Đánh giác ủa các hộ về chất lượng môi trường đất

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 72)

Đánh giá Hộ làm nghề Hộ không làm nghề SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộđiều tra 60 100,00 30 100,00 1. Tốt 20 33,30 6 20,00 2. Bình thường 29 48,30 19 63,30 3. Ô nhiễm 11 18,30 5 16,70 4. Rất ô nhiễm (Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Theo đánh giá của các hộ làm nghề và không làm nghề thì đa số ý kiến cho rằng, chất lượng đất đang ở mức bình thường. Các hộ làm nghề cho rằng chất lượng đất đang ở mức bình thường là 48,3% (chiếm 29/60 hộ), các hộ không làm nghề là 63,3% (chiếm 19/30 hộ). Tuy nhiên, có 11 hộ làm nghề cho rằng môi trường đất đang bị ô nhiễm (chiếm 18,3%) và đánh giá đất tốt thì có 20 hộđồng ý (chiếm 33,3%). Ở các hộ không làm nghề thì lần lượt là 16,7% và 20%.

Qua diễn biến chất lượng môi trường đất tại các làng nghề có thể thấy rằng, chất lượng môi trường đất tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng. Tuy nhiên, về lâu dài hoạt động sản xuất tại các làng nghềđang gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí mà hệ lụy của

nó là ô nhiễm môi trường đất trong tương lai.

4.1.2.3 Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề tới sức khỏe, kinh tế, xã hội tại các làng nghề

a) Tới sức khỏe người dân

Chất thải làng nghề là nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu. Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt được thải trực tiếp ra môi trường. Mặt khác, vượt quá khả năng hấp phụ và chịu đựng của môi trường là nguồn gây ô nhiễm vi sinh vật, là nguồn lây lan dịch bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và tác động trực tiếp tới sức khỏe của người dân.

* Ảnh hưởng của ô nhiễm nước

Nhiều bệnh từ nước đều do nhiễm mà là kết quả của lượng nước bị ô nhiễm. Một số bệnh gây nguy hiểm cho con người liên quan đến nước như thương hàn, viêm gan, viêm dạ dày ruột tiêu chảy, viêm não, giun đũa, nhiễm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

giardia và amoebiasis. Bên cạnh đó, các vấn đề về hô hấp, phát ban da gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng do ô nhiễm nước gây ra.

* Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí

Vấn đề sức khỏe do ô nhiễm không khí chủ yếu là liên quan đến đường hô hấp. Viêm phế quản và hen suyễn là một số trong những vấn đề lớn và nhìn chung làm giảm chức năng phổi cũng là kết quả của ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí làm giảm mức năng lượng và chịu trách nhiệm cho chóng mặt, đau đầu, các vấn đề tim mạch, rối loạn neurobehavioral và thậm chí chết sớm trong trường hợp nặng. Tầng ozone bảo vệ tất cả các sinh vật sống trên trái đất khỏi tia cực tím. Phát thải khí nhà kính là nguyên nhân của mỏng tầng ozone. Do đó, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến cuộc sống trên trái đất trong nhiều cách khác nhau.

* Ảnh hưởng của ô nhiễm đất

Ô nhiễm đất là yếu tố chính, là một trong những vấn đề lớn kể từ khi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Thiệt hại cho não trong giai đoạn phát triển của trẻ em cũng là kết quả của ô nhiễm chì. Thủy ngân có trách nhiệm làm hư hại thận. Chức năng của gan bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cyclodiene, một loại thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu được biết là thâm nhập vào chuỗi thực phẩm và cản trở sức khỏe của tất cả các yếu tố sống của chuỗi thức ăn đi vào.

Bảng 4.11 Tình hình sức khỏe của người dân tại 3 điểm nghiên cứu Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Bình Quân (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Tổng 1034 100,00 1213 100,00 1193 100,00 100,00 Ung thư 16 1,50 21 1,70 22 1,80 117,30 Bệnh hô hấp 645 62,40 700 57,70 690 57,80 103,40 Bệnh tiêu hóa 373 36,10 492 59,40 481 40,30 113,60

(Nguồn: Trung tâm y tế huyện Yên Lạc, 2011-2013)

Ngày nay, tỷ lệ người dân mắc các bệnh hiểm nghèo và sự xuất hiện của các căn bệnh lạđang gia tăng đã phản ánh phần nào mức độ ô nhiễm môi trường tại các địa phương. Qua bảng trên ta thấy, bình quân trong 3 năm thì bệnh ung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

thư, các bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa có tốc độ gia tăng nhanh trong thời gian 3 năm (2011 - 2013 ), cụ thể ung thư tăng 17,3%, các bệnh về hô hấp và tiêu hóa lần lượt tăng là 3,4% và 13,6%. Bệnh tiêu hóa là bệnh có tỷ lệ gia tăng nhiều nhất, do nguồn nước mặt của các địa phương bị ô nhiễm nhiều nhất, như dạ dày, đại tràng,.. Như vậy, ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất ngày càng gia tăng do việc xả thải trực tiếp các nguồn gây ô nhiễm vào môi trường mà không có các bệnh pháp xử lý chất thải nào, dẫn đến nguy cơ gây bệnh ảnh hưởng đến các hộ càng cao.

