về ứng dụng KHKT khác nhau. Kết quả nghiên cứu về ứng xử trong việc ứng dụng KHKT vào sản xuất của các hộở 3 điểm nghiên cứu cho thấy.
Sản xuất ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, người dân mở rộng quy mô sản xuất cũng đã chú ý tới việc đầu tư máy móc mới để nâng cao năng lực sản xuất, phát triển kinh tế và hạn chế được ô nhiễm môi trường làng nghề. Do vậy, trong việc ứng xử về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì có tới 68,3% (41/60 hộ) đã đầu tư máy móc mới, bảo dưỡng thiết bị trong sản xuất, trong đo thị trấn Yên Lạc là 70% (14/20 hộ), xã Tam Hồng là 75% (15/20 hộ), xã Yên Đồng là 60% (12/60 hộ), Bảng 4.16 .
Bảng 4.16 Ứng xử của các hộ với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất Ứng xử Ứng xử Chung Thị trấn Yên Lạc Tam Hồng Yên Đồng SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộđiều tra 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00 1. Số hộ đầu tư máy móc mới, bảo dưỡng thiết bị trong dây truyền sản xuất
41 68,30 14 70,00 15 75,00 12 60,00
2. Số hộ đầu tư hệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 nhà 3. Số hộ đầu tư trang thiết bị bảo hộ lao động 21 35,00 9 45,00 2 10,00 10 50,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Sản xuất ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, người dân mở rộng quy mô sản xuất cũng đã chú ý tới việc đầu tư máy móc để nâng cao năng lực sản xuất, phát triển kinh tế và hạn chế được ô nhiễm môi trường làng nghề. Qua Bảng 4.16 ta thấy, 100% số hộ làm nghề không đầu tư hệ thống xử lý nước thải, mà các hộ xả trực tiếp ra môi trường. Qua điều tra có các nguyên nhân sau được các hộ đưa ra lý giải cho việc xả thải nước ô nhiễm trực tiếp ra môi trường như: Chi phí đầu tư cho một hệ thống xử lý nước thải cao, trong khi các hộ còn sản xuất nhỏ lẻ. Đầu tư hệ thống xử lý nước thải đòi hỏi phải có kỹ thuật cao. Diện tích đất xây dựng eo hẹp, chưa có sự quan tâm của các cấp các ngành... Ngoài ra, các hộ còn chú ý về hệ thống cây xanh quanh nhà và đầu tư về bảo hộ lao động cho nhân công lao động trong xưởng sản xuất của mình. Cụ thể, về hệ thống cây xanh, qua điều tra 60 hộ thì có tới 23 hộ (chiếm 38,3%) là có hệ thống cây xanh quanh xưởng để hạn chế khói bụi và che nắng cho xưởng, còn lại các hộđược hỏi đều rất muốn trồng cây xanh quanh nhà, nhưng vì là xưởng sản xuất trong khu dân cư nên quỹ đất rất eo hẹp các hộ đều không thể trồng cây được. Về trang thiết bị bảo hộ lao động thì trong 60 hộ điều tra có 21 phiếu (chiếm 35%) là có trang thiết bị bảo hộ lao động cho nhân công của mình, lý giải cho nguyên nhân trên, các chủ hộ cho rằng đa phần là sản xuất nhỏ lẻ chưa đi vào quy củ và là sản xuất của làng nghề nên chưa đầu tư mạnh vào thiết bị bảo hộ cho nhân công.
+ Với 20 phiếu điều tra hộ sản xuất ở thị trấn Yên Lạc về tình hình áp dụng KHKT vào sản xuất thì có tới 14/20 hộ (chiếm 70%) phiếu là có đầu tư máy móc mới, thường xuyên bảo dưỡng trang thiết bị vào sản xuất, 5 hộ trồng cây xanh quanh nhà, 9 hộ đầu tư trang thiết bị bảo hộ lao động và sản xuất (Bảng 4.16). Nghiên cứu cho thấy các hộ áp dụng KHKT là các hộ có thâm niên làm nghề lâu năm, có tiềm lực và vốn kinh doanh lớn, do đời sống nhân dân ngày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
càng cao, nên nhu cầu về mặt hàng đồ mộc thủ công mỹ nghệ ngày càng lớn, nên tình hình kinh doanh ngày càng phát triển.
