Phân tích dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 52 - 59)

Gia Lai

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước ở chương 2 cho thấy, dòng chảy việc làm được phân tích ở các nội dung: (i) tổng dòng chảy việc làm và (ii) dòng chảy việc làm theo từng đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp. Kết hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đề tài phân tích dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo các nội dung sau:

(1) Tổng dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai; trong đó, có phân tích tác động của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, nhưng không phân tích ảnh hưởng của các doanh nghiệp rút khỏi thị trường, vì Cục Thống kê tỉnh Gia Lai chỉ tiến hành điều tra doanh nghiệp đang còn hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm, việc theo dõi, tổng hợp số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể chỉ mới được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai tổng hợp bắt đầu từ năm 2012 đến nay.

(2) Dòng chảy việc làm theo các đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp

gồm:

(2.1) Quy mô doanh nghiệp tính theo số lượng lao động hay nói cách khác là số lượng lao động trong doanh nghiệp: Theo mục 2.1. đề tài này, chúng ta thấy rằng, có nhiều tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp theo số lượng lao động, tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, tính đặc thù của từng ngành nghề, vùng lãnh thổ… Vì vậy, đặc tính này sẽ được đề tài phân tích theo tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp của Việt Nam tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, số lượng lao động trong doanh nghiệp được đề tài phân tích theo 04 mức độ: 1-10 người, 11-20 người, 21-50 người và trên 50 người; số lượng lao động trong doanh nghiệp tại thời điểm t được tính theo phương pháp của Baldwin và Picot (1995, được trích bởi Hijzen, Upward và Wright, 2009):

Quy mô doanh nghiệp ban đầu: phân loại các doanh nghiệp bởi số lượng lao động trong doanh nghiệp ở giai đoạn 1 (năm 2006). Các doanh nghiệp không tồn tại ở thời điểm năm 2006 được xếp vào loại quy mô nhỏ, các doanh nghiệp gia nhập

44

trong năm 2006 được phân loại theo quy định của Chính phủ. Cách phân loại này có thể tạo ra hồi quy sai lầm.

Trung bình quy mô doanh nghiệp năm hiện hành: phân loại doanh nghiệp theo kích thước trung bình trong giai đoạn thay đổi việc làm (Nt – Nt-1)/2; phương pháp này có nhược điểm là sẽ kéo theo việc tăng hoặc giảm quy mô doanh nghiệp đang xem xét, vì bao gồm cả kích thước hiện tại.

Trung bình quy mô doanh nghiệp năm trước: phân loại doanh nghiệp theo kích thước trung bình trước khi đo lường sự thay đổi trong việc làm (Nt-1 – Nt-2)/2.

(2.2) Độ tuổi (số năm hoạt động) của doanh nghiệp: mỗi nghiên cứu lựa chọn một nhóm độ tuổi khác nhau để phân tích dòng chảy việc làm tùy theo đặc điểm của các doanh nghiệp cần nghiên cứu, ví dụ: Foster, Haltiwanger và Kim (2006) lựa chọn các nhóm tuổi doanh nghiệp là ≤ 3 năm, từ 4-8 năm và từ 9 năm trở lên; đề tài áp dụng cách phân nhóm tuổi của Masso, Eamets và Phillips (2005) để phân nhóm tuổi doanh nghiệp trong phân tích dòng chảy việc làm, vì các tác giả này vận dụng kết quả lý thuyết của Javanovic (1982) và Davis và ctg (1997) được nêu tại điểm (2) mục 2.2.2. của đề tài này, vì vậy các nhóm tuổi được phân tích gồm: ≤1 tuổi, từ 2-4 tuổi và từ 5 tuổi trở lên.

(2.3) Khu vực kinh tế và ngành kinh tế: dòng chảy việc làm sẽ được phân tích ở cả 03 khu vực kinh tế (khu vực I: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực II: công nghiệp - xây dựng và khu vực III: dịch vụ); trong từng khu vực kinh tế, đề tài sẽ phân tích chi tiết đến phân ngành cấp 2. Với quy mô kinh tế của một tỉnh miền núi, nghèo và chưa phát triển như Gia Lai, có nhiều ngành kinh tế ở phân ngành cấp 2 không có doanh nghiệp nào hoạt động nên đề tài cũng chỉ sẽ phân tích đối với các phân ngành có doanh nghiệp đang hoạt động, sản xuất kinh doanh.

(2.4) Hình thức sở hữu vốn trong doanh nghiệp: Căn cứ vào cách phân loại của Chính phủ và tiêu chí thống kê hàng năm của Cục Thống kê, dòng chảy việc làm sẽ được phân tích ở 03 hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ năm 2006 đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh Gia Lai chỉ có 02 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động (riêng năm

45

2011 là 03 doanh nghiệp). Vì vậy, đề tài chỉ phân tích dòng chảy việc làm ở 02 hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước.

