Admasu và Arjun (2009) khi nghiên cứu về Sự năng động trong tạo việc làm và tiêu hủy việc làm: liệu có sự khác biệt ở Tiểu vùng Shahara châu Phi? cho rằng, việc lựa chọn các biến độc lập đưa vào mô hình kinh tế ước lượng dòng chảy việc làm cần dựa trên cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm.
Các mô hình nghiên cứu thụ động trong lý thuyết trong phát triển công nghiệp cho thấy: so với các doanh nghiệp trẻ (tính theo thời gian hoạt động) và quy mô nhỏ, các doanh nghiệp lớn và có thời gian hoạt động lâu năm có tốc độ tăng trưởng chậm hơn do có được nhiều khả năng tiếp cận quy mô hoạt động có hiệu quả (Jovanovic,1982; Lippman và Rumelt, 1982). Đây chính là kết quả lựa chọn của thị trường dựa trên điều kiện thời gian ban đầu không thay đổi, điều kiện này làm cho tạo việc làm và tiêu hủy việc làm xảy ra đồng thời trong một ngành công nghiệp hạn hẹp và được dự kiến sẽ giảm khi ngành này trưởng thành. Do đó, quy mô và tuổi của doanh nghiệp được kỳ vọng tác động tiêu cực đến tái phân bổ việc làm và để
24
xem xét chu kỳ tái phân bổ việc làm, biến tăng trưởng việc làm ròng được đưa vào mô hình để nắm bắt mức độ mở rộng và thu hẹp của khu vực công nghiệp.
Bên cạnh các mô hình nghiên cứu lý thuyết thụ động, các lý thuyết nghiên cứu chủ động cho rằng các doanh nghiệp có thể thay đổi số phận của họ bằng cách tham gia vào các hoạt động tăng năng suất. Trong trường hợp này, cơ sở cho việc lựa chọn và tái phân bổ việc làm là mức độ thành công trong hoạt động nâng cao năng suất, tức là các doanh nghiệp thành công trong việc cải thiện năng suất sẽ mở rộng hoạt động, trong khi các doanh nghiệp thất bại sẽ tiêu hủy việc làm (Ericson và Pakes, 1995; Pakes và Ericson, 1998). Như vậy, ngoài những thay đổi trong tỷ lệ vốn – lao động, để thực hiện quá trình nghiên cứu chủ động, năng suất lao động cũng sẽ được đưa vào mô hình hồi quy. Mô hình có được như sau:
GJRRjt = β’Xjt-1 + ujt với ujt = j + t + ejt
Trong đó: GJRRjt là tỷ lệ tổng tái phân bổ việc làm trong ngành j tại thời điểm t; Xjt-1 là biến đại diện cho các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực công nghiệp với độ trễ 01 giai đoạn; ujt là sai số hồi quy, t là yếu tố cố định thời gian, ejt là độ nhiễu trắng.
2.5.3. Phương pháp và mô hình của Acquisti và Lehmann (2000)
Theo Acquisti và Lehmann (2000), đo lường tạo việc làm, tiêu hủy việc làm và tái phân bổ việc làm theo tỷ lệ đều dựa trên tốc độ tăng trưởng việc làm ròng ở cấp độ doanh nghiệp, vì vậy có thể sử dụng các ưu điểm của sự biến đổi này ở mỗi doanh nghiệp riêng lẻ để thành lập các yếu tố cơ bản quyết định đến tạo việc làm và tiêu hủy việc làm.
Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp và số lượng lao động ban đầu trong doanh nghiệp được xem xét nhiều trong các lý thuyết về tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp(3). Dựa vào kết quả nghiên cứu của Konings, Lehmann
25
và Schaffer (1996), Acquisti và Lehmann (2000) đưa thêm yếu tố hình thức sở hữu vốn vào mô hình nghiên cứu; do đó, tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp tính theo số lượng lao động và hình thức sở hữu vốn. Mô hình này được đưa ra nhằm kiểm định giả thuyết: trong nền kinh tế chuyển đổi, các doanh nghiệp tư nhân mới gia nhập năng động hơn, tạo ra được nhiều việc làm hơn, tăng trưởng việc làm tốt hơn so với các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, đồng thời xác định mức độ đóng góp tích cực vào tăng trưởng việc làm của các doanh nghiệp này.
