Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 49 - 51)

Công trình nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Bước nghiên cứu định tính là nghiên cứu sơ bộ được tiến hành nhằm tìm ra các đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp cần thiết trong phân tích dòng chảy việc làm và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp; từ đó xác định các đặc tính, nội dung và mô hình đề xuất cho đề tài này.

Dựa vào mục tiêu và vấn đề nghiên cứu, tác giả đề tài tiến hành thu thập các tài liệu về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan để tổng hợp đưa vào chương 2. Dựa vào các nội dung ở chương 2, tác giả đề tài trao đổi trực tiếp với các công chức phòng Công nghiệp - Cục Thống kê tỉnh Gia Lai là cơ quan trực tiếp điều tra doanh nghiệp hàng năm về số liệu phục vụ nghiên cứu và thu thập ngẫu nhiên trước số liệu lao động của 20 doanh nghiệp để kiểm tra thử mẫu. Qua đó, biết rằng Cục Thống kê tỉnh Gia Lai không có số liệu về các doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động hoặc giải thể; nên tác giả đề tài tiếp trao đổi trực tiếp với các công chức phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai để thu thập số liệu của các doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động hoặc giải thể. Kết quả bước nghiên cứu định tính cho thấy:

Dòng chảy việc làm trong doanh nghiệp được phân tích theo tổng dòng chảy việc làm và các đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp gồm: (i) quy

41

mô của doanh nghiệp tính theo số lượng lao động, (ii) độ tuổi của doanh nghiệp, (iii) khu vực kinh tế và ngành kinh tế, (iv) loại hình sở hữu vốn, và (v) vùng địa lý.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong doanh nghiệp: ngoài các yếu tố được phân tích trong dòng chảy việc làm còn có thêm các yếu tố năng suất lao động, mức độ thâm dụng vốn của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động.

Về số liệu nghiên cứu: Các thông tin của doanh nghiệp được Cục Thống kê tỉnh Gia Lai điều tra hàng năm đảm bảo các thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài; dựa vào mẫu khảo kiểm tra thử, đề tài xác định được số lượng mẫu tối thiểu trong nghiên cứu là 62 doanh nghiệp. Số liệu về các doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động và giải thể chỉ mới được Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai tổng hợp từ năm 2012, thiếu các số liệu năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011; vì vậy, số liệu này không được sử dụng trong đề tài.

Bước nghiên cứu định lượng là nghiên cứu chính thức được tiến hành dựa trên phương pháp đo lường và mô hình nghiên cứu để xác định dòng chảy việc làm và lượng hóa tác động của yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Để xác định dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đề tài áp dụng phương pháp đo lường theo tỷ lệ tăng trưởng của Davis, Haltiwanger và Schuh (1996) theo cách tiếp cận của Hijzen, Upward và Wright (2009) đã được trình bày tài mục 2.2.2. chương 2 đề tài này, vì: hiện nay, số lượng lao động của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa được ghi nhận một cách đầy đủ và triệt để; số lượng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai được Cục Thống kê tỉnh công bố dựa trên số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm. Đề tài sử dụng số liệu này để nghiên cứu nên dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai được đo lường bằng phương pháp tỷ lệ tăng trưởng là phù hợp với nhận xét tại mục 2.2.2 của đề tài này. Số liệu sẽ được xử lý, xây dựng thang đo và phân tích kết quả bằng phần mềm Excel.

42

Để định lượng các yếu tố tác động đến dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đề tài sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng bằng mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) và mô hình các tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM), sau đó, sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình thích hợp nhất.

Về phương pháp mô hình các tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM): trong phương pháp này, mỗi thực thể được giả định có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi thực thể với các biến giải thích, qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt không đổi theo thời gian ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến phụ thuộc.

Về phương pháp mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM): Điểm khác biệt giữa mô hình các tác động ngẫu nhiên và mô hình các tác động cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các thực thể. Nếu sự biến động giữa các thực thể có tương quan đến biến độc lập và biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan biến giải thích.

Kiểm định Hausman: cho phép lựa chọn giữa mô hình FEM và REM. Giả thuyết H0 làm nền tảng cho kiểm định Hausman là tác động cá biệt của mỗi đơn vị chéo không gian không có tương quan với các biến hồi quy khác trong mô hình. Nếu có tương quan (giả thuyết H0 bị từ chối), mô hình hồi quy theo REM sẽ cho kết quả bị thiên lệch, vì vậy mô hình theo FEM được ưa thích hơn.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)