Ửng xử của các hộ với việc đề xuất thu phí môi trường

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 92)

Diễn giải

Chung TT Yên Lạc Tam Hồng Yên Đồng SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) 1. Tổng số hộđiều tra 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00 - Sẵn sàng đóng góp Từ 100 - 200.000 đ/ hộ/ năm 42 70,00 12 60,00 17 85,00 13 65,00 Từ 200 - 400.000 đ/ hộ/ năm 4 6,70 2 10,00 0 0,00 2 10,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

- Không đóng góp 1 1,70 0 0,00 1 5,00 0 0,00

- Ý kiến khác 13 21,70 6 30,00 2 10,00 5 25,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Các hộ sản xuất có quy mô khác nhau có những ứng xử khác nhau với việc thu phí môi trường. Nhìn chung các hộ sản xuất đồng ý đóng góp với mức phí thấp từ 100 - 200.000 đ/hộ/năm là 42 hộ chiếm 70%, ở mức phí thu cao hơn thì có 4 hộ (chiếm 6,7%) tập trung chủ yếu là các sản xuất có quy mô lớn. Ngoài ra, có 13 hộ (chiếm 21,7%) trong tổng số hộ sản xuất đồng ý đóng phí và có ý kiến đối với việc thu phí môi trường, các chủ hộ cho rằng ngoài mức đóng phí đóng theo quy định thì các hộ có quy mô lớn, có điều kiện có thểđóng thêm phí môi trường cho địa phương. Mức phí có thể tùy thuộc vào quy mô sản xuất, các hộ có quy mô lớn thì sẽđóng mức phí nhiều hơn, so với mức phí của các hộ có quy mô nhỏ và vừa. Về việc xây dựng biểu phí thì có thể lấy biểu quyết của các hộ sản xuất và toàn dân trong làng nghề.

Hộp 4.1 Gia đình tôi sẵn sàng ủng hộ thêm

“Bên cạnh nhà tôi là một xưởng sản xuất đồ gỗ có quy mô khá lớn, có khoảng hơn 10 người nhân công. Hàng ngày họ sản xuất đồ gỗ, bụi gỗ bay mù mịt và lan sang cả nhà tôi, đặc biệt khi họ phun sơn, mùi sơn và dung môi hữu cơ khó chịu kinh khủng. Gia đình tôi đã phải xây hàng rào cao lên và trồng rất nhiều cây xanh quanh nhà nhưng cũng chỉ hạn chế được một phần nào đó. Với mức phí khoảng 100.000 đ/hộ/năm thì gia đình tôi sẵn sàng đóng góp, thậm chí gia đình tôi còn sẵn sàng ủng hộ thêm cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật, miễn là làm sao các biện pháp đấy phải phát huy hiệu quả, làm giảm được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí hiện nay”

Pv Ông: Hán Văn Lượng - Chủ cửa hiệu Vàng Bạc Tín Phát (lúc 9h ngày 2/10/2014 tại TT Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc)

Như vậy nhìn chung các hộ đồng ý đóng phí môi trường với mức phí trung bình từ 100.000 - 200.000 đ/hộ/năm, tuy nhiên để xây dựng được hệ thống xử lý chất thải sau sản xuất, chủ yếu là các biện pháp áp dụng KHKT vào sản xuất, tăng cường trồng cây xanh quanh khu vực sản xuất, xây dựng hệ thống cống rãnh có nắp đậy, thì cần có sự tham gia, đóng góp của tất cả các hộ trong mỗi làng nghề. Đóng góp cả về tiền của và sức lao động, chính quyền địa phương cần có kế hoạch cụ thể hơn trong công tác thu phí môi trường, sự minh bạch trong quá trình thu chi, nhằm đảm bảo quyền lợi của các hộ dân trong huyện đối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

với hoạt động bảo vệ môi trường, thành lập quỹ môi trường, có kế hoạch lâu dài, đồng bộ hệ thống dẫn nước thái chung cho tất cả các làng nghề.

