Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 47 - 49)

Đề tài thực hiện quy trình nghiên cứu theo các bước dưới đây:

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Nguồn: đề xuất của tác giả (2015)

Thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Phân tích kết quả và đề xuất kết luận, khuyến nghị chính sách.

Xác định các nội dung cần phân tích trong dòng chảy việc làm và xây dựng mô hình nghiên cứu

Kiểm tra thử mẫu với nthử = 20 mẫu, xác định số lượng mẫu cần thiết là 62 mẫu.

39

Bước 1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Cần xác định dòng chảy việc làm và các yếu tố tác động đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai để đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển góp phần đạt được cơ cấu lao động tương ứng với cơ cấu kinh tế đến năm 2020 của tỉnh Gia Lai đã được Thủ tướng Chính phủ đặt ra.

Bước 2. Thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Căn cứ vào vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tiến hành thu thập các tài liệu liên quan và xây dựng cơ sở lý thuyết để làm rõ: khái niệm và phương pháp đo lường dòng chảy việc làm; các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm ròng trong các doanh nghiệp; tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã được công bố để làm cơ sở tham khảo.

Bước 3.Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng: dựa trên cơ sở lý thuyết và vấn đề cần nghiên cứu, kết hợp với việc tham khảo cách phân tích dòng chảy việc làm theo đặc tính sử dụng lao động và mô hình của các nghiên cứu trước để phân tích dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai và xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Bước 4. Kiểm tra thử mẫu nghiên cứu với nthử = 20 và xác định cơ mẫu nghiên cứu:Mục tiêu củađề tài là xác định tỷ lệ tạo việc làm, tiêu hủy việc làm, tăng trưởng việc làm ròng, tỷ lệ việc làm dôi dư…của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, vì thế đề tài sẽ áp dụng phương pháp xác định cỡ mẫu theo tỷ lệ.

Từ số liệu được thu thập từ Cục Thống kê tỉnh Gia Lai về điều tra doanh nghiệp hàng năm từ năm 2006 đến năm 2013, 20 mẫu ngẫu nhiên được sử dụng để kiểm tra thử số lượng lao động trong doanh nghiệp hàng năm có thay đổi hay không. Bước khảo sát sơ bộ này cho thấy có đến 80% số doanh nghiệp có thay đổi số lượng lao động hàng năm. Đề tài dự kiến ước lượng tỷ lệ thực đúng của tổng thể trong phạm vi sai số 10% với mức tin cậy của nghiên cứu là 95%. Theo Trần Tiến Khai (2012), cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là: ncỡ mẫu = (0.8x0.2)/(0.051)2 = 62 mẫu. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn trong nghiên cứu, đề tài sẽ thu thập và sử dụng 86 mẫu.

40

Bước 5. Tổng hợp, xử lý số liệu và mã hóa các biến theodạng bảng (panel data)để phục vụ việc phân tích, đánh giá dòng chảy việc làm và chạy mô hình kinh tế lượng (bao gồm cả các bước kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu, xây dựng ma trận hệ số tương quan, ước lượng mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình).

Bước 6. Phân tích kết quả và đề xuất kết luận, khuyến nghị: Phân tích kết quả nghiên cứu để làm rõ vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra làm cơ sở để khuyến nghị các chính sách, giải pháp để điều chỉnh dòng chảy việc làm đạt được cơ cấu lao động tương ứng với cơ cấu kinh tế mục tiêu.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)