Lehmann, Wadsworth và Acquisti (1999) cho rằng, thị trường lao động thay đổi đáng kể giữa các vùng của Nga, vì vậy, các tác giả cũng muốn kiểm tra liệu môi trường trong khu vực ảnh hưởng đến nhu cầu lao động của các doanh nghiệp ở các ngành kinh tế khác nhau, các loại hình sở hữu khác nhau như thế nào, đồng thời môi trường khu vực có ảnh hưởng đến ngành kinh tế, quy mô doanh nghiệp và loại hình sở hữu vốn của các doanh nghiệp hay không. Từ đó, mô hình giới hạn nhất được đưa ra, đó là:
git = 0 + 1ln(xit)+ 2ownershipi + 3ln(xit).ownershipi+ uit
Trong đó: git = (Ni,t – Ni,t-1)/xit là tỷ lệ tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp i trong năm t (Ni,t, Ni,t-1 là số lượng lao động của doanh nghiệp i trong năm t và t-1); xit=(Ni,t – Ni,t-1)/2 là trung bình số việc làm của công ty i ở năm t; ownership là hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp (nhà nước, cổ phần có vốn góp của nhà nước và tư nhân); uit là sai số. Biến giả vùng địa lý và ngành kinh tế được bổ sung vào danh sách biến hồi quy để xem xét ảnh hưởng của các vùng địa lý quan trọng đến tăng trưởng việc làm trong doanh nghiệp, cũng như môi trường trong khu vực ảnh hưởng đến nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế và hình thức sở hữu vốn khác nhau ra sao.
Các yếu tố được phân tích trong dòng chảy việc làm và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng (tăng trưởng việc làm) trong các doanh nghiệp được tóm tắt ở bảng 2.2.
26
Bảng 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy việc làm
Yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy việc làm Mức độ tác động (“+”: tác động cùng chiều; “-”: tác động ngược chiều)
Tác giả nghiên cứu
(1)(*) Quy mô doanh nghiệp tính theo số lượng lao động (số lượng lao động trong doanh nghiệp)
-
- Nguyễn Minh Hà (2010)
- Hijzen, Upward và Wright (2009) - Admasu và Arjun (2009)
- Masso, Eamets và Phillips (2005) - Acquisti và Lehmann (2000) - Davis và Haltiwanger (1999)
- Davis, Haltiwanger và Schuh (1993) (2) (*) Độ tuổi (số năm
hoạt động) của doanh nghiệp
-
- Admasu và Arjun(2009)
- Foster, Haltiwanger và Kim (2006) - Masso, Eamets và Phillips (2005) - Davis và Haltiwanger (1999) (3) (*) Hình thức sở hữu
vốn (vốn nhà nước, vốn tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài)
Là biến dummy cho nhiều loại hình sở hữu nên
không xác định được dấu cụ thể
- Nguyễn Minh Hà (2010)
- Foster, Haltiwanger và Kim (2006) - Masso, Eamets và Phillips (2005) - Acquisti và Lehmann (2000)
27
(4) Năng suất lao động + - Admasu và Arjun(2009)
- Masso, Eamets và Phillips (2005) (5) Mức độ thâm dụng
vốn
+ - Admasu và Arjun(2009)
- Masso, Eamets và Phillips (2005) - Davis và Haltiwanger (1999) (6) (*) Vùng địa lý Là biến dummy
cho nhiều vùng địa lý nên không
xác định được dấu cụ thể
- Hijzen, Upward và Wright (2009) - Foster, Haltiwanger và Kim (2006) - Masso, Eamets và Phillips (2005) - Acquisti và Lehmann (2000) (7) (*) Khu vực kinh tế và ngành kinh tế Là biến dummy cho nhiều ngành kinh tế nên không xác định được dấu cụ thể - Nguyễn Minh Hà (2010)
- Hijzen, Upward và Wright (2009) - Foster, Haltiwanger và Kim (2006) - Masso, Eamets và Phillips (2005) - Acquisti và Lehmann (2000) (8) Thu nhập của người
lao động
-
- Foster, Haltiwanger và Kim (2006) - Davis và Haltiwanger (1999)
Ghi chú: (*) biểu hiện cho các đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp vừa được phân tích trong dòng chảy việc làm vừa là biến độc lập trong phương trình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp.