(2.5) Vùng địa lý (địa điểm hoạt động): Căn cứ vào đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng, tỉnh Gia Lai được chia thành 02 khu vực địa lý, đó là:

Khu vực phía Đông Trường Sơn, gồm thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và các huyện Kbang, Kông Chro, Đăk Pơ, Krông Pa, Ia Pa và Phú Thiện với đặc tính đất phù sa và khí hậu giống với vùng Duyên hải Miền trung nên phù hợp với sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Khu vực phía Tây Trường Sơn, gồm thành phố Pleiku và các huyện Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh, Đăk Đoa và Mang Yang là vùng đất đỏ Bazan nên phù hợp với các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, tiêu… gắn với công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu.

Đề tài sẽ phân tích dòng chảy việc làm tỉnh Gia Lai theo vùng địa lý này.

3.3.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Mục 3.3.1. của đề tài đã phân tích dòng chảy việc làm trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo từng đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp. Với cách nhìn nhận rằng, một doanh nghiệp ở cùng một thời điểm, bản thân nó chứa đựng không chỉ một mà nhiều đặc tính sử dụng lao động; trong khi đó, phương thức đo lường dòng chảy việc làm tiến hành phân tích theo từng đặc tính riêng lẻ (quy mô doanh nghiêp tính theo số lượng lao động, ngành kinh tế, vùng địa lý, loại hình sở hữu vốn…), chưa định lượng được mức độ tác động của mỗi đặc tính, cũng như sự tương tác lẫn nhau giữa các đặc tính này đến dòng chảy việc làm. Vì vậy, đề tài tiếp tục phân tích mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng (tăng trưởng việc làm) trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Dựa trên cơ sở các lý thuyết về việc làm và dòng chảy việc làm, mô hình của các nghiên cứu trước, đề tài lựa chọn cách tiếp cận và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm của Masso, Eamets và Philips (2005), vì: (i) Mô hình này áp dụng ở Estonia, là quốc gia đang trong quá trình chuyển tiếp nền kinh tế

46

từ kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, tương tự như ở Việt Nam; (ii) Mô hình này đảm bảo đầy đủ các đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp được phân tích trong phần dòng chảy việc làm và các yếu tố thể hiện tính chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đó là mức độ thâm dụng vốn và năng suất lao động. Ngoài ra, đề tài còn đưa thêm biến Thu nhập của người lao động vào mô hình nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của thu nhập người lao động đến dòng chảy việc làm.

Theo cách tiếp cận mô hình của Masso, Eamets và Philips (2005), trong mô hình sẽ có các biến được sinh ra trong quá trình biến đổi công thức toán học là AGE_S (bình phương tuổi của doanh nghiệp), NUMBER_S (bình phương số lượng lao động trong doanh nghiệp) và NUMBER_AGE (là tích của tuổi của doanh nghiệp và số lượng lao động trong doanh nghiệp). Các biến này khi đưa vào mô hình sẽ gây ra hiện tượng đa cộng tuyến với biến sinh ra nó (AGE và NUMBER); bên cạnh đó, kết quả hồi quy của Masso, Eamest và Philips (2005) cũng cho thấy chúng không có ý nghĩa thống kê trong mô hình; nên các biến này không được đưa vào mô hình thực nghiệm của đề tài. (Đề tài cũng thực hiện hồi quy mô hình có các biến này, kết quả giống như đã nhận xét, xem thêm ở phụ lục 4).

Do đó, đề tài lựa chọn mô hình nghiên cứu có dạng:

Trong đó:

Biến phụ thuộc: Δni,t = log(NUMBERi,t – logNUMBERi,t-1) là tăng trưởng việc làm (tạo việc làm ròng) của doanh nghiệp i trong năm t.

Các biến độc lập:

NUMBERi,t-2 là số lượng lao động trong doanh nghiệp, được tính bằng logarit của số lượng lao động trong doanh nghiệp i tại thời điểm t-2. Biến này được kỳ vọng mang dấu “-”, tức là số lượng lao động trong doanh nghiệp càng nhiều thì số lượng việc làm ròng được tạo ra trong doanh nghiệp càng ít.

47

AGEi, t-2 là độ tuổi của doanh nghiệp, được tính bằng logarit của độ tuổi doanh nghiệp i tại thời điểm t-2. Biến này được kỳ vọng mang dấu “-”, tức là độ tuổi (thời gian hoạt động) của doanh nghiệp càng cao thì số lượng việc làm ròng được tạo ra trong doanh nghiệp càng thấp.

STATE là biến dummy, biểu hiện cho hình thức sở hữu vốn, doanh nghiệp nhà nước sẽ nhận giá trị là 1, doanh nghiệp ngoài nhà nước nhận giá trị 0. Biến này được kỳ vọng mang dấu “-”, tức là doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng tạo ra việc làm ròng ít hơn doanh nghiệp ngoài nhà nước.

