123)

III. Khuyến nghị

1. Khái niệm và phương pháp tiếp cận

2.3 Giám sát, thu thập và đo lường các thông tin, trải nghiệm về dịch vụ từ phía người bệnh

phía người bệnh

Hiện nay hệ thống thông tin quản lý y tế ở các bệnh viện tập trung vào quản lý tài chính và nhân sự. Tuy nhiên, nhằm cải thiện chất lượng cần có hệ thống thông tin cấp người bệnh bao gồm cả thông tin về tình trạng lâm sàng, kết quả cận lâm sàng và các can thiệp y tế và kết quả của sự can thiệp đó. Dù các bệnh viện cần thống kê và báo cáo các trường hợp tử vong và tai biến diễn ra tại bệnh viện, nhưng thông tin đó vẫn chưa được báo cáo đầy đủ và chưa được áp dụng trong việc cải thiện chất lượng.

Các bệnh viện hiện nay đã thực hiện quy trình thu thập, tiếp nhận và xử lý báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) trong đó có quy trình thu thập thông tin từ người bệnh về quá trình dùng thuốc và các phản ứng phụ của thuốc. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một báo cáo nghiên cứu nào đánh giá về việc thực hiện các quy định này trong các bệnh viện. Mức độ tuân thủ báo cáo ADR ở Việt Nam rất thấp so với nước khác. Ví dụ, năm 2011 ở Việt Nam chỉ có 2.3 ca ADR trên 10 000 lượt nội trú so với ở Mỹ năm 1998 là 670 ca ADR trên 10 000 lượt nội trú [81]. Ngoài thống kê về phản ứng có hại của thuốc hiện nay cũng có các quy định về báo cáo tử vong tại bệnh viện, tai biến truyền máu, tai biến phẫu thuật, tai biến thủ thuật và tai biến khác. Tuy nhiên, thông tin chưa đầy đủ và ít được hệ thống y tế sử dụng để rút kinh nghiệm và cải thiện an toàn chất lượng dịch vụ cho người bệnh.

Đối với các dịch vụ lâm sàng hiện nay chưa có một quy định hay mô hình cụ thể để giúp các cơ sở y tế thường xuyên theo dõi và đo lường các thông tin từ người bệnh về các dịch vụ lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viện.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)