Nguồn: tổng hợp của tác giả
2.6.Các nghiên cứu trước
(1) Martina Lawless (2012) nghiên cứu về “Tạo việc làm và tiêu hủy việc làm trong suy thoái”, đã sử dụng số liệu khảo sát việc làm của tổ chức FORFAS –
28
Ailen để xem xét biến động việc làm của Ailen trong giai đoạn 1972 đến 2010; sử dụng phương pháp đo lường dòng chảy việc làm của Davis và Haltiwanger (1999) để phân tích dòng chảy việc làm theo đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp, bao gồm: (i) ngành kinh tế, (ii) loại hình sở hữu vốn, (iii) quy mô của doanh nghiệp tính theo số lượng lao động. Kết quả cho thấy:
Giai đoạn 1972-2006, các doanh nghiệp Ailen tạo việc làm tăng thêm 10%/năm và tiêu hủy việc làm 8%/năm; việc làm tăng trưởng trong giai đoạn 2000-2004 và 2005-2007, đảo chiều ở giai đoạn 2008-2010, thể hiện tác động của suy thoái. Trong giai đoạn suy thoái 2008-2010, việc làm tăng trưởng âm ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế (22/28 ngành), trong đó một số ít ngành tăng trưởng việc làm âm là tiếp nối của quá trình suy giảm lâu dài (ngành xây dựng, ngành dệt may, vận tải và chế biến gỗ). Xét về sở hữu, cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đều sụt giảm về số lượng tạo việc làm trong giai đoạn 2008-2010 (4% và 6%), bằng ½ so với giai đoạn 2005-2007 (8% và 12%); về tỷ lệ tiêu hủy việc làm, thì doanh nghiệp trong nước cao hơn doanh nghiệp nước ngoài (9% và 7%) trong giai đoạn 2005-2007, tăng lên 18% và 13% vào năm 2009 và trở về mức trung bình 8% năm 2010. Xét về quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ (10 lao động trở xuống) có tỷ lệ tạo việc làm 16%/năm và tiêu hủy việc làm 14%/năm, cao hơn so với các doanh nghiệp lớn là 7%/năm và 4%/năm.
(2) Nguyễn Minh Hà (2010) nghiên cứu về “Tạo việc làm và tiêu hủy việc làm của các doanh nghiệp ở Việt Nam” đã thu thập số liệu số liệu từ năm 2000 đến năm 2005 từ Tổng cục Thống kê Việt Nam của 7.926 doanh nghiệp; sử dụng phương pháp đo lường của Davis và Haltiwanger (1990 và 1992) để phân tích dòng chảy việc làm theo đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp, bao gồm: (i) tổng dòng chảy việc làm, (ii) quy mô của doanh nghiệp tính theo số lượng lao động, (iii) loại hình sở hữu vốn và (iv) khu vực kinh tế (nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ). Kết quả cho thấy:
Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2000-2005, trung bình hàng năm các doanh nghiệp có tỷ lệ tạo việc làm (15,54%/năm) và tiêu hủy việc làm (16,2%/năm), nên
29
tỷ lệ tạo việc làm ròng rất thấp (-0,66%/năm); tuy nhiên, tỷ lệ tái phân bổ việc và tái phân bổ việc làm dôi dư rất cao (hơn 30%/năm) phản ánh quá trình tái cấu trúc thị trường lao động của một nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi kinh tế. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ (xét về số lượng lao động) tạo ra nhiều việc làm hơn, nhưng đồng thời cũng tiêu hủy nhiều việc làm hơn so với các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa; doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có các tỷ lệ dòng chảy việc làm cao hơn doanh nghiệp nhà nước; các doanh nghiệp ở khu vực công nghiệp thể hiện tính năng động trong thị trường lao động, trong tạo việc làm và tái cấu trúc nền kinh tế cao hơn so với các doanh nghiệp thuộc khu vực nông nghiệp và dịch vụ.
