Ứng xử của người dân trong sinh hoạt, đời sống trước vấn đề ô

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 97)

môi trường làng nghề

4.2.3.1 Ứng xử của người dân trong sinh hoạt

Trong hoạt động sản xuất làng nghề, để bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm thì việc áp dụng tiến bộ KHKT vảo sản xuất vẫn chưa đủ mà các hộ phải lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường trong cuộc sống, đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt, sản xuất. Trước tình hình ô nhiễm môi trường tại địa phương, các hộ dân nơi đây đã có các biện pháp nhằm hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường như: Dùng máy lọc nước, bể cát, trồng cây xan,... Dưới đây là tình hình thực hiện một số hoạt động của các hộ sản xuất của các hộ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất ở các làng nghề ở huyện Yên Lạc. Qua phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo đài,... các hộ ở làng nghề 100% sử dụng bể lọc hoặc máy lọc nước nhằm giảm độc tố trong nước sinh hoạt hằng ngày cho gia đình. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường và điều kiện kinh tế ngày một đi lên, mức sống của các hộ được nâng cao, qua điều tra đã có tới 23/30 hộ (chiếm 76,7%) gia đình đầu tư mua máy lọc nước khoảng từ 3.000.000 đồng - 3.500.000 đồng hoặc có hộ xây bể chứa nước mưa để phục vụ cho sinh hoạt gia đình. Còn lại là 7/30 hộ sử dụng bể lọc cát, hoặc bể chứa nước mưa để phục vụ cho gia đình. Như vậy, các hộ ởđây đa phần là sử dụng máy lọc nước phụ vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của hộ.

Do hoạt động sản xuất của làng nghề nằm trong khu dân cư, nên việc mùi không khí ô nhiễm do hoạt động sản xuất, bụi gỗ, mùi dung môi hữu cơ,... khiến cho các hộ dân sống xung quanh cảm thấy khó thở. Việc tránh mùi khó chịu, nhiều hộ dân đã phải thường xuyên đóng chặt cửa nhà, hoặc khép cửa nhà đi ra ngoài để không phải ngửi mùi ô nhiễm khó chịu. Qua điều tra ta thấy, có tới 19/30 hộ là thường xuyên và thỉnh thoảng đóng cửa, trong đó 7/30 hộ (chiếm 23,3%) là thường xuyên, 12/30 (chiếm 40%) hộ là thỉnh thoảng đóng cửa. Ngoài biện pháp đóng cửa nhà, các hộ có điều kiện kinh tế khá giả còn đầu tư cả hệ thống điều hòa để lọc không khí, trồng rất nhiều cây xanh quanh nhà. Qua điều tra, tỷ lệ hộđầu tư mua điều hòa lọc không khí là 19/30 hộ (chiếm 63,3%), 11/30 hộ (chiếm 36,7 %) là tiến hành trồng cây xanh quanh nhà. Như vậy, có thể thấy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

rằng, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, nhiều hộ đã sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để giữ gìn sức khỏe cho mọi người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

Bảng 4.21 Ửng xử của các hộ dân trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Chung TT Yên Lạc Tam Hồng Yên Đồng

SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) Tổng số hộđiều tra 30 100,00 10 100,00 10 100,00 10 100,00 1.Số hộ sử dụng hệ thống lọc nước + Bể cát 7 23,30 0 0,00 4 40,00 3 30,00 + Máy lọc nước RO 23 76,70 10 100,00 6 60,00 7 70,00 2.Số hộ tiến hành đóng cửa nhà +Thường xuyên 7 23,30 7 70,00 0 0,00 0 0,00 + Thỉnh thoảng 12 40,00 3 30,00 5 50,00 4 40,00 + Ít khi 11 36,70 0 0,00 5 50,00 6 60,00 3.Số hộ sử dụng hệ thống lọc không khí + Điều hòa 19 63,30 8 80,00 4 40,00 7 70,00 + Trồng cây 11 36,70 2 20,00 6 60,00 3 30,00 4. Sử dụng nguồn thực phẩm sạch (tự cung cấp nguồn thực phẩm) + Có 22 73,30 7 70,00 7 70,00 8 80,00 + Không 8 26,70 3 30,00 3 30,00 2 20,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014) 87

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

Ngoài ra, nhiều hộ có thời gian rảnh rỗi, còn tự trồng thêm rau, nuôi thêm gà vịt để phục vụ cho gia đình. Qua điều tra, có 22/30 hộ (chiếm 73,3%) là tự trồng thêm rau sạch, hoặc ra siêu thị chọn mua thực phẩm sạch cho gia đình. Còn lại 8 hộ (chiếm 26,7%) là không quan tâm tới việc tự cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình.