+ Với xã Tam Hồng: Qua điều tra cho thấy, có 15/20 phiếu là có áp dụng KHKT, máy móc mới vào sản xuất, và chiếm 75% trong số hộ áp dụng KHKT vào sản xuất (Bảng 4.16). Ngoài ra, có 10 hộ trồng cây xanh quanh nhà, và chỉ có 2 hộđầu tư trang thiết bị bảo hộ lao động cho nhân công lao động. Những hộ áp dụng KHKT vào sản xuất là những hộ làm nghề có thâm niên lâu năm và đã có lượng khách hàng ổn định, các hộ còn lại vẫn sản xuất những không còn chuyên mà kiêm thêm các nghề khác nữa để có nguồn thu ổn định.
+ Xã Yên Đồng: Qua điều tra cho thấy, có tới 12/20 phiếu điều tra là áp dụng KHKT vào sản xuất và chiếm tới 60% các hộ áp dụng KHKT, trang thiết bị máy móc mới vào sản xuất (Bảng 4.16). Ngoài ra, còn có 8 hộ trồng cây xanh quanh nhà, và 10 hộ đầu tư trang thiết bị bảo hộ lao động cho nhân công lao động. Điều đó cho thấy sự phát triển của làng nghề, và sựđầu tư của người dân vào làng nghề là rất lớn. Các hộ đầu tư KHKT vào sản xuất của là những hộ sản xuất lớn, có tiềm lực và thâm niên trong nghề lâu năm.
Nghiên cứu cũng cho thấy, đa phần các hộ áp dụng KHKT vào sản xuất không ngoài mục đích nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế. Điều đó phản ánh đúng thực trạng khi áp dụng KHKT của các hộ. Trên thực tế, việc áp dụng KHKT vào sản xuất mà mục đích là giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng được các hộ quan tâm, nhưng trừ khi là ô nhiễm môi trường đang anht hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và việc áp dụng KHKT vào sản xuất có sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyển địa phương.
Như vậy, việc áp dụng KHKT vào sản xuất của các hộ là một xu thể tất yếu trong việc phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là kinh tế làng nghề. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển đời sống kinh tế, thì vấn đề môi trường làng nghề hầu như rất ít được các hộ sản xuất quan tâm, trước vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề các hộ lại có những cách ứng xử rất khác nhau.Có thể nói, việc áp dụng KHKT vào sản xuất là một phương tiện thiết yếu không thể thiếu trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường làng nghề, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế nông thôn. Nhưng việc áp dụng KHKT thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như vốn, trình độ nhận thức, và đặc biệt mục đích của các hộ cũng vẫn là nâng cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
năng suất lao động, phát triển kinh tế trước, do đó các hộ rất thụđộng trong việc giải quyết về môi trường làng nghề.
4.2.2.2 Ứng xử của các hộ trong việc thu hẹp quy mô sản xuất
Trong các ứng xử của người dân về giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thì có lẽứng xử về thu hẹp quy mô sản xuất là ít được người dân tán thành và áp dụng nhất. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu, tới cuộc sống của người dân khu vực làng nghề.
Quy mô sản xuất, phản ánh năng lực sản xuất, tình hình tài chính và đặc biệt nó cho thấy khả năng xả thải ra môi trường của mỗi hộ sản xuất. Quy mô lớn thì khả năng xả hải ra môi trường càng lớn, gây ô nhiễm môi trường càng nghiêm trọng. Thực tế, kinh tế làng nghề trong những năm qua đã có những bước khởi sắc, nhưng đã làm cho môi trường không khí, đất, nước của địa phương ngày càng xuống cấp, suy giảm chất lượng. Đứng trước thực tếđó, các hộđã có những ứng xử khác nhau, dưới đây là bảng thông tin ứng xử của các hộ sản xuất.
Bảng 4.17 Ứng xử của các hộ nông dân trong việc kết hợp với các ngành nghề khác
Ứng xử
Chung Thị trấn
Yên Lạc Tam Hồng Yên Đồng SL
(hộ) T(%) ỷ lệ (hSL ộ) T(%) ỷ lệ (hSL ộ) T(%) ỷ lệ (hSL ộ) T(%) ỷ lệ
Tổng số hộđiều tra 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00
1. Đề xuất thu hẹp quy mô?