(3) Tim Kane (2010) nghiên cứu về “Tầm quan trọng của các doanh nghiệp mới thành lập trong tạo việc làm và tiêu hủy việc làm”, đã sử dụng dữ liệu của Cơ quan thống kê biến động kinh doanh (BDS) của Chính phủ Mỹ; áp dụng cách đo lường của Davis, Haltiwanger và Schuh (1996) phân tích số lượng việc làm được tạo ra bởi các doanh nghiệp mới được thành lập từ năm 1992 đến 2006. Kết quả cho thấy: các doanh nghiệp mới thành lập tạo ra trung bình 03 triệu việc làm hàng năm; trong khi đó, các doanh nghiệp còn lại (tính theo thời gian thành lập) tiêu hủy 01 triệu việc làm mỗi năm. Do vậy, cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các công ty mới thành lập tăng trưởng việc làm.
(4) Hijzen, Upward và Wright (2009) nghiên cứu về “Tạo việc làm, tiêu hủy việc làm và vai trò của các doanh nghiệp nhỏ: bằng chứng ở cấp độ doanh nghiệp ở nước Anh”, đã thu thập số liệu từ năm 1997 đến 2008 từ Tổng cục Đăng ký kinh doanh của nước Anh với 1,7-2,0 triệu quan sát là các doanh nghiệp nước Anh hàng năm; sử dụng phương pháp đo lường của Davis, Haltiwanger and Schuh (1996) để phân tích dòng chảy việc làm theo đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp, bao gồm: (i) khu vực hoạt động (công nghiệp chế biến và dịch vụ), (ii) mở rộng sản xuất, kinh doanh hay gia nhập mới và co hẹp sản xuất, kinh doanh hay rút khỏi thị trường, (iii) ngành kinh tế, (iv) vùng địa lý, (v) quy mô của doanh nghiệp tính theo số lượng lao động, (vi) dòng chảy việc làm và vấn đề tăng năng suất lao động, (vii)
30
tính bền vững của việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ tính theo số lượng lao động. Kết quả cho thấy:
Ở nước Anh, trong giai đoạn 1997-2008, có khoảng 50.000 việc làm được tạo ra mỗi tuần và xấp xỉ 47.000 việc làm bị tiêu hủy mỗi tuần. Trong đó: Khu vực dịch vụ chiếm hơn 70%, tương ứng tạo ra 38.000 việc làm/tuần và tiêu hủy 33.000 việc làm/tuần; Các doanh nghiệp mới gia nhập tạo ra khoảng 30% số lượng việc làm tăng thêm, và các doanh nghiệp rút khỏi thị trường tiêu hủy 45% số việc làm bị giảm đi; Các doanh nghiệp nhỏ (xét về quy mô lao động) chiếm khoảng 65% số lượng việc làm được tạo ra và 45% số lượng việc làm bị tiêu hủy, nên góp phần tái phân bổ việc làm lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác, tuy nhiên các việc làm tạo ra bởi các doanh nghiệp nhỏ ít bền vững hơn (thời gian ngắn hơn) so với của các doanh nghiệp lớn.
