Định hướng ứng xử của người dân với tình trạn gô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 112 - 113)

Phát huy nội lực của các hộ dân tronng làng nghề, dựa vào tình hình thực tế, trên cơ sởđẩy mạnh hóa quá trình nông thôn mới, xây dựng quan và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả sự hỗ trợ từ Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế làng nghề. Cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và mọi người dân”. Bảo vệ môi trường làng nghề phải là trách nhiệm chung của chính quyền các cấp, địa phương có vai trò chủ đạo trong việc cụ thể hóa và thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, hỗ trợ dẵn dắt các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề.

Bảo vệ mội trường làng nghề là một khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, và xây dưng phát triển nông thôn mới. Công tác bảo vệ môi trường làng nghề tại huyện Yên Lạc trong thời gian tới được tiến hành dựa trên những quan điểm, định hướng sau.

- Đầu tư phát triển kinh tế làng nghề theo hướng bền vững, gắn liền với công tác bảo vệ môi trường làng nghề. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Lạc và tỉnh Vĩnh Phúc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102

- Phát triển kinh tế nói chung và kinh tế làng nghề nói riêng được quy hoach phải liên kết tạo được hệ thống liên hoàn từ huyện tới xã, từ xã tới thôn xóm, nối các cụm dân cư, cụm kinh tế và hòa động mạng lưới của huyện với các huyện bên cạnh. Thống nhất để vừa phát triển kinh tế bền vững, vừa bảo vệ môi trường làng nghề cho mai sau

- Trong phát triển kinh tế làng nghề, trước mắt cần tập trung vào việc sản xuất sạch, và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, để hạn chế tối đa lượng chất thải ra môi trường, mà vẫn giữđược bản sắc riêng vốn có của vùng.

- Bảo vệ môi trường làng nghề cần phải được thực hiện một cách song song, phù hợp với từng bước đi của phát triển kinh tế - xã hội của huyện, phải thấy rằng đây là việc làm song song không thể tách rời và được thực hiện trong nhiều năm tiếp theo.

- Tích cực áp dụng các biện pháp sản xuất sạch, cập nhật các tiến bộ KHKT vào sản xuất và tích cực phổ biên tới các hộ sản xuất, nâng cao sự hiểu biết của các hộ lên. Nhà nước hỗ trợ, nhân dân thực hiện.

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 112 - 113)