Diễn giải Chung TT Yên Lạc Tam Hồng Yên Đồng
SL (hộ) Tỷ lệ(%) SL (hộ) Tỷ lệ(%) SL (hộ) Tỷ lệ(%) SL (hộ) Tỷ lệ
(%)
Tổng số hộđiều tra 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00
1. Đặc điểm nhà xưởng
- Xây kiên cố + công nghệ hiện đại 19 31,70 7 25,00 4 20,00 8 40,00
- Xây kiên cố 41 68,30 13 65,00 16 80,00 12 60,00
2. Vị trí nhà cưởng
- Xa khu nhà ở 14 23,30 5 25,00 2 10,00 7 35,00
- Gắn liền với khu nhà ở 46 76,70 15 75,00 18 90,00 13 65,00
3. Hàng rào, hàng cây quanh khu nhà xưởng
- Có 19 31,70 5 25,00 4 20,00 10 50,00
- Không 41 68,30 15 75,00 16 80,00 10 50,00
4. Hệ thống thoát nước khu sản xuất
- Rãnh xi măng có nắp 8 13,30 3 15,00 2 10,00 3 15,00 - Rãnh xi măng không có nắp 42 70,00 15 75,00 13 65,00 14 70,00 - Rãnh đất 10 16,70 2 10,00 5 25,00 3 15,00 5. Tổng số lao động - <10 lao động 19 31,70 6 30,00 10 50,00 3 15,00 - 10 – 20 lao động 31 51,70 10 50,00 10 50,00 11 55,00 - >20 lao động 10 16,70 4 20,00 0 0,00 6 30,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014) 68
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69
Do sản xuất kinh tế làng nghề mang tính hộ gia đình, mặt khác do huyện đang quy hoạch khu làng nghề tập trung cho các xã và thị trấn nên việc chuyển đổi diện tích đểđưa các hộ ra khỏi khu dân cư mới chỉ được thực hiện ở một số hộ, nên đa số các hộ vẫn nằm trong khu dân cư. Chỉ có 14 hộ (chiếm 23,3%) là nằm xa khu dân cư, còn lại các hộ làm nghề đều nằm trong khu dân cư, nhà ở và nhà xưởng gắn liền nhau.
Hệ thống thoát nước của các hộ làm nghề có vai trò quan trọng trong việc xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Hệ thống thoát nước phải được quy hoạch xây dựng theo những căn cứ khoa học và thực tế mới đảm bảo cho sản xuất bền vững. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, hệ thống thoát nước là hệ thống cống, rãnh chứa nước thải sản xuất và sinh hoạt của các hộ. Qua quá trình điều tra cho thấy, có 8 hộ sản xuất có hệ thống rãnh xi măng có nắp đậy, tuy nhiên đây là các hộ sản xuất lớn và có vị trí trung tâm nên được đầu tư và các hộ cũng bỏ thêm chi phí để hoàn thiện hệ thống rãnh thoát nước của mình. Còn lại, có tới 42 hộ ( chiếm 70%) là rãnh xi măng không có nắp đậy, đa phần các hộ thải nước thải sản xuất và sinh hoạt trực tiếp ra rãnh của địa phương.
Về nhân công lao động: Qua điều tra ta thấy, trong 60 hộđiều tra có tới 50 hộ có từ 20 nhân công lao động trở xuống. Chỉ có 10 hộ có trên 20 lao động (chiếm 16,7%). Trong đó, số hộ có từ 10 - 20 nhân công chiếm 51,7% (chiếm 31 hộ), trong đó xã Tam Hồng không có hộ sản xuất nào có trên 20 nhân công lao động, thị trấn Yên Lạc có 4 hộ, và xã Yên Đồng có 6 hộ là có trên 20 nhân công lao động, tất cả các hộ trên đều là công ty TNHH có mức sản xuất lớn và đầu tư mạnh về trang thiết bị kỹ thuật. Nhưng chất lượng lao động của các hộ sản xuất chủ yếu là tận dụng lao động nông nhàn, trình độ và kỹ thuật sản xuất chưa cao, nên rất hạn chế trong việc tiếp thu các tiến bộ KHKT và đưa ra các quyết định chính xác. Bên cạnh sự phát triển nóng của kinh tế, thì tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề cũng ngày một xấu đi do sự quan tâm tới môi trường chưa đúng mức của người dân địa phương cũng như chính quyền. Để xây dựng đồng bộ nền kinh tế cũng như bảo vệ môi trường, luôn cần có sự tham gia của các hộ dân và sự hỗ trợ không thể thiếu của chính quyền địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70
Như vậy, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, làm nghề ở các hộ điều tra đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở sản xuất, việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải sau sản xuất chưa được quan tâm đầu tư, cần có sự tham gia, đóng góp của các hộ sản xuất làm nghề và các hộ không làm nghề cùng sự quan tâm của chính quyền các cấp.
4.2.2 Ứng xử của người dân trong sản xuất trước vấn đề ô nhiễm môi trường
làng nghề
Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường làng nghề luôn là một trong những vấn đề cấp bách đối với quá trình CNH - HĐH đất nước, đặc biệt là khu vực nông thôn. Trong những năm qua, kinh tế làng nghề huyện Yên Lạc đã có những bước tiến vượt bậc, nâng cao đời sống của nhân dân. Song, bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ đấy thì quá trình phát triển kinh tế đã kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường của huyện. Phát triển kinh tế làng nghềđi kèm với xây dựng và bảo vệ môi trường được huyện Yên Lạc xem là cơ sở cho các hoạt động phát triển khác trong khu vực nông thôn.
4.2.2.1 Ứng xử của các hộ trong việc áp dụng KHKT vào sản xuất nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
Bước sang thế kỷ 21, thiên niên kỷ thứ 3, khoa học kỹ thuật đã trở thành yếu tố cốt lõi của sự phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn xác định KH - CN là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong quá trình phát triển. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khóa VIII) khẳng định: “Cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công CNXH. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bằng và dựa vào khoa học công nghệ. Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư khuyến khích, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh. Phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp cách mạng của toàn dân”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71
Như vậy, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là điều tất yếu và hoàn toàn phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu đi sâu phân tích ứng xử của các hộ trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong các làng nghề trên địa bàn huyện Yên Lạc.
Việc áp dụng KHKT vào sản xuất không những phù hợp theo xu thế phát triển của kinh tế thế giới mà còn thể hiện tính chủ động trong việc ứng xử của các hộ trước tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.
a) Tìm kiếm, tiếp cận nguồn thông tin về KHKT trong sản xuất
Điều này thể hiện tính chủđộng trong việc ứng xử của các hộđể có được các thông tin về KHKT cần thiết mà các hộ quan tâm. Tuy nhiên, đối với các hộ sản xuất hành vi ứng xử này dường như không được thể hiện rõ nét. Thực tế, chỉ khi gặp phải các vấn đề trong quá trình sản xuất, sự phản ứng của thị trường trước chất lượng, mẫu mã, thị hiếu, năng suất lao động và một phần là môi trường bịảnh hưởng. Thì các hộ mới quan tâm tới vấn đề này. Ngay cả với các hộ có sự quan tâm thì sự tự giác của họ trong việc chủđộng tìm kiếm thông tin cũng chưa được thể hiện.