- Có 7 11,70 3 15,00 2 10,00 2 10,00
- Không 46 76,70 17 85,00 11 55,00 18 90,00
- Ý kiến khác 7 11,70 0 0,00 7 35,00 0 0,00
2. Số hộ kết hợp giữa sản xuất với
- Kinh doanh, buôn bán 13 21,70 4 20,00 7 35,00 2 10,00 - Trồng trọt, chăn nuôi 7 11,70 0 0,00 6 30,00 1 5,00 3. Không kết hợp sản xuất
thêm 40 66,70 16 80,00 7 35,00 17 85,00
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
sản xuất kinh doanh
- Số hộ không đồng ý di dời
cơ sở sản xuất kinh doanh 15 25,00 4 20,00 8 40,00 3 15,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Trong số 60 hộ sản xuất thì có 7 hộ thu hẹp quy mô sản xuất chiếm 11,7%. Số hộ sản xuất không thu hẹp quy mô là 46 hộ chiếm 76,7% trong tổng số hộ được phỏng vấn. Đa phần các hộ không giảm quy mô vì các hộ cho rằng chất thải từ hoạt động sản xuất của mình còn ít chưa có ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới môi trường, và mặt khác nếu giảm quy mô xuống đồng nghĩa với thu nhập của các hộ sẽ giảm đi. Số hộ sản xuất thu hẹp quy mô là vì các chủ hộ đã cao tuổi, sức khỏe không đảm bảo, và con cái họđã lớn không theo ngành nghề của gia đình nên họ thu hẹp dần quy mô sản xuất nữa.
Kết hợp với ngành nghề khác là một trong những biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, phương thức này được đưa ra có những ý kiến chấp nhận khác nhau. Ở các nhóm hộ có xu hướng kết hợp với ngành nghề kinh doanh cao hơn so với trồng trọt chăn nuôi, có 13 hộ sản xuất kết hợp với kinh doanh buôn bán chiếm 21,7% và có 7 hộ (chiếm 1,7%) là kết hợp với trồng trọt chăn nuôi. Chủ yếu các hộ kết hợp với trồng trọt, chăn nuôi là những hộ có quy mô nhỏ, có nhiều thời gian rãnh rồi nên các hộ kết hợp luôn với chăn nuôi, và nông nghiệp.
Với việc di dời khu sản xuất của các hộ, thì có tới 45 hộ (chiếm 75%) đồng ý di dời khu sản xuất của mình ra khu sản xuất tập trung, và chỉ có 15 hộ (chiếm 25%) không đồng ý. Qua điều tra, thì có một số nguyên nhân các hộđưa ra như sau:
- Với các hộ không đồng ý: Theo phỏng vấn một số hộ sản xuất, giờ quỹ đất nông nghiệp đang eo hẹp, sản xuất lại phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường, vì vậy việc đầu tư cho một khu nhà xưởng mới là rất khó. Mặt khác, giá thành để đấu thầu một khu đất tại khu sản xuất tập trung là cao, nên để các hộ có thể yên tâm thì chính quyền địa phương cần phải hỗ trợ về vị trí, và giá cảđể các hộ có thể yên tâm mà sản xuất lâu dài.
- Với các hộđồng ý: Theo các hộ thì, cần phải có quy hoạch khu tập trung làng nghề. Vì một số nguyên nhân sau:
- Để có thể thuận tiện trao đổi buôn bán, các loại xe cỡ lớn, cỡ nhỏ có thể giao thông thuận tiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81
- Mặt khác giảm thiểu bớt tình trạng ô nhiễm môi trường vì tránh xa khu dân cư, dễ dàng kiểm soát thu gom chất thải để xử lý.
- Và sẽ là cơ hội để làm nên thương hiệu riêng cho làng nghề. - Cơ hội giao lưa, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, quản lý.
- Như vậy, có thể thấy rằng, việc thu hẹp quy mô hay chuyển đổi quy mô các ngành nghề sản xuất của các nhóm hộ thì vấn đề môi trường thực sự không đáng lo bằng vấn đề kinh tế của họ. Chuyển đổi hay thu hẹp quy mô đều được các chủ hộ cân nhắc và xem xét dựa trên điều kiện thực tế của các hộ.
