Theo Masso, Eamets và Philips (2005), tái phân bổ việc làm và lực lượng lao động rất quan trọng đối với tăng trưởng, bị ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước và việc thực thi các chính sách này của các cơ quan Chính phủ, chẳng hạn như: Luật Lao động, các quy định về phá sản và vỡ nợ, thủ tục hành chính khi thành
79
lập doanh nghiệp, rào cản pháp lý đối với thương mại và đầu tư quốc tế…
Dựa vào kết quả đã trình bày ở mục 4.1, 4.2 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020 tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 16/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đề tài kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo đúng định hướng đã đề ra như sau:
5.2.1. Về phát triển các doanh nghiệp theo lợi thế cạnh tranh của khu vực địa lý
Biến khu vực kinh tế và khu vực địa lý không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng việc làm ròng ở khu vực Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn của tỉnh Gia Lai là tương đương nhau trong giai đoạn 2007-2013, ứng với các tỷ lệ 53%/năm và 65,5%/năm. Do đó, việc phát triển doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế, ngành kinh tế theo lợi thế cạnh tranh của từng khu vực địa lý của tỉnh sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Khu vực I (nông nghiệp) có tỷ lệ tạo việc làm, tiêu hủy việc làm, tăng trưởng việc làm ròng thấp (7,1%/năm trong giai đoạn 2007-2013 ); tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2020, ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn được xác định là ngành sản xuất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Gia Lai. Với tiềm năng và lợi thế đất đai tự nhiên, nhưng nguồn nhân lực thiếu kỹ năng, đặc biệt là người lao động đồng bào dân tộc thiểu số; Gia Lai cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu như: Hình thành và phát triển các vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp dài ngày (cao su, tiêu, cà phê, điều…) và chăn nuôi; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu mà tỉnh rất có lợi thế cạnh tranh như cây mía ở An Khê, Ayun Pa, Phú Thiện, Đăk Pơ; cây chè ở Bắc Pleiku và Chư Prông; cây cao su ở Đức Cơ, Ia Grai; cây tiêu ở Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông; cây điều, cây thuốc lá ở Krông Pa, cây lúa nước ở Ia Pa, Ayun Pa và Phú Thiện…
Khu vực II (công nghiệp – xây dựng): các doanh nghiệp trong khu vực này có tỷ lệ tạo việc làm ròng hàng năm rất cao (17,2%/năm trong giai đoạn 2007-2013).
80
Để nâng dần tỷ trọng lao động tham gia vào khu vực sản xuất công nghiệp - xây dựng (đặc biệt là công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng cao), giảm dần tỷ trọng lao tham gia vào khu vực sản xuất nông nghiệp, cần tập trung xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Trà Đa mở rộng và khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh; xúc tiến đầu tư nhanh dự án xây dựng khu công nghiêp Tây Pleiku và các khu cụm công nghiệp huyện Chư Păh, Chư Sê, Chư Prông, Mang Yang.
Khu vực III (dịch vụ): là khu vực có tỷ lệ tăng trưởng việc làm ròng cao nhất trong ba khu vực kinh tế (23,5%/năm) trong giai đoạn 2007-2013. Với tốc độ phấn đấu tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 14,9%, giai đoạn 2016-2020 đạt 12,4%, cần tiếp tục mở rộng và phát triển tổng hợp các ngành dịch vụ tương xứng với tiềm năng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, trong giai đoạn tới cần tập trung vào các giải pháp chính, đó là: phát triển thương mại theo hướng đảm bảo cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cho đời sống, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của sản xuất nông – công nghiệp, xây dựng thị trường mở hòa nhập với thị trường vùng Tây nguyên, duyên hải miền Trung, cả nước và quốc tế bằng cách xây dựng khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, phát triển hoàn thiện hệ thống chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh… Tận dụng những lợi thế vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, môi trường văn hóa và nhân văn để xây dựng hạ tầng du lịch và đẩy mạnh phát triển các hoạt động du lịch. Huy động các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vận tải hàng hóa và hành khách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…
5.3.2. Về tăng năng suất lao động, tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất và tăng thu nhập cho người lao động
Kết quả hồi quy mô hình cho thấy năng suất lao động có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng việc làm trong doanh nghiệp, trong khi đó thâm dụng vốn, thu nhập của người lao động và số lượng lao động trong doanh nghiệp lại có ảnh hưởng tiêu cực trong tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp. Kết quả này được áp dụng khuyến nghị chính sách cho từng ngành khu vực kinh tế như sau:
Đối với ngành nông nghiệp, việc thâm dụng vốn và tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời giảm số lượng lao động trong nông nghiệp chuyển dần sang lĩnh
81
vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Để thực hiện việc này, tỉnh Gia Lai phải: (i) tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; (ii) hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân ứng dụng các loại hình công nghệ trong thu hoạch, phơi sấy, chế biến bảo quản nông sản; (iii) khuyến khích các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tổ chức tập huấn và hội nghị đầu bờ cho nông dân; (iv) có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn đầu tư thâm canh, tăng năng suất ngành nông nghiệp.
