III. Khuyến nghị
3. Quản lý vĩ mô đối với dược, trang thiết bị, công nghệ và cơ sở hạ tần gy tế
1.3 Xây dựng các tổ chức quản lý chất lượng dịch vụ trong bệnh viện
Kết quả, tiến bộ
Hiện nay có Hội đồng thuốc và điều trị, Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và Hội đồng Điều dưỡng là các hội đồng có liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Hội đồng thuốc và điều trị được thành lập theo Quy chế bệnh viện (1997), làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng sử dụng thuốc an toàn hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện. Hội đồng có nhiệm vụ: Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện; giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược;theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng thuốc; thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong bệnh viện; xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa dược sĩ, bác sĩ và điều dưỡng; trong đó dược sĩ là tư vấn, bác sĩ chịu trách nhiệm về chỉ định và điều dưỡng là người thực hiện y lệnh và chăm sóc người bệnh.
Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn được thực hiện theo Thông tư số 18/2009/TT-BYT. Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn có nhiệm vụ xem xét, đề xuất, tư vấn cho giám đốc bệnh viện xây dựng, sửa đổi, bổ sung: các quy định kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với quy định của Bộ Y tế; kế hoạch phát triển công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế, dịch bệnh; tư vấn sửa chữa,
thiết kế, xây dựng mới các công trình y tế trong đơn vị phù hợp với nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn; tổ chức huấn luyện, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và tuyên truyền thuộc về kiểm soát nhiễm khuẩn trong phạm vi đơn vị quản lý.
Hội đồng Điều dưỡng được thực hiện theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT. Nhiệm vụ của Hội đồng là tư vấn cho giám đốc bệnh viện về kế hoạch công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và tư vấn cho giám đốc bệnh viện sửa đổi, bổ sung các quy định kỹ thuật về chăm sóc điều dưỡng phù hợp với quy định của Bộ Y tế và đặc điểm của từng chuyên khoa.
Hầu như toàn bộ các bệnh viện ở các hạng đều đã thành lập Hội đồng Thuốc và điều trị cũng như Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn, chiếm tới 99%. Tỷ lệ bệnh viện có Hội đồng người bệnh cũng rất cao, chiếm 94% [44].
Hạn chế, bất cập
Hầu hết các bệnh viện đã thành lập Hội đồng thuốc và điều trị, tuy nhiên, chất lượng hoạt động của Hội đồng phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm và thúc đẩy của giám đốc bệnh viện.
Chưa có tổ chức nào trong bệnh viện chính thức đảm nhiệm các vấn đề khác không thuộc phạm vi hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị, như các vấn đề an toàn người bệnh (an toàn phẫu thuật, an toàn truyền máu, an toàn môi trường, phòng ngừa rủi ro do té ngã…), triển khai các phương pháp chất lượng trong cải tiến chất lượng bệnh viện. Các hoạt động trên thường được phân công cho phòng Kế hoạch, tổng hợp của bệnh viện vốn đã quá tải công việc nên kém hiệu quả và không có tính hệ thống. Một số bệnh viện đã thí điểm thành lập Hội đồng quản lý chất lượng (Bệnh viện Nhi đồng 1), phòng quản lý chất lượng bệnh viện (Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Pháp-Việt), Đơn vị quản lý nguy cơ (Bệnh viện Chợ Rẫy) hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên số lượng còn hạn chế do chưa có hành lang pháp lý cho công tác này. Một số vấn đề chất lượng mang tính chất liên quan đến nhiều bộ phận, khoa, phòng, đơn vị trong bệnh viện đòi hỏi sự phối hợp nhóm làm việc để giải quyết.
Theo kết quả khảo sát, chỉ có 12,5% bệnh viện có thành lập Hội đồng chất lượng. Tỷ lệ bệnh viện đã thành lập đơn vị quản lý nguy cơ chiếm 10,3%. Có 13% bệnh viện đã thành lập tổ quản lý chất lượng. Tuy nhiên, chỉ có 3% các bệnh viện đã thành lập phòng quản lý chất lượng. Nhân lực làm việc liên quan đến công tác quản lý chất lượng của các bệnh viện cũng rất hạn chế. Theo kết quả của nghiên cứu trên, số lượng các cán bộ y tế làm quản lý chất lượng không đáng kể và hầu hết đều kiêm nhiệm cũng như chưa được đào tạo bài bản và có chứng chỉ về quản lý chất lượng [44].