4.2.2.3 Ứng xử của các hộ đối với đề xuất thu phí môi trường với các hộ sản xuất
Việc tìm hiểu về vấn đề đóng phí môi trường nhằm tìm hiểu xem liệu các hộ có sẵn sàng chi trả cho việc ô nhiễm trường, bởi nguyên nhân gây ô nhiễm là do con người. Xem xét mức lựa chọn đóng góp từ đó đánh giá thái độ của hộ, giữa các làng nghề, giữa các hộ thì có quyết định khác nhau như thế nào? Việc thu phí như vậy có hợp lý, đủ hay không? Ở huyện Yên Lạc đã có quy định mức thu phí rác thải sinh hoạt là 10.000đ/người/tháng, tuy nhiên ở thị trấn Yên Lạc và 2 xã còn lại thì vẫn chưa có mức quy định cụ thểđối với hoạt động sản xuất của làng nghề. Mức thu đưa ra của để tài chỉ nhằm đánh giá sự chi trả của hộ mà không chắc chắn mang tính hợp lý đối với điều kiện của từng địa phương. Bởi việc đưa ra mức thu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Với mỗi làng nghề thì có điệu kiện sản xuất khác nhau, mức thu nhập của mỗi làng nghề cũng khác nhau. Dựa vào tình hình sản xuất, và mức thu nhập bình quân chung, mức phí được đưa ra ởđây chia làm hai loại là mức phí từ 100.000 - 200.000đ/hộ/năm và mức phí từ 200.000đ - 400.000đ/hộ/năm. Với mức phí giả định đưa ra, được các hộ có những đánh giá khác nhau và được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.18 Ửng xử của các hộ với việc đề xuất thu phí môi trường Diễn giải Diễn giải
Chung TT Yên Lạc Tam Hồng Yên Đồng SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) 1. Tổng số hộđiều tra 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00 - Sẵn sàng đóng góp Từ 100 - 200.000 đ/ hộ/ năm 42 70,00 12 60,00 17 85,00 13 65,00 Từ 200 - 400.000 đ/ hộ/ năm 4 6,70 2 10,00 0 0,00 2 10,00
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82
- Không đóng góp 1 1,70 0 0,00 1 5,00 0 0,00
- Ý kiến khác 13 21,70 6 30,00 2 10,00 5 25,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Các hộ sản xuất có quy mô khác nhau có những ứng xử khác nhau với việc thu phí môi trường. Nhìn chung các hộ sản xuất đồng ý đóng góp với mức phí thấp từ 100 - 200.000 đ/hộ/năm là 42 hộ chiếm 70%, ở mức phí thu cao hơn thì có 4 hộ (chiếm 6,7%) tập trung chủ yếu là các sản xuất có quy mô lớn. Ngoài ra, có 13 hộ (chiếm 21,7%) trong tổng số hộ sản xuất đồng ý đóng phí và có ý kiến đối với việc thu phí môi trường, các chủ hộ cho rằng ngoài mức đóng phí đóng theo quy định thì các hộ có quy mô lớn, có điều kiện có thểđóng thêm phí môi trường cho địa phương. Mức phí có thể tùy thuộc vào quy mô sản xuất, các hộ có quy mô lớn thì sẽđóng mức phí nhiều hơn, so với mức phí của các hộ có quy mô nhỏ và vừa. Về việc xây dựng biểu phí thì có thể lấy biểu quyết của các hộ sản xuất và toàn dân trong làng nghề.
Hộp 4.1 Gia đình tôi sẵn sàng ủng hộ thêm
“Bên cạnh nhà tôi là một xưởng sản xuất đồ gỗ có quy mô khá lớn, có khoảng hơn 10 người nhân công. Hàng ngày họ sản xuất đồ gỗ, bụi gỗ bay mù mịt và lan sang cả nhà tôi, đặc biệt khi họ phun sơn, mùi sơn và dung môi hữu cơ khó chịu kinh khủng. Gia đình tôi đã phải xây hàng rào cao lên và trồng rất nhiều cây xanh quanh nhà nhưng cũng chỉ hạn chế được một phần nào đó. Với mức phí khoảng