2.2.2.4 Ứng xử trong việc tăng cường vệ sinh môi trường xung quanh khu vực sản xuất

Vệ sinh môi trường xung quanh là yêu cầu cấp thiết để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho môi trường có độ thông thoáng, ngăn ngừa các loại dịch bệnh phát triển. Công tác vệ sinh môi trường xung quanh thường được các hộ thực hiện với các công việc như: Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, thu gom rác thải quanh khu vực nhà xưởng... Ngoài ra, các hộ sản xuất thường dùng vôi bột để rắc xung quanh khu vực nhà xưởng, hoặc xuống dòng nước để hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Dưới đây là ứng xử của các hộ sản xuất trong việc vệ sinh môi trường xung quanh khu vực sản xuất.

Bảng 4.19 Ứng xử của các hộ sản xuất trong việc vệ sinh môi trường xung quanh

Chỉ tiêu

Chung TT Yên Lạc Tam Hồng Yên Đồng SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộđiều tra 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00 1. Số hộ có tiến hành vệ sinh thường xuyên khu vực sản xuất

8 13,30 1 5,00 3 15,00 4 20,00

2. Số hộ không tiến hành vệ sinh thường xuyên khu vực sản xuất

52 86,70 19 95,00 17 85,00 16 80,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Nhìn vào số liệu Bảng 4.19, cho ta thấy có tới 86,7 % ( chiếm 52/60 hộ) là không tiến hành vệ sinh hàng ngày, chỉ có 13,3% (chiếm 8/60 hộ) là tiến hành vệ sinh khu vực xung quanh CSSX hàng ngày. Nguyên nhân có sự cách biệt lớn này xuất phát từ tâm lý cá nhân. Các hộ cho rằng, mình chỉ cần vệ sinh sạch sẽ trong xưởng sản xuất của mình là được rồi, còn ngoài xưởng đấy là vấn đề của chính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

quyền địa phương. Tâm lý các hộ cho rằng mình đóng phí môi trường thì nhân viên môi trường phải dọn dẹp là điều đương nhiên.

Thực tế sản xuất ở huyện Yên Lạc nói chung và sản xuất làng nghề nói riêng hầu như không có khoảng cách giữa các cơ sở sản xuất. Đa phần các hộ có xưởng sản xuất gắn liền với khu vực nhà ở, nên việc vệ sinh khu vực xung quanh xưởng thường là khơi thông cống rãnh, tăng dòng chảy để tránh tình trạng nước ứđọng quanh nhà.

Như vậy, công tác vệ sinh CSSX không được các hộ thực hiện thường xuyên. Chỉ khi nào, các hộ thấy cần, có các hoạt động tuyên truyền thì các hộ mới làm. Chính điều đó đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng hơn, điều này cần phải có sự tham gia của chính quyền các cấp, tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ thấy sự ô nhiễm và trách nhiệm của mỗi hộ trong công tác bảo vệ môi trường.

4.2.2.5 Ứng xử trong việc tham gia chương trình đào tạo, tập huấn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất làng nghềđược chuyển giao cho các hộ từ các nhà nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu thông Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, cán bộ chuyên viên của sở, cục, chính quyền địa phương, các buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật khoa học công nghệ, xử lý chất thải,... Theo kết quả điều tra về việc tham gia các lớp tập huấn đào tạo cho các hộ sản xuất làng nghềđược trình bày ở Bảng 4.20

Bảng 4.20 Kết quả của công tác tập huấn đạo tạo cho các hộ sản xuất tại các làng nghề

Ứng xử

Chung TT Yên Lạc Tam Hồng Yên Đồng SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) Tổng số hộđiều tra 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00 - Số hộ tham gia tập huấn 37 61,70 16 80,00 8 40,00 13 65,00 - Số hộ không tham gia tập huấn 23 38,30 4 20,00 12 60,00 7 35,00 - Đánh giá của chủ hộ về tác dụng

của lớp tập huấn 37 100,00 16 100,00 8 100,00 13 100,00

+ Rất cần thiết 25 67,60 10 62,50 6 75,00 9 69,20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

+ Nội dung chưa phù hợp 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Trong số 60 hộ sản xuất, thì có tới 37 hộ (chiếm 61,7%) tham gia lớp tập huấn, còn lại 23 hộ (chiếm 38,3%) hộ sản xuất không tham gia. Trong đó thị trấn Yên Lạc và xã Yên Đồng có số hộ tham gia nhiều nhất lần lượt là 16 hộ (80%) và 13 hộ (65%), riêng xã Tam Hồng có 8 hộ (40%).