Trong số các sổ sách sử dụng trong bệnh viện có sổ sai sót. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin về an toàn người bệnh từ sổ sai sót rất hạn chế. Hiện chưa có hệ thống báo cáo về an toàn người bệnh nên chưa có nhiều nghiên cứu, phân tích để đưa ra những khuyến cáo nhằm cải tiến chất lượng và tăng cường công tác an toàn người bệnh. Năm 2012 có tới 45,6% bệnh viện có hệ thống báo cáo tự nguyện về sai sót, sự cố. Tuy nhiên một điều đáng ngạc nhiên là có tới 92% bệnh viện cho biết trong năm 2011 không có sai sót nào. Kết quả này chứng tỏ rằng hệ thống báo cáo tự nguyện về sai sót, sự cố đã được thành lập tại một số bệnh viện nhưng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. [44].
Kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ có 11,4% bệnh viện đã xây dựng và áp dụng chương trình đảm bảo an toàn người bệnh. Một số bệnh viện đã triển khai một số nội dung trong chương trình an toàn người bệnh, như xác định chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ (chiếm 16%); cải thiện chia sẻ thông tin giữa nhân viên y tế (chiếm 17%); loại trừ phẫu thuật sai bệnh nhân, sai vị trí (chiếm 13%). Tỷ lệ bệnh viện đã triển khai chương trình giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và sử dụng thuốc an toàn hợp lý cao hơn, chiếm tỷ lệ lần lượt là 28%
Chương 5: Quản lý chất lượng dịch vụ tại cơ sở khám chữa bệnh và 32%. Ngược lại, chỉ có 10% các bệnh viện có quan tâm và triển khai chương trình phòng ngừa người bệnh ngã [44].
2. Xác định các vấn đề ưu tiên
Dựa vào phân tích thực trạng nêu trên có thể thấy nhiều quy chế, quy định đã được xây dựng, nhưng chưa được thực hiện đầy đủ. Một số công cụ và tiêu chuẩn đang bắt đầu được áp dụng để tăng cường quản lý bệnh viện nói chung và quản lý chất lượng bệnh viện nói riêng, nhưng cũng chưa được áp dụng rộng rãi. Cuối cùng có thể thấy cơ cấu tổ chức bệnh viện vẫn chưa thực sự hỗ trợ việc tuân thủ các quy định trên, chưa tạo điều kiện để bảo đảm an toàn và chất lượng dịch vụ cho người bệnh. Việc xác định các vấn đề ưu tiên ở đây sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến phạm vi thẩm quyền của bệnh viện để giải quyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cũng xem xét đến vấn đề liên quan đến thẩm quyền của cấp trên.
Cơ chế, tổ chức và nguồn lực thực hiện quản lý chất lượng tại bệnh viện chưa hoàn chỉnh
Chưa có kế hoạch/chương trình tổng thể về cải tiến chất lượng bệnh viện để định hướng các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp bảo đảm chất lượng thiết yếu và hiệu quả nhất.
Chưa có tổ chức chứng nhận chất lượng KCB.
Chưa có quy định rõ ràng và hỗ trợ để áp dụng phổ biến các phương pháp, mô hình và công cụ chất lượng trong cải tiến chất lượng bệnh viện.
Tổ chức hệ thống chất lượng trong bệnh viện chưa hoàn thiện. Đặc biệt hiện nay chất lượng dịch vụ chỉ là một trong nhiều nhiệm vụ của phòng Kế hoạch tổng hợp (theo quy chế bệnh viện hiện nay), vì vậy chưa có bộ phận chuyên trách về chất lượng và an toàn người bệnh.
Thiếu cán bộ chuyên trách về quản lý chất lượng. Thiếu cán bộ chuyên trách về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện có đủ năng lực. Cán bộ y tế thiếu kiến thức về quản lý chất lượng.