Hộp 4.2 Giờ có quá ít thực phẩm sạch

Chúng tôi xem tivi, báo đài thấy có quá nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, thực phẩm bẩn, giả, len lỏi cả vào siêu thị, nhiều người đã bị ung thư, các bệnh mãn tính. Chúng tôi rất lo lắng cho sức khỏe của cả gia đình, nhận thấy nhà mình cũng có mảnh vườn nhỏ, nên chúng tôi quyết định bỏ chút thời gian ra cải tạo vườn, trồng thêm các loại rau, và củ quả, bổ sung thêm nguồn thực phẩm an toàn cho cả gia đình. Vừa tốt cho sức khỏe, mà lại không phải lo lắng gì.

Nguồn PV Bà: Nguyễn Thị Thuần - Một tiểu thương nhỏ ở xã Tam Hồng (lúc 14h15 ngày 4/10/2014, tại xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc)

4.3.2.2. Ứng xử trong đời sống

a) Tình hình chăm sóc sức khỏe của các hộ dân

Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường làng nghề ở Yên Lạc nói riêng đã có nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Khi được hỏi về việc chăm sóc sức khỏe thường xuyên, nhiều hộ cho rằng chỉ khi sức khỏe có vấn đề, biểu hiện thì các hộ mới bắt đầu đi khám hoặc đi điều trị. Mặc dù các hộ biết, tình hình môi trường không được tốt, thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, việc đi khám sức khỏe thường xuyên là rất tốt, rất cần thiết đối với bản thân và gai đình, nhưng các hộ có rất nhiều lý do cho việc trì hoãn lại. Lý giải cho vấn đề đó, thì các hộ cho rằng vì công việc rất bận, điều kiện chưa cho phép hoặc tự tin là bản thân mình rất khỏe nên không có vấn đề gì mà phải đi khám. Qua tổng hợp kết quảđiều tra đã được thể hiện ở Bảng 4.22

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

Bảng 4.22 Ửng xử của các hộ trước ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe Chỉ tiêu ĐVT Chung TT Yên Lạc Tam Hồng Yên Đồng 1. Tổng số hộđiều tra Hộ 30 10 10 10 2. Tỷ lệ hộđi khám sức khỏe định kỳ % 23,30 10,00 30,00 30,00 3. Số hộđi khám sức khỏe bình quân/năm Lần 1,0 1,0 1,0 1,0 4. Chi phí đi khám sức khỏe / lần Triệu đồng 3,0 5,0 2,5 3,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Qua điều tra ta thấy, khi được hỏi về tình hình sức khỏe, có tới 13/30 hộ trả lời là có vấn đề về sức khỏe. Qua Bảng 4.22 ta cũng nhận thấy một xu hướng chung là các hộ khi hỏi về việc đi khám sức khỏe định kỳ thì các hộ rất ít đi, tỷ lệ hộ đi khám sức khỏe thường xuyên 23,3%. Các hộ đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm đều là các hộ có điều kiện về kinh tế, hàng năm họ đều đi khám tổng quát định kỳ 1 lần, chi phí bình quân là 3 triệu đồng.