Đối với khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, việc tăng năng suất trong lao động để tiếp tục tăng thu nhập cho người lao động là rất cần thiết; tuy nhiên khi tăng cường hai yếu tố này số lượng việc làm trong doanh nghiệp sẽ giảm, để tăng số lượng việc làm cần mở rộng, nâng công suất các nhà máy, cơ sở sản xuất, xây dựng mới thêm nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất mới tạo việc làm, thu hút người lao động. Để thực hiện việc này, tỉnh Gia Lai cần: (i) tiếp tục tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và sử dụng nguyên liệu tại chỗ; (ii) chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, các ngành nghề thâm dụng lao động; (iii) áp dụng công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp; (iv) ứng dụng công nghệ sản xuất phù hợp với quy mô, phù hợp với xu hướng phát triển nhằm đảm bảo sức cạnh tranh về chất lượng và giá cả; (v) tăng tỷ lệ lao động có nghề và kỹ thuật bằng cách tăng cường cơ sở vật chất và mở rộng quy mô các trường Dân tộc nội trú tỉnh, tập trung đào tạo nghề công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ở các trường Cao đẳng sư phạm, trường Cao đẳng nghề Gia Lai, trường trung cấp nghề An Khê và Ayun Pa… phát triển thị trường lao động nhằm gắn kết cung - cầu lao động.
5.2.3. Phát triển ổn định số doanh nghiệp hiện có và khuyến khích thành lập mới các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề mới
Kết quả hồi quy cho thấy, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng dài thì càng có ảnh hưởng tích cực đến việc tăng trưởng việc làm trong doanh nghiệp; do đó, cần hỗ trợ các doanh nghiệp này hoạt động ổn định,
82
có hiệu quả và lâu dài theo các quy định tại Nghị định số Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đó là: (i) hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay, hỗ trợ lãi suất ngân hàng; (ii) quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để bảo đảm cảnh quan môi trường; (iii) hỗ trợ Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; (iv) xúc tiến mở rộng thị trường; (v) công khai kế hoạch mua sắm và cung ứng dịch vụ công; (vi) cung cấp thông tin và tư vấn và (vii) trợ giúp phát triển nguồn nhân lực.
Khuyến khích thành lập mới các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề chưa có hoặc có ít doanh nghiệp hoạt động tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận.
5.3. Hạn chế của Đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa tích cực, đóng góp vào lý thuyết và thực tiễn trong định hướng, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tạo ra ngày nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tuy nhiên, đề tài còn có một số hạn chế sau:
Kết quả tỷ lệ việc làm bị tiêu hủy trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa bao gồm số lượng việc làm bị giảm đi do các doanh nghiệp bị giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, do đó các chính sách được khuyến nghị dựa trên tỷ lệ tái phân bổ việc làm. Số liệu về các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc bị giải thể trên địa bàn tỉnh Gia Lai được tổng hợp bắt đầu tư năm 2012, do đó các nghiên cứu sau này sẽ sử dụng số liệu này để phân tích, tuy nhiên số lượng quan sát sẽ rất thấp. Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai lớn (khoảng 3.080 doanh nghiệp); trong khi đó có nhiều doanh nghiệp được điều tra trong năm này, nhưng lại không được điều tra trong năm khác nên số lượng mẫu các doanh nghiệp đưa vào nghiên cứu không nhiều so với tổng thể doanh nghiệp nên tính tổng quát của đề tài còn bị hạn chế, cần kết hợp với số liệu của nhiều nghiên cứu khác để mở rộng phạm vi khảo sát trên nhiều tỉnh thành trong nước để đạt tính tổng quát hóa cao trong các nghiên cứu tiếp theo.