(5) Jaan Masso, Raul Eamets và Kaia Philips (2005) nghiên cứu về “Tạo việc làm và tiêu hủy việc làm ở Estonia: Tái phân bổ lao động và chuyển đổi cơ cấu”, đã thu thập số liệu từ năm 1995 đến 2001 từ Tổng cục Đăng ký kinh doanh của Estonia với 52.000 quan sát là các doanh nghiệp của Estonia hàng năm; sử dụng phương pháp đo lường dòng chảy việc làm ròng của Davis và Haltiwanger (1999) để phân tích dòng chảy việc làm theo đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp, bao gồm: (i) tổng dòng chảy việc làm, (ii) mở rộng sản xuất, kinh doanh hay gia nhập mới và có hẹp sản xuất, kinh doanh hay rút khỏi thị trường, (iii) khu vực hoạt động (nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ) và cụ thể theo từng ngành kinh tế, (iv) vùng địa lý, (v) quy mô của doanh nghiệp tính theo số lượng lao động, (vi) độ tuổi doanh nghiệp, (vii) loại hình sở hữu vốn. Đồng thời, sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm trong doanh nghiệp. Kết quả cho thấy:
Về các chỉ tiêu của dòng chảy việc làm: Trung bình hàng năm các doanh nghiệp ở Estonia tạo mới thêm 13% số lượng việc làm, tiêu hủy 12,8% số lượng việc làm; trong đó: Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ (xét về số lượng lao động) tạo ra nhiều việc làm hơn, nhưng đồng thời cũng tiêu hủy nhiều việc làm hơn so với các
31
doanh nghiệp có quy mô lớn. Ngành nông nghiệp tạo việc làm tăng thêm 7,4%, nhưng lại tiêu hủy 15,8% số lượng việc làm mỗi năm. Doanh nghiệp nhà nước tạo ra thêm 11% và tiêu hủy 14% số lượng việc làm mỗi năm, trong khi đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo tăng thêm 15% số lượng việc làm và chỉ tiêu hủy 8% số lượng việc làm mỗi năm. Đặc biệt doanh nghiệp mới gia nhập chiếm 64% lượng việc làm tăng thêm và tiêu hủy chỉ 9%, trong khi đó, doanh nghiệp thành lập từ 5 năm trở lên chỉ tạo ra 6% lượng việc làm mới nhưng lại tiêu hủy 13% số lượng việc làm.
Về mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm của các doanh nghiệp, nghiên cứu lựa chọn mô hình:
Trong phương trình, Δni,t = logNi,t – logNi,t-1 là biến phụ thuộc đo lường số lượng việc làm tăng thêm hay giảm xuống trong doanh nghiệp; các biến phụ thuộc ni,t-2 là logarit của Ni,t-2 chỉ số lượng lao động của doanh nghiệp i tại thời điểm (t-2); Ai,t-2 là số năm doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm t-2; foreign là biến dummy, thể hiện doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; state là biến dummy thể hiện doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước; PROD là logarit của năng suất lao động tính theo tỷ lệ giá trị gia tăng (doanh thu trừ đầu vào trung gian) với số lượng lao động; CAPINT đo lường mức vốn đầu tư (là logarit của tỷ lệ vốn cố định với số lượng lao động); ma trận Xi,t = (Ii, Tt, Ri) gồm các biến giả của các khu vực kinh tế (Ii), thời gian nghiên cứu (Tt) và vùng địa lý (Ri); ui,t là sai số. Kết quả hồi quy theo phương pháp pooled data, robust regression cho thấy nhiều biến đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê và R2
= 0,05 như sau:
Δni = -0,273 – 0,0213ni,t-2 – 0,0343Ai,t-2 + 0,0153foreign + 0,0268PRODi,t-2 + 0,003CAPINTi,t-2 + 0,0072South + 0,0089(năm 1998)/-0,0272(năm 1999)/-0,0089(năm