Như vậy, trước ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề tới sức khỏe của các hộ thì các hộ đã chọn cách ứng xử rất khác nhau. Qua bảng trên ta thấy, các hộ mặc dù có biết tầm quan trọng của sức khỏe, cũng như việc đi khám sức khỏe định kỳđối với các hộ và người thân. Nhưng tỷ lệ sốđi khám sức khỏe định kỳ rất thấp, chỉ có 23,3% (chiếm 7/30 hộ) là các hộ đi khám, cho thấy sự quan tâm và chăm sóc sức khỏe bản thân mình của các hộ là rất thấp, có 2 nguyên nhân chính là vấn đề kinh tế và tâm lý chủ quan nên đối với tỷ lệ đi khám sức khỏe của các hộ vẫn còn chưa cao.

b) Tính cộng đồng trong việc ứng xử với tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề của các hộ

Phát triển kinh tế làng nghề, đã và đang mang lại những chuyển biến rất tích cực không chỉ về kinh tế và cả về đời sống tinh thần. Ngoài những mặt tích cực, phát triển kinh tế làng nghề một cách tự phát, không theo hướng bền vững

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không chỉ tới các hộ làm nghề, mà cả các hộ không làm nghề cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đứng trước những nguy cơ không chỉ về sức khỏe, mà còn về cả kinh tế. Các hộ không làm nghềđã có những ứng xử mang tính tập thể và cộng đồng rất cao. Điều đó, được thể hiện rất rõ nét qua Bảng 4.23

* Về vấn đềđóng phí để xây dựng hệ thống chất thải chung cho cả xã

Qua điều tra, có tới 28/30 hộ là đồng ý nên xây dựng hệ thống xử lý chất thải chung cho cả xã, trong đó 21/30 hộ (chiếm 70%) là đồng ý, 7/30 hộ (chiếm 23,3%) là đồng ý nhưng với cơ chế chính sách xây dựng riêng cho 2 nhóm hộ là các hộ sản xuất làm nghề và các hộ không làm nghề. Chỉ có 2/30 hộ (chiếm 6,7%) là không đồng ý, và cho rằng vấn đề này nên để chính quyền giải quyết cho địa phương. Về vấn đề xây dựng mức phí, thì mức phí bình quân qua tính toán được các hộđưa ra là 190.500 đồng (xem Bảng 4.23). Qua điều tra, mức phí mà các hộ đưa ra dựa trên mức phí mà địa phương quy định cho việc đóng phí rác thải sinh hoạt và điều kiện kinh tế của mỗi hộ.

Hộp 4.3 Chúng tôi ngoài góp tiền, còn góp cả sức

“Tình hình ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như công việc của gia đình tôi, do gia đình chăn nuôi thủy sản, nên việc nguồn nước mặt bị ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc chăm sóc và chất lượng các loại cá của gia đình. Nay, nếu có thể xây dựng được hệ thống thu gom và xử lý chất thải, gia đình tôi ngoài đóng góp tiền của, còn tình nguyện góp ngày công để mong sớm ngày hệ thống đi vào hoạt động”

Nguồn PV: Ông Nguyễn Hữu Tuyến: Chủ trại cá, xã Tam Hồng - Yên Lạc - Vĩnh Phúc (lúc 15h ngày 4/10/2014 tại xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh phúc)

* Về việc tham gia các hoạt động đoàn thể của địa phương

Việc tham gia các hoạt động đoàn thểởđịa phương, ngoài việc nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, còn tăng thêm các kiến thức, khoa học và pháp luật về môi trường cho các hộ. Mặt khác, các hoạt động đoàn thề chính là các cơ hội tăng tính đoàn kết giữa các hộ, giữa các hộ làm nghề và không làm nghề. Qua điều tra, có 27/30 hộ là tham gia các hoạt động đoàn thể từ mức độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92

thỉnh thoảng trở lên, trong đó có 22/ 30 hộ (chiếm 73,3%) là thường xuyên tham gia, 5/30 hộ (chiếm 16,7%) là thỉnh thoảng tham gia. Đa phần hoạt động của tham gia của các hộ là tuyên truyền nâng cao nhận thức của các hộ, vệ sinh đường làng ngõ xóm...

