Tổng dòng chảy việc làm

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 63 - 66)

Lý thuyết và các nghiên cứu trước đã cho thấy: tiêu hủy việc làm (do sự rút khỏi thị trường của các doanh nghiệp hay sự co lại của các doanh nghiệp đang hoạt động) và tạo việc làm (do sự xâm nhập của các doanh nghiệp mới thành lập hoặc mở rộng của các doanh nghiệp hiện có) là quá trình đồng thời và chủ yếu trong thay đổi tổng số việc làm trong nền kinh tế. Điều này đúng với dữ liệu việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, được thể hiện trên Hình số 4.1.

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, tính toán của tác giả

-20 -10 0 10 20 30 40 50

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hình 4.1. Tỷ lệ dòng chảy việc làm trong doanh nghiệp tỉnh

Gia Lai, 2007-2013 (đơn vị tính %)

JC JD JR NR XR

55 Hình số 4.1. cho thấy tỷ lệ tổng dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trong giai đoạn 2007-2013, tỷ lệ tạo việc làm (JC) trung bình 20,59%/năm, tỷ lệ tiêu hủy việc làm (JD) trung bình 11,45%/năm và tỷ lệ tái phân bổ việc làm ròng (NR) trung bình 9,14%/năm; trong đó, năm 2008 tỷ lệ tạo việc làm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rất cao 37,19%, tỷ lệ tiêu hủy việc làm chỉ có 9,23%, điều này có thể là do năm 2008, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và đi vào hoạt động tăng với tỷ lệ rất lớn (184%) so với năm 2007 (theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2013 là 940 doanh nghiệp và 31/12/2014 là 1.811 doanh nghiệp). Năm 2010, tỷ lệ tạo việc làm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng rất cao 22,82%, đồng thời tỷ lệ tiêu hủy việc làm cũng rất cao 14,57%; điều này có thể là do hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị tác động bởi sự suy giảm của kinh tế trong nước và thế giới giai đoạn 2008-2010.

Kết quả này trái ngược với kết quả của Nguyễn Minh Hà (2010) trong nghiên cứu “Tạo việc làm và tiêu hủy việc làm trong các doanh nghiệp ở Việt Nam”

khi cho thấy tỷ lệ tạo việc làm của Việt Nam ở giai đoạn 2000-2005 là 15,54%/năm và tiêu hủy việc làm là 16,2%/năm, dẫn đến tỷ lệ tạo việc làm ròng là -0,06%/năm. Điểm khác biệt này có thể là do thời gian nghiên cứu của hai đề tài là khác nhau, Nguyễn Minh Hà (2010) nghiên cứu trong giai đoạn 2000-2005, là khoảng thời gian Luật Doanh nghiệp chưa có hiệu lực, còn giai đoạn nghiên cứu của đề tài từ 2007- 2013, là khoảng thời gian sau khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực.

Tỷ lệ tăng trưởng việc làm ròng (NR) đều tăng qua các năm, điều này phù hợp với số liệu công bố của Cục Thống kế tỉnh Gia Lai về số lượng người lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006-2012 (tại thời điểm nghiên cứu, số liệu năm 2013 chưa được công bố số liệu chính thức); tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng việc làm ròng theo nghiên cứu của đề tài có sự khác biệt với tỷ lệ công bố của Cục Thống Kê Gia Lai, sự khác biệt này có thể do phương pháp đo lường và số mẫu quan sát là khác nhau. Sự khác biệt này được biểu hiện tại Hình 4.2.

56

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, tính toán của tác giả

Một trong các chỉ tiêu được các nghiên cứu về dòng chảy việc làm thường phân tích, đó là: so sánh tỷ trọng tạo việc làm giữa doanh nghiệp mới thành lập hoặc gia nhập thị trường và doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh; tỷ trọng tiêu hủy việc làm giữa doanh nghiệp rút khỏi thị trường và co hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, như đã nói tại điểm (1) mục 3.3.1., do đặc điểm về quản lý của tỉnh Gia Lai, nên đề tài không phân tích tỷ trọng tiêu hủy việc làm giữa các doanh nghiệp rút khỏi thị trường và doanh nghiệp co hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tỷ trọng của tạo việc làm giữa doanh nghiệp mới thành lập hoặc gia nhập thị trường và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh được biểu hiện ở Hình 4.3.

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, tính toán của tác giả

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hình 4.2. Tỷ lệ tăng trưởng việc làm ròng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, 2007-2012 (đơn vị tính %)

Số liệu của Cục Thống kê Gia Lai

Số nghiên cứu của Đề Tài

0 5 10 15 20 25 30 35 40 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Hình 4.3. Tỷ trọng của tỷ lệ tạo việc làm của doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp mở rộng hoạt động (đơn vị tính %)

Thành lập mới Mở rộng

57

Hình 4.3. cho thấy, tỷ trọng tạo việc làm của doanh nghiệp thành lập mới thấp hơn so với các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngoại trừ năm 2008 và 2013; kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Time Kane (2010), Masso, Eamets và Philips (2005) là doanh nghiệp mới thành lập chiếm tỷ trọng cao trong tạo việc làm, nhưng lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hijzen, Upward và Wright (2009). Nguyên nhân có thể do: (i) đối với năm 2008 và 2013 tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng rất cao so với năm trước đó (năm 2008 bằng 184% so với năm 2007 và năm 2013 bằng 130% so với năm 2012); (ii) đối với các năm còn lại, quy mô doanh nghiệp tính theo số lượng lao động mới thành lập và gia nhập thị trường là rất nhỏ, doanh nghiệp có ít hơn 20 lao động chiếm tỷ lệ cao, được thể hiện trong Bảng 4.1. Điều này phù hợp với nhận xét của Masso, Eamets và Philips (2005) khi cho rằng: Ở Estonia và cũng có thể là của các nước đang chuyển đổi khác, quy mô của doanh nghiệp tính theo số lượng lao động mới thành lập hoặc gia nhập thị trường nhỏ hơn nhiều so với các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Bảng 4.1. Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới có dưới 20 lao động Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới có dưới 20 lao động 70,6% 51,6% 62,5% 50,0% 50,0% 80,0% 74,65%

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, tính toán của tác giả

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 63 - 66)