Có sự khác nhau về số hộ tham gia tập huấn ở các làng nghề khác nhau là do: Các hộ sản xuất làm nghề chưa nhận được thông tin về buổi tập huấn hoặc các chủ hộ nhận được thông tin nhưng không muốn tham gia vì họ cho rằng kinh nghiệm sản xuất từ trước tới nay của các hộ cũng giống với kinh nghiệm được giảng dạy khi tập huấn và tham gia tập huấn mất thời gian và không có tác dụng. Mặt khác, do thông tin về các buổi tập huấn được chính quyền gửi về các trưởng thôn, trưởng thôn là người đi thông báo thời gian tham gia tập huấn cho các hộ sản xuất nên các trưởng thôn thường chỉ thông báo cho các hộ sản xuất có quy mô lớn, các hộ thường xuyên tham gia tập huấn, số ít các hộ quy mô nhỏ được thông báo.

Về nội dung tập huấn do các chuyên viên giảng dạy, được các hộ tham gia tập huấn đánh giá cao tác dụng của lớp tập huấn không chỉ giúp họ nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, tăng thêm hiểu biết về pháp luật môi trường, tuyên truyền cho các chủ hộ về các biện pháp kỹ thuật, công nghệ xử lý chất thải sau sản xuất. Có 25/37 hộ (chiếm 67,6%) tham gia tập huấn chủ yếu là thị trấn Yên Lạc và xã Yên Đồng, cho rằng nội dung rất cần thiết, phổ biến về kỹ thuật và quy định bảo vệ môi trường. Có 12/37 hộ (chiếm 32,4%) cho rằng nội dung tập huấn là bình thường, bởi vì các hộđi tập huấn chỉ là ngồi nghe lý thuyết, chứ chưa được đi thực tế tham quan các cơ sở điển hình áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Như vậy, việc tham gia các lớp tập huấn có tác dụng tích cực trong việc thay đổi ứng xử của các hộ sản xuất nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe của chính các hộ sản xuất và của cả cộng đồng. Vì vậy, để nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường sản xuất thì cơ quan chính quyền cần phải có thông báo rộng rãi đến các hộ sản xuất. Hỗ trợ cho các hộ trong việc đi đầu về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất, bảo vệ môi trường để làm mô hình trình diễn cho các hộ trong địa phương tham khảo và áp dụng.

4.2.3 Ứng xử của người dân trong sinh hoạt, đời sống trước vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề môi trường làng nghề

4.2.3.1 Ứng xử của người dân trong sinh hoạt

Trong hoạt động sản xuất làng nghề, để bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm thì việc áp dụng tiến bộ KHKT vảo sản xuất vẫn chưa đủ mà các hộ phải lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường trong cuộc sống, đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt, sản xuất. Trước tình hình ô nhiễm môi trường tại địa phương, các hộ dân nơi đây đã có các biện pháp nhằm hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường như: Dùng máy lọc nước, bể cát, trồng cây xan,... Dưới đây là tình hình thực hiện một số hoạt động của các hộ sản xuất của các hộ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất ở các làng nghề ở huyện Yên Lạc. Qua phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo đài,... các hộ ở làng nghề 100% sử dụng bể lọc hoặc máy lọc nước nhằm giảm độc tố trong nước sinh hoạt hằng ngày cho gia đình. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường và điều kiện kinh tế ngày một đi lên, mức sống của các hộ được nâng cao, qua điều tra đã có tới 23/30 hộ (chiếm 76,7%) gia đình đầu tư mua máy lọc nước khoảng từ 3.000.000 đồng - 3.500.000 đồng hoặc có hộ xây bể chứa nước mưa để phục vụ cho sinh hoạt gia đình. Còn lại là 7/30 hộ sử dụng bể lọc cát, hoặc bể chứa nước mưa để phục vụ cho gia đình. Như vậy, các hộ ởđây đa phần là sử dụng máy lọc nước phụ vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của hộ.