* Quy hoạch làng nghề, tách xa khu dân cư

Vị trí xây dựng cơ sở sản xuất, diện tích, mật độ và bố trí có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng, do sản xuất mang tính hộ gia đình nên hầu hết các khu sản xuất, cơ sở sản xuất đều nằm trong khu dân cư, gắn liền với nơi ở của các hộ. Mặt khác, do địa phương chưa quy hoạch khu sản xuất tập trung, việc chuyển đổi diện tích để đưa sản xuất tách khỏi khu dân cư chỉ mới được thực hiện ở một số hộ. Vậy nên, hầu hết mong muốn của các hộ không sản xuất làm nghề là di dời các cơ sở sản xuất làm nghề ra khỏi khu dân cư sinh sống để hạn chế tình trạng ô nhiễm, qua điều tra, có tới 29/30 hộ (chiếm 96,7%) là mong muốn di dời, quy hoạch làng nghề tách xa khu dân cư, chỉ có 1/30 hộ (chiếm 3,3%) là không mong muốn như vậy, lý do là vì hộ đấy đang bán các sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất, làm nghề, nếu di dời làng nghềđi sẽảnh hưởng tới việc làm ăn buôn bán của hộ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

Bảng 4.23 Ứng xử của các hộđối với các giải pháp chung cho vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề

Chỉ tiêu

Chung TT Yên Lạc Tam Hồng Yên Đồng

SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộđiều tra 30 100,00 10 100,00 10 100,00 10 100,00 1. Đóng quỹđể xây dựng hệ thống xử lý chất thải - Nên 21 70,00 8 80,00 7 70,00 6 60,00 - Không nên 2 6,70 0 0,00 1 10,00 1 10,00 - Ý kiến khác 7 23,30 2 20,00 2 20,00 3 30,00 - Mức phí bình quân/ hộ (nghìn đồng) 200 0,00 187,5 0,00 228,6 0,00 183,3 0,00 2. Tham gia hoạt động đoàn thể của xã.

- Thường xuyên 22 73,30 7 70,00 7 70,00 8 80,00

- Thỉnh thoảng 5 16,70 2 20,00 2 20,00 2 20,00

- Không tham gia 2 6,70 1 10,00 0 0,00 0 0,00

- Khác 1 3,30 0 0,00 1 10,00 0 0,00 3. Quy hoạch làng nghề - Có 29 96,70 9 90,00 10 100,00 10 100,00 - Không 1 3,30 1 10,00 0 0,00 0 0,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014) 92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của hộ dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

4.3.1 Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội

4.3.1.1 Trình độ văn hóa

Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất trước tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề trong sản xuất. Các chủ hộ có trình độ học vấn khác nhau nên dẫn đến có những quyết định khác nhau về những tiến bộ, KHKT trong sản xuất, những vấn đề thách thức của môi trường. Thông tin về ảnh hưởng của trình độ học vấn tới ứng xử của các chủ hộ trước tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghềđược thể hiện trong Bảng 4.24.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, với hộ chăn nuôi có trình độ học vấn cao thì họ sẵn sàng đầu tư, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất.

Đối với các hộ có trình độ từ THPT - Trên THPT thì có tới 26/32 hộ (chiếm 81,3%) đầu tư máy móc mới, bảo dưỡng trang thiết bị cho sản xuất. Có 17/32 (chiếm 53,1%) hộđầu tư hệ thống xử lý bụi, trong đó việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải thì không có hộ nào đầu tư. Có 81,3% hộ (32/32 hộ) là đồng ý thu phí môi trường và quy hoạch khu làng nghề tập trung. Có 18/32 hộ (chiếm 56,3%) là các hộ thường xuyên tham gia lớp tập huấn.

Với các hộ không sản xuất, làm nghề trình độ từ THPT - Trên THPT. Thì có tới 18/21 hộ (chiếm 85,7%) là sử dụng máy lọc nước RO, 5 hộ thường xuyên đóng cửa, 7 hộ đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Và có tới 18/21 hộ (chiếm 85,7%) là đồng ý hệ thống xử lý chất thải chung cho cả xã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 Bảng 4.24 Ảnh hưởng của trình độ văn hóa tới ứng xử của các hộ Chỉ tiêu Tiểu học THCS THPT - trên THPT SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ(%) 1. Ứng xử trong sản xuất Tổng số hộđiều tra 6 100,00 22 100,00 32 100,00

- Số hộđầu tư máy móc mới, bảo dưỡng trang thiết bị 0 0,00 15 68,20 26 81,30

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)