PROD i,t-2 là năng suất lao động, được tính bằng logarit của tỷ lệ giá trị gia tăng (doanh thu trừ đầu vào trung gian) với số lượng lao động tại thời điểm t-2. Biến này được kỳ vọng mang dấu “+”, tức là năng suất lao động của công nhân trong doanh nghiệp càng cao thì tăng trưởng việc làm trong doanh nghiệp càng tăng.

CAPINT i,t-2 là mức độ thâm dụng vốn của doanh nghiệp, được tính bằng logarit của tỷ lệ vốn cố định với số lượng lao động tại thời điểm t-2. Biến này được kỳ vọng mang dấu “-”, tức là mức độ thâm dụng vốn trong doanh nghiệp càng lớn thì việc làm ròng được tạo ra trong doanh nghiệp càng nhỏ.

INCOME là mức thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, được tính bằng logarit của tỷ lệ giữa tổng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp và số lao động trong doanh nghiệp. Biến này được kỳ vọng mang dấu “-”, tức là mức thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp càng cao thì việc làm ròng được tạo ra trong doanh nghiệp càng ít.

REGION là biến dummy, biểu hiện cho 02 khu vực địa lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai, khu vực Tây Trường Sơn (WESTERN) nhận giá trị 1 và khu vực Đông trường Sơn (EASTEN) nhận giá trị 0. Biến này không được kỳ vọng dấu, khi chạy mô hình biến WESTERN sẽ là đại diện.

INDUSTRY là biến dummy, biểu hiện cho 03 khu vực kinh tế: khu vực nông nghiệp (AGRI); công nghiệp, xây dựng (INDU_CON) và dịch vụ (SERVICE). Đây là đặc điểm khác của đề tài so với các nghiên cứu trước khi đề tài không thực hiện hồi quy cho từng ngành kinh tế cấp 1. Biến này được kỳ vọng mang dấu “+” cho khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, dấu “-” cho khu vực nông nghiệp, khi

48

chạy mô hình biến AGRI và INDU_CON sẽ là đại diện, do đó biến AGRI sẽ nhận giá trị là 1 khi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, ngoài ra sẽ nhận giá trị là 0; tương tự như vậy cho biến INDU_CON.

uit: làsai số hồi quy.

Bảng 3.1. Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu Ký hiệu biến Tên biến Dấu

kỳ vọng

Các tác giả nghiên cứu trước các biến sử dụng trong mô hình

nghiên cứu

I Biến phụ thuộc

Δni,t Tăng trưởng lao động (tạo việc làm ròng) của

doanh nghiệp i trong năm t

Masso, Eamets và Phillips (2005); Acquisti và Lehman (2000)

II Biến độc lập

NUMBERi,t-2 Số lượng lao động trong doanh nghiệp

- Nguyễn Minh Hà (2010); Hijzen, Upward và Wright (2009); Admasu và Arjun (2009); Masso, Eamets và Phillips (2005); Acquisti và Lehmann (2000); Davis và Haltiwanger (1999); Davis, Haltiwanger và Schuh (1993) AGEi, t-2 Độ tuổi doanh nghiệp - Admasu và Arjun (2009);

Foster, Haltiwanger và Kim (2006); Masso, Eamets và Phillips (2005); Davis và Haltiwanger (1999)

STATE Doanh nghiệp nhà nước - Nguyễn Minh Hà (2010); Foster, Haltiwanger và Kim (2006); Masso, Eamets và Phillips (2005); Acquisti và Lehmann (2000)

49

PRODi, t-2 Năng suất lao động + Admasu và Arjun (2009); Masso, Eamets và Phillips (2005)

CAPINTi, t-2 Mức độ thâm dụng vốn + Admasu và Arjun (2009); Masso, Eamets và Phillips (2005); Davis và Haltiwanger (1999)

INCOME Mức thu nhập của người lao động trong doanh

nghiệp

- Foster, Haltiwanger và Kim (2006); Davis và Haltiwanger (1999)

WESTERN Khu vực Tây Trường sơn

Hijzen, Upward và Wright (2009); Foster, Haltiwanger và Kim (2006); Masso, Eamets và Phillips (2005); Acquisti và Lehmann (2000)

AGRI Khu vực nông nghiệp - Hijzen, Upward và Wright (2009); Nguyễn Minh Hà (2010); Foster, Haltiwanger và Kim (2006); Masso, Eamets và Phillips (2005); Acquisti và Lehmann (2000)

INDU_CON Khu vực công nghiệp - xây dựng

+

Ghi chú:

- WESTERN là biến dummy đại diện cho biến REGION là khu vực địa lý, gồm 02 biến WESTERN và EASTEN

- Biến AGRI và INDU_CON là biến dummy đại diện cho biến INDUSTRY là các khu vực kinh tế, bao gồm 03 biến AGRI, INDU_CON và SERVICE

50

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)