Khái quát tình hình sản xuất tại các làng nghề ở huyện Yên Lạc

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 60)

Phát triển kinh tế làng nghề luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của chương trình phát triển nông thôn mới của huyện Yên Lạc. Trước đây các hộ sản xuất ở làng nghềđều là các hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chưa có định hướng cụ thể chỉ là sản xuất kèm theo sau khi kết thúc vụ nông. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất, sản xuất làng nghề cũng có sự phát triển vượt bậc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Yên Lạc nói riêng có vị trí địa lý thuận lợi là vành đai xanh giáp với thủđô Hà Nội - thị trường to lớn cho các mặt hàng của làng nghềđược giao lưu buôn bán. Xuất phát từ thực tế có nhiều thuận lợi cho việc sản xuất làm nghề, Yên Lạc đã xuất hiện nhiều hộ sản xuất với quy mô lớn và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao giá trị sản xuất thương mai, dịch vụ. Sản xuất, sản phẩm làng nghề ở Yên Lạc đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Đến hết năm 2013, huyện Yên Lạc có 8 làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận (Bảng 4.1). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, thì tôi tập trung nghiên cứu 3 làng nghề là: Làng mộc truyền thống ở TT Yên Lạc, làng nghề tái chế tơ nhựa làng Tảo Phú ở xã Tam Hồng, làng nghề chế biến bông vải sợi thôn Gia ở xã Yên Đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

Bảng 4.1 Danh sách làng nghềở huyện Yên Lạc năm 2013

TT Làng nghề Địa chỉ Lĩnh vực

1 Làng mộc truyền thống Lũng Hạ Xã Yên

Phương Làm mộc 2 Làng mộc truyền thống Vĩnh Đoài TT Yên Lạc Làm mộc 3 Làng mộc truyền thống Vĩnh Đông TT Yên Lạc Làm mộc 4 Làng mộc truyền thống Vĩnh Trung TT Yên Lạc Làm mộc 5 Làng mộc truyền thống Vĩnh Tiên TT Yên Lạc Làm mộc 6 Làng tái chế nhựa thôn Đông Mẫu Xã Yên Đông Tái chế nhựa 7 Làng tái chế tơ nhựa thôn Tảo Phú Xã Tam Hồng Chế biến tơ nhựa 8 Tái chế bông vải sợi thôn Gia Xã Yên Đồng Chế biến bông vải sợi

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Yên Lạc, 2013) 4.1.1.1 Biến động số lượng hộ làm nghề

Sự phát triển sản xuất nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tếở nông thôn. Đồng thời thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia như kinh tế cá thể, kinh tế tập thể, doanh nghiệp tư nhân, thu hút hàng triệu lao động nông nhàn tham gia. Tại các làng có nghề, đại bộ phận người dân tham gia làm nghề thủ công nhưng vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Bảng 4.2 Biến động số hộ làm nghề qua 3 năm Chỉ tiêu Năm 2011 (hộ) Năm 2012 (hộ) Năm 2013 (hộ) Tốc độ tăng trưởng BQ (%) Tổng 1.740 2.119 2.462 119,00 1. Làng mộc truyền thống TT Yên Lạc 1.330 1.594 1.920 120,20 2. Làng chế biến tơ nhựa Tảo Phú xã Tam Hồng 190 215 168 94,00 3. Làng chế biến bông vải sợi thôn Gia xã

Yên Đồng

220 310 374 170,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 Đến năm 2013, tổng số hộ làm nghề tại 3 điểm nghiên cứu là 2.462 hộ, bình quân tăng 19%. Trong đó, thị trấn Yên Lạc tăng 20,15%, xã Yên Đồng tăng 70%, xu hướng các năm tới còn tăng mạnh.

Riêng làng nghề chế biến tơ nhựa Tảo Phú là bình quân qua ba năm đã giảm 5,97%, lý giải cho nguyên nhân sụt giảm số hộ làm nghề, trong đó có các nguyên nhân chính sau: Mặt hàng của làng nghề khó cạnh tranh với các mặt hàng khác về cả giá cả, mẫu mã, và thương hiệu, mặt khác sự quan tâm của các cấp chính quyền chưa đúng mức, chưa có các định hướng phát triển lâu dài cho làng nghề, nên các hộ đang rất khó khăn trong khâu tìm đầu ra, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm.

4.1.1.2 Đóng góp của làng nghề

Kết quả thống kê tại 03 làng nghề truyền thống (làng nghề Mộc, làng nghề tái chế tơ nhựa, làng nghề Bông vải sợi) có 2.462 hộ gia đình và cơ sở sản xuất làm nghề, thu hút 6.393 người lao động trong các làng nghề, ngoài ra làng nghề còn thu hút một số lượng lớn lao động từ các vùng, địa phương lân cận không có nghề phụđến làm công nhật, thời vụ. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong các làng nghề đạt từ 60 - 80%; nông nghiệp chiếm khoảng 20 - 40%. Mức thu nhập của người lao động sản xuất nghề cao gấp 2 - 4 lần so với thu nhập của sản xuất thuần nông, thu nhập từ 800.000đồng đến 4.000.000đồng/người/tháng. Góp phần nâng cao đời sống cho các lao động trong và ngoài địa phương.

Bảng 4.3 Bảng tổng hợp những đóng góp của làng nghề trong giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động làm và thu nhập cho người lao động

STT Làng nghề Số hộ làm nghề (hộ) Số lao động (lao động) Thu nhập bình quân/tháng (triệu đồng) 1 Làng mộc TT Yên Lạc 1.920 5.146 3,0 2 Phú, xã Tam HLàng chế biến tồơng nhựa Tảo 168 500 2,5 3 Làng chế biến bông vải sợi

thôn Gia, xã Yên Đồng 374 747 2,5

( Nguồn: Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Yên Lạc, 2014 )

Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế tại các làng nghề nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung đã tạo điều kiện phát triển rõ rệt các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế, khoa học công nghệ và phúc lợi xã hội góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

dân. Như vậy có thể thấy, làng nghềđóng một vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, trực tiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Bên cạnh đó, làng nghề còn có một ý nghĩa gián tiếp đặc biệt quan trọng khác, đó là hạn chế việc di dân tự do từ khu vực nông thôn vào khu vực thành thị trong thời kỳ nông nhàn, để tìm kiếm công ăn, việc làm và thu nhập.

Tóm lại, qua khảo sát tình hình sản xuất tại các làng nghềở huyện ta thấy, các làng nghề ngày càng phát triển và được nhân rộng trên toàn huyện. Các ngành nghềđược quan tâm đầu tư mạnh mẽ theo hướng phát triển quy mô lớn, áp dụng máy móc và công nghệ vào sản xuất.

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 60)