Do hoạt động sản xuất của làng nghề nằm trong khu dân cư, nên việc mùi không khí ô nhiễm do hoạt động sản xuất, bụi gỗ, mùi dung môi hữu cơ,... khiến cho các hộ dân sống xung quanh cảm thấy khó thở. Việc tránh mùi khó chịu, nhiều hộ dân đã phải thường xuyên đóng chặt cửa nhà, hoặc khép cửa nhà đi ra ngoài để không phải ngửi mùi ô nhiễm khó chịu. Qua điều tra ta thấy, có tới 19/30 hộ là thường xuyên và thỉnh thoảng đóng cửa, trong đó 7/30 hộ (chiếm 23,3%) là thường xuyên, 12/30 (chiếm 40%) hộ là thỉnh thoảng đóng cửa. Ngoài biện pháp đóng cửa nhà, các hộ có điều kiện kinh tế khá giả còn đầu tư cả hệ thống điều hòa để lọc không khí, trồng rất nhiều cây xanh quanh nhà. Qua điều tra, tỷ lệ hộđầu tư mua điều hòa lọc không khí là 19/30 hộ (chiếm 63,3%), 11/30 hộ (chiếm 36,7 %) là tiến hành trồng cây xanh quanh nhà. Như vậy, có thể thấy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

rằng, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, nhiều hộ đã sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để giữ gìn sức khỏe cho mọi người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

Bảng 4.21 Ửng xử của các hộ dân trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Chung TT Yên Lạc Tam Hồng Yên Đồng

SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) SL (hộ) Tỷ Lệ (%) Tổng số hộđiều tra 30 100,00 10 100,00 10 100,00 10 100,00 1.Số hộ sử dụng hệ thống lọc nước + Bể cát 7 23,30 0 0,00 4 40,00 3 30,00 + Máy lọc nước RO 23 76,70 10 100,00 6 60,00 7 70,00 2.Số hộ tiến hành đóng cửa nhà +Thường xuyên 7 23,30 7 70,00 0 0,00 0 0,00 + Thỉnh thoảng 12 40,00 3 30,00 5 50,00 4 40,00 + Ít khi 11 36,70 0 0,00 5 50,00 6 60,00 3.Số hộ sử dụng hệ thống lọc không khí + Điều hòa 19 63,30 8 80,00 4 40,00 7 70,00 + Trồng cây 11 36,70 2 20,00 6 60,00 3 30,00 4. Sử dụng nguồn thực phẩm sạch (tự cung cấp nguồn thực phẩm) + Có 22 73,30 7 70,00 7 70,00 8 80,00 + Không 8 26,70 3 30,00 3 30,00 2 20,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014) 87

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

Ngoài ra, nhiều hộ có thời gian rảnh rỗi, còn tự trồng thêm rau, nuôi thêm gà vịt để phục vụ cho gia đình. Qua điều tra, có 22/30 hộ (chiếm 73,3%) là tự trồng thêm rau sạch, hoặc ra siêu thị chọn mua thực phẩm sạch cho gia đình. Còn lại 8 hộ (chiếm 26,7%) là không quan tâm tới việc tự cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình.

Hộp 4.2 Giờ có quá ít thực phẩm sạch

Chúng tôi xem tivi, báo đài thấy có quá nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, thực phẩm bẩn, giả, len lỏi cả vào siêu thị, nhiều người đã bị ung thư, các bệnh mãn tính. Chúng tôi rất lo lắng cho sức khỏe của cả gia đình, nhận thấy nhà mình cũng có mảnh vườn nhỏ, nên chúng tôi quyết định bỏ chút thời gian ra cải tạo vườn, trồng thêm các loại rau, và củ quả, bổ sung thêm nguồn thực phẩm an toàn cho cả gia đình. Vừa tốt cho sức khỏe, mà lại không phải lo lắng gì.

Nguồn PV Bà: Nguyễn Thị Thuần - Một tiểu thương nhỏ ở xã Tam Hồng (lúc 14h15 ngày 4/10/2014, tại xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc)

4.3.2.2. Ứng xử trong đời sống

a) Tình hình chăm sóc sức khỏe của các hộ dân

Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường làng nghề ở Yên

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)