Hầu hết các bệnh viện chưa tự xây dựng hướng dẫn điều trị, hướng dẫn quy trình chuyên môn, một phần do hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán điều trị, hướng dẫn quy trình chăm sóc do Bộ Y tế xây dựng chưa thường xuyên được cập nhật.
Ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm và chưa đạt kết quả mong muốn
Đầu tư cho công nghệ thông tin còn manh mún, thiếu các dự án độc lập.
Nhân lực về công nghệ thông tin tại cơ sở KCB còn thiếu và mất cân đối.
Thiếu cơ chế khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin y tế.
Thiếu hiểu biết của bên quản lý bệnh viện về tiềm năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lâm sàng, quản lý chất lượng.
Hệ thống thông tin trong bệnh viện chưa phục vụ hiệu quả quản lý chất lượng
Chưa có hệ thống báo cáo sai sót, sự cố và học từ sai sót.
Chưa có hệ thống giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp bệnh viện.
Thiếu cơ chế giám sát kê đơn thuốc nên có hiện tượng gia tăng sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh và các thuốc biệt dược.
Chưa có bộ tiêu chuẩn chất lượng để dựa vào khi xây dựng bộ chỉ số chất lượng và đo lường cải tiến chất lượng.
Các quy định, phương pháp quản lý chất lượng chưa được thực hiện đầy đủ
Chương trình an toàn người bệnh mới triển khai mang tính chất thí điểm.
Thực thi chưa đầy đủ các quy định về an toàn truyền máu.
Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện tại các bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống quản lý chất lượng labo xét nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu về bảo đảm chất lượng xét nghiệm hiện nay.
Việc triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị chưa đồng đều.
Phong trào tiêm an toàn toàn quốc chưa phát huy hiệu quả.
Viện phí chưa tính đầy đủ chi phí chăm sóc người bệnh, gồm cả chế độ dinh dưỡng, nên thiếu nguồn tài chính để đạt yêu cầu chăm sóc toàn diện, vẫn phải dựa chủ yếu vào người nhà người bệnh hoặc người chăm sóc do người bệnh tự thuê, người bệnh đa số vẫn phải tự lo ăn và chưa được bảo đảm dinh dưỡng trong thời gian điều trị tại bệnh viện.
Thiếu cơ chế giám sát theo dõi công tác chăm sóc người bệnh, dinh dưỡng bệnh viện.
Giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế với người bệnh chưa tạo được sự hài lòng đối với người bệnh.
3. Khuyến nghị
Để từng bước giải quyết các vấn đề ưu tiên nêu trên, báo cáo đã khuyến nghị một số nhóm giải pháp sau (xem chi tiết ở Chương 9 của báo cáo này).
Hoàn thiện các cơ chế, tổ chức và nguồn lực để thực hiện quản lý chất lượng tại bệnh viện.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng KCB.
Tăng cường hệ thống thông tin quản lý bệnh viện.
Chương 6: Phát huy vai trò của cộng đồng và của người bệnh trong cải thiện chất lượng dịch vụ
Chương 6: Phát huy vai trò của cộng đồng và của người bệnh trong cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh
Dựa trên hướng dẫn của WHO về xây dựng khung chiến lược đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ y tế [27], để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp trong phát huy vai trò của cộng đồng và người bệnh trong cải thiện chất lượng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay, chương này sẽ tập trung vào một số nội dung chính sau đây:
Đánh giá về hành lang pháp lý phù hợp, thể hiện sự tôn trọng quyền của người bệnh (quyền tiếp cận thông tin, chia sẻ các quyết định chuyên môn, v.v…).
Đánh giá các hình thức, cơ chế cho người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế tham gia vào quá trình thực hiện và đánh giá các dịch vụ y tế.
Đánh giá các giải pháp giám sát, thu thập và đo lường các thông tin, trải nghiệm lâm sàng trong sử dụng dịch vụ từ phía người bệnh.
Đánh giá các hình thức công bố thông tin rộng rãi và minh bạch về năng lực hoạt động, chất lượng dịch vụ của các cơ sở y tế để làm căn cứ cho người bệnh lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ.