Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề chế biến bông vải sợi

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 121)

STT Giải pháp Nhóm giải pháp Chi phí đầu Lợi ích 1 Bảo dưỡng các máy móc thiết bị Quản lý nội vi 100 nghìn đồng/ xưởng Tăng tuổi thọ máy móc, giảm độồn, rung 2 Thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới hiện đại hơn Cải tiến thiết bị 5 - 15 triệu đồng/xưởng

Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hư hỏng

3

Sử dụng phẩm màu sinh học được cơ quan cấp phép Thay đổi nguyên liệu đầu vào 100 - 200 nghìn đồng/lít thuốc nhộm Nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm lượng ô nhiễm phẩm màu với môi trường 4 Sử dụng hệ thống hút bụi trong xưởng Quản lý nội vi 5 - 10 triệu đồng/xưởng Giảm nồng độ bụi trong xưởng, giảm tỷ lệ công nhân mắc bệnh bụi phổi 5 Thông thoáng nhà xưởng Quản lý nội vi 1 - 2 triệu đồng/xưởng Giảm khí độc và nồng độ bụi trong xưởng (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Ứng xử của hộ dân là việc họđưa ra các quyết định trong đó nhu cầu giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống là một điều tất yếu. Ứng xử của hộ dân trong tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề là việc các hộ dân đưa ra các quyết định để nhằm hạn chế các tác động của ô nhiểm môi trường làng nghề tới cuộc sống và hoạt động sản xuất của các hộ dân nơi đây. Ứng xử của các hộ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa, thu nhập của hộ, các cơ chế chính sách,....

Kết quả điều tra cho thấy các hộ dân đã có những hoạt động nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất và trong cả sinh hoạt đời sống. Trong hoạt động sản xuất, nghiên cứu cho thấy rằng, trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì có tới 68,33% các hộ sản xuất là đầu tư máy móc trang thiết bị, kèm thêm đầu tư như bảo hộ lao động là 35%, xây dựng nhà xưởng theo tiêu chuẩn là 11,67%,... điều đó thể hiện tính chủ động trong phát triển kinh tế, nhưng rất bị động trước vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, và vấn đề đó không được các hộ quan tâm nhiều. Với vấn đề thu hẹp cơ sở sản xuất thì có tới 76,66% là không đồng ý thu hẹp, nhưng đóng phí môi trường thì có trên 70% các hộ đồng ý. Qua các con số trên, ta thấy rõ ràng, việc ứng xử trước môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm mới chỉ dừng lại là ứng xử với các giải pháp trước mắt, hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sản xuất và sức khỏe cộng động, tới đâu hay tới đấy, chưa quan tâm tới sản xuất bền vững. Còn trong sinh hoạt đời sống, Với các chỉ tiêu như khám sức khỏe định kỳ là 23,33% số hộ đi khám sức khỏe thường xuyên , hệ thống lọc nước R0 là 76,67% số hộ sử dụng, sử dụng nguồn thực phẩm sạch (tự cung cấp thực phẩm) là 73,33% số hộ quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 112

tâm, tham gia các hoạt động cộng đồng thì có tới trên 73,33% các hộ tham gia thường xuyên,... Qua các con số trên, ta cũng so với các hộ sản xuất, các hộ không sản xuất có tỷ lệ quan tâm tới vấn đề môi trường cao hơn, song sự quan tâm đó chỉ dừng lại ở mức cá nhân hộ gia đình. Tính tập thể và cộng đồng vẫn chưa được phát huy và đẩy mạnh.

Nghiên cứu ứng xử của người dân trong sản xuất và sinh hoạt, đời sống trước vấn đề ô nhiễm môi trường cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc ứng xử của người dân như: vốn, trình độ văn hóa, thông tin,... công tác quản lý, thể chế, chính sách.

Để nâng cao hiệu quả giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường trong sản xuất, phát triển kinh tế làng nghề, thì chính quyền các cấp, chính quyền địa phương cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về chính sách, quy hoạch khu sản xuất, các biện pháp đào tạo, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề. Huy động mọi nguồn lực, kinh phí của các hộ trong việc giảm thiểu ô nhiểm môi trường và xây dựng hệ thống sử lý chất thải chăn nuôi chung cho toàn bộ làng nghề.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với chính quyền các cấp

Đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tách xa khu dân cư, có chính sách hỗ trợ rõ ràng cho các hộ trong việc di dời xa khu dân cư.

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước bảo vệ môi trường, quản lý chất thải, những hậu quả và nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường cho toàn bộ dân cư.

Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ và nhận thức cho các đối tượng liên quan, trong đó chú trọng các nội dung tập huấn như: các quy trình sản xuất sạch, cách xử lý nước thải sau sản xuất, các phương pháp nào đang được các hộưa dùng...

Hỗ trợ chính sách về vốn để các hộ mạnh dạn đầu tư KHKT, phát triển sản xuất và hệ thống xử lý chất thải.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 113

Cần có kế hoạch cho công tác thu gom rác thải, xây dựng hệ thống xử lý rác cho toàn bộ các xã trong huyện

Cần có chế tài hợp lý cho việc thu, đóng phí môi trường cho các hộ sản xuất và không sản xuất. Các văn bản quy định cụ thể, để gửi tới các hộ dân.

5.2.2 Đối với hộ sản xuất

Các hộ sản xuất cần nhận thức được rõ vai trò và tầm quan trọng của môi trường đối với sản xuất và sức khỏe của bản thân và gia đình. Vì vậy các hộ cần mạnh dạn đầu tư cho KHKT, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải phù hợp với quy mô và điều kiện của gia đình.

Các hộ nên lựa chọn mô hình sản xuất pù hợp với điều kiện của gia đình, từng bước khắc phục khó khăn trong việc sử lý chất thải sau sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển sản xuất ổn định và bền vững, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng thiết bị kỹ thuật thân thiện với môi trường.

Các hộ cần chủ động tìm hiểu về khoa học, kỹ thuật sản xuất, xử lý chất thải. Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện công tác vệ sinh môi trường, nơi ở, cơ sở sản xuất. Tăng cường hợp tác giữa các chủ hộ để nâng cao hiệu quả sản xuất và xử lý chất thải bảo vệ môi trường.

Tích cực tham gia các buổi tập huấn, tham gia các buổi họp ở thôn xóm để cập nhật thông tin. Tuân thủ các quy định của nhà nước, chính quyền các cấp, địa phương về công tác vệ sinh môi trường.

5.2.3 Đối với các hộ không sản xuất

Cần tăng cường các hình thức tham gia, hỗ trợ, tiếp sức cho các cơ quan quản lý môi trường địa phương để bảo vệ môi trường làng nghề bằng các biện pháp như tuyên truyền về kiến thức môi trường, tham gia các hoạt động đoàn thể vệ sinh đường làng ngõ xóm, đóng quỹ bảo vệ môi trường, và tích cực tham gia tập huấn kiến thức bảo vệ môi trường...

Tích cực tham gia học hỏi các cá nhân, tập thểđể tích lũy kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 114 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo dục con em mình trong việc nhận thức và thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bách khoa toàn thư về môi trường (1994). Nhà xuất bản Từđiển học, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Bộ (2000). Ứng xử sư phạm. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 3. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2006). Thông tư số 116/2006/TT-BNN

ngày 18 tháng 12 năm 2006.

4. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2008). Báo cáo môi trường Quốc gia 2008 - Môi

trường làng nghề.

5. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2008). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho

phép của kim loại nặng trong đất.

6. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2009). Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT. 7. Lê Thị Bừng và Hải Vang (1997). Tâm lý học ứng xử.Nhà xuất bản giáo dục.

8. Đặng Kim Chi (2001). Áp dụng thử nghiệm mô hình phòng ngừa ô nhiễm và quản lý chất thải nhằm cải thiện môi trường cho làng nghề tái chế giấy và gỗ thuộc tỉnh Bắc ninh. Bộ Khoa học công nghệ môi trường.

9. Vũ Chất (2000). Từđiển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từđiển học Hà Nội.

10. Thái Hùng (2014). Bắc Ninh xử lý ô nhiễm môi trường làng nghềđúc đồng Đại Bái. Thông tấn xã Việt Nam.

11. Tôn Thất Lãng (2015). Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghềđiêu khắc ở Bình Dương. Thông tấn xã Việt Nam.

12. Lê Kim Nguyệt (2012). Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghềở Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28.

13. Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Yên Lạc (2014). Tình hình phát triển làng

nghề huyện Yên Lạc qua 3 năm 2011 - 2013.

14. Phòng thống kê huyện Yên Lạc (2014). Tình hình đất đai, dân số và lao động, kinh

tế huyện Yên Lạc qua 3 năm 2011 - 2013.

15. Nguyễn Tiến Quang (2012). Bộ tài liệu: Tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường đối với làng nghề mộc truyền thống - Sở TN và MT tỉnh Vĩnh Phúc.

16. Thùy Quyên (2013). Công nghệ xử lý bụi, giải pháp phát triển làng nghề bền vững.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc.

17. Quốc hội (2006). Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2006.

18. Dương Bá Thượng (2001). Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa.NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Trung tâm y tế huyện Yên Lạc (2014). Tình hình sức khỏe người dân các xã qua 3

năm 2011 - 2013.

20. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc UNESCO (1981). Báo

cáo môi trường Liên Hợp Quốc.

21. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012). Dự án, Điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 116 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Đỗ Văn Viện và Đặng Văn Tiến (2006). Bài giảng kinh tế hộ nông dân, Nhà xuất bản nông nghiệp.

23. Nguyễn Khắc Viện (1991). Từđiển tâm lý học.Nhà xuất bản ngoại văn cùng trung tâm nghiên cứu tâm lý học trẻ em.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 117

PHỤ LỤC

Ghi chú:

Giới hạn cho phép:

- Trích theo QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về giới hạn cho phép các kim loại nặng trong đất.

- Quy định này quy định giới hạn mức giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng tầng đất mặt theo từng mục đích sử dụng.

- Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp: đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ. Đất nông nghiệp cũng bao gồm vùng đất là nơi sinh sống cho quần thểđộng vật bản địa và di trú, thảm thực vật bản địa.

- Đất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất trong nhóm đất nông nghiệp, vùng đất dùng cho phát triển và kinh doanh nghề lâm nghiệp, được sử dụng chủ yếu để trồng rừng và trồng các lâm sản khác. Đất lâm nghiệp quy định trong Quy chuẩn này không bao gồm các vùng đất rừng tự nhiên, rừng đặc dụng.

- Đất dân sinh: là vùng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, sử dụng chủ yếu làm khu dân cư, nơi vui chơi giải trí, các công viên, vùng đệm trong các khu dân cư.

- Đất thương mại: là vùng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu cho hoạt động thương mại, dịch vu.

- Đất công nghiệp: là vùng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu cho hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 118

nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng đểđánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.

BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:

Vi khuẩn

Chất hữu cơ + O2 ố CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.

COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.

Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 119

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

Ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghềở huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc

Phần I: Đối với các cấp chính quyền địa phương A. Thông tin cá nhân

Họ và tên: ……… Giới tính :……….

Tuổi :………...

Địa chỉ :………. . ………...

Chức vụ :………. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ chuyên môn Không có: Sơ cấp: Trung cấp: Cao đẳng:

Đại học :

B. Ứng xử của các cấp chính quyền trước tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề. 1. Xin ông ( bà) cho biết hiện tại trên địa bàn huyện hiện nay có bao nhiêu làng nghề? Xu hướng các năm tới số làng nghề được công nhận biến động ra sao? ………

………

Xin ông ( bà) cho biết, tình hình quản lý ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay được quản lý như thế nào? Tình hình có tiến triển gì tốt không? ………

………

Xin ông ( bà) cho biết, hiện nay cơ quan quản lý của địa phương có chính sách, cơ chế xử lý gì đối với các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường? theo

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 121)