83
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp chưa bao gồm đầy đủ các biến độc lập, các nghiên cứu tiếp theo cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm nhiều biến độc lập vào mô hình để kết quả nghiên cứu chính xác và tổng quát hóa hơn; từ đó, đưa ra khuyến nghị chính sách sát với thực tiễn hơn. Bên cạnh đó, do gặp khó khăn trong vấn đề về xử lý số liệu của các doanh nghiệp mới thành lập (qua các năm) và các doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động (qua các năm), nên dữ liệu của các doanh nghiệp này không được đưa vào chạy mô hình hồi quy dữ liệu bảng./.
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
Quốc hội (2005, 2009), Luật doanh nghiệp
Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2008, 2011 và 2013
Tỉnh ủy Gia Lai (2013), Báo cáo số 42-BC/BCS ngày 18/9/2013 về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV giữa nhiệm kỳ (nhiệm kỳ 2010-2015)
Chính phủ (2012), Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 16/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020
Chính phủ (2013), Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (2010), Khái niệm về việc làm Quốc hội (2012), Luật Lao động
Tổng cục Thống kê, Khái niệm về việc làm
Nguyễn Thị Tuệ Anh và Bùi Thị Phương Liên (2007), Đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất (lao động) ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chính phủ (2010), Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam
85
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BKH về việc quy định nội dung Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.
Nguyễn Thị Đông (2013), Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tạo việc làm cho người lao động ở Phú Yên, Tạp chí nghiên cứu và trao đổi, số 14(24)- tháng 01-02/2014
Vũ Thành Tự Anh (2013), Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright MPP06
Phan Hồng Dẫn (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Cần Thơ
Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính phủ (2004), Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam
Cao Sỹ Khiêm (2013), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm 2013”, Tạp chí Tài chính, số 2 -2013
The Worldbank (2014), Việc làm là nền tảng căn bản cho phát triển, theo Báo cáo Phát triển Thế giới 2013, Báo cáo phát triển thế giới năm 2013. Dẫn
từ www.worldbank.org (tiếng Việt)
Phan Huy Đường và Bùi Đức Tùng (2010), Lý thuyết của John Maynard Keynes về việc làm và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam
Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học nông nghiệp bền vững, Nhà xuất bản Phương Đông
Trần Thị Ái Đức (2012), “Tìm hiểu một số lý thuyết hiện đại về việc làm”. Dẫn từ http://htu.edu.vn
Đinh Phi Hổ (2011), Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển nông nghiệp, Nhà xuất bản Phương Đông
86
Nghiêm Thượng Đắc, Bùi Hữu Đạo, Trần Lĩnh Trúc (2010), “Định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với bối cảnh thực thi các cam kết WTO và Nghị định 56/2009/NĐ-CP”. Dẫn từ
http://www.vinasme.vn
Damodar Gujarati, Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - MPP05
Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright niên khóa 2006-2007, Dữ liệu bảng (panel data)
Damodar Gujarati, Phương sai thay đổi, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - MPP05
Damodar Gujarati, Các mô hình kinh tế lượng động: Mô hình tự hồi quy và mô hình phân phối trễ, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - MPP05 Đinh Công Khải (2013), Bài giảng Dữ liệu bảng – môn Kinh tế lượng, Chương
trình giảng dạy Kinh tế Fulbright MPP5
Phùng Thanh Bình (2008), Hướng dẫn sử dụng Eview 6
Trần Tiến Khai (2012), Phương pháp nghiên cứu kinh tế kiến thức cơ bản, Nhà xuất bản Lao động Xã hội
2. Tài liệu tiếng Anh
Acquisti A. and Lehmann H. (2010). “Job creation and job destruction in Russia: some preliminary evidence from Enterprise-level data”. Availabe:
http://www.heinz.cmu.edu
Nguyen Minh Ha (2010). “Job creation and destruction of firms in Viet Nam”.
SME and entrepreneurship in sustainable economic development and enhancement of quality of life. Hotel Equatorial, Kuala Lumpur, Malaysia, 26-27 August 2010, Global Conference On SME and Entrepreneurship, 021-1-10
Davis S.J. and Haltiwanger J. (1990). “Gross job creation and destruction: microeconomic evidence and macroeconomic implications”. NBER
87
Macroeconomics Annual, Volume 5, 123-186
Steven J.D and Haltiwanger J. (1992). “Gross job creation, gross job destruction, and employment reallocation”. Available: www.jstor.org
Davis S.J and Haltiwanger J. (1999). Gross job flows. Handbook of Labor Economics, volume 3, 2711-2805
Martina Lawless (2012). “Job Creation and Destruction in Recession”. Available:
www.centralbank.ie
Hijzen A., Richard U. and Wright P. (2009). “Job Creation, Job Destruction and