b) Tới hoạt động sản xuất nông nghiệp

Sản xuất, phát triển kinh tế làng nghề có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các hộ dân khu vực nông thôn. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm làng nghề, đặc biệt ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước mặt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các hộ làm nghề tại địa phương. Nguồn nước thải trong sản xuất và sinh hoạt, các hộđổ trực tiếp và kênh mương, ao hồ, nội đồng gây ô nhiễm nguồn nước cung cấp cho cây trồng, làm giảm chất lượng đất và năng suất cây trồng. Nước thải sản xuất đổ thẳng ra ao hồ, gây ô nhiễm nguồn nước mặt làm cho các giống vật nuôi thủy sản không lớn được, bị ngạt khí do thiếu ô xi, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chăn nuôi thủy hải sản và gia cầm.

c) Nảy sinh xung đột cộng đồng

Việc mở rộng quy mô sản xuất của các hộ dân trong những năm gần đây đã gây rạn nứt các mối quan hệ trong làng xóm. Giữa các hộ làm nghề và không làm nghề, thậm chí giữa các hộ làm nghề với nhau. Việc xả thải trực tiếp chất thải như mùi, bụi, khí thải, tiềng ồn,... ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng dân cư, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và các hộ xung quanh. Các hộ làm nghề thì quan tâm tới lợi ích kinh tế, làm sao để kịp hàng bán, giảm chi phí. Các hộ không làm nghề thì ngược lại họ quan tâm tới giấc ngủ, tới sức khỏe, nên không ít mâu thuẫn đã xảy ra mà có khi cần cả sự can thiệp của chính quyền địa phương vào để giải quyết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

4.2 Ứng xử của hộ dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.1 Khái quát tình hình chung của các hộ

a) Thông tin cơ bản của các hộđiều tra

Nhóm hộ điều tra về ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghềở huyện Yên Lạc bao gồm các hộ làm nghề và không làm nghề. Thông tin chung về các hộđược thể hiện tại Bảng 4.12

Như chúng ta đã biết, ứng xử của các hộ chịu rất nhiều ảnh hưởng trong đó có trình độ văn hóa. Trình độ văn hóa cao, học vấn cao thì họ sẽ có những hành vi ứng xử phù hợp trước các vấn đề mà các hộ gặp phải. Khả năng tiếp thu và học hỏi được nhiều thông tin, kinh nghiệm và tiến bộ KHKT trong sản xuất, làm nghề. Qua điều tra cho thấy, nhìn chung các hộ sản xuất và không sản xuất có trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên, với hộ sản xuất, làm nghề thì trình độ Cấp 2 chiếm 36,7%, với hộ không làm nghề chiếm 26,7%. Nhóm có trình độ từ cấp 3 trở lên, với hộ làm nghề là 48,3%, hộ không làm nghề là 60%. Qua Bảng 4.12 thì ta thấy đa số các chủ hộ là nam giới chiếm tới 75,6%, với các hộ sản xuất là 75%, các hộ không sản xuất là 76,7%. Các chủ hộ là nam có nhiều quyền quyết định trong việc sản xuất, đầu tư, mua bán trang thiết bị cho sản xuất kinh doanh. Ở nhóm hộ không làm nghề, đa phần là các hộ buôn bán tạp hóa, công chức nhà nước, hoặc làm nông nghiệp. Ở nhóm hộ này trình độ học vấn chủ yếu từ Cấp 3 trở lên, trình độ học vấn cao thường có hiểu biết, cũng như khả năng tiếp thu những cái mới và cũng là một trong những yếu tố đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời hơn những hộ khác và ngược lại.

Bên cạnh đấy, việc phân loại hộ theo thu nhập nhằm đánh giá sự khác nhau giữa ứng xử của các hộ. Hộ có thu nhập cao, thì ứng xử như thế nào trong việc chi trả cho môi trường cũng như các vấn đề liên quan đến đóng góp khác hộ có thu nhập thấp hơn như thế nào? Yếu tố thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đóng phí môi trường, cũng nhưđầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất, làm nghề. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra ngoài mức đánh giá chung là dựa vào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

thu nhập bình quân cả năm, tôi còn dựa vào việc quan sát điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của hộ như diện tích đất đai, thiết bị trong gia đình,... Qua bảng trên ta thấy đối với hộ làm nghề, số hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng chiếm tới 76,7% (46/60 hộ) một con số rất ấn tượng và phản ánh đúng tình hình kinh tế của làng nghề huyện Yên Lạc. Với hộ không làm nghề, thì mức thu nhập từ 51 - 100 triệu đồng chiếm 56,7%, nhìn chung có tới 78/90 hộ có mức thu nhập trên 51 triệu đồng/năm. Qua đó cũng có thể thấy rằng kinh tế làng nghề đang dần trở thành hướng kinh tế mũi nhọn và nó còn kéo theo rất rất nhiều ngành kinh doanh khác phát triển theo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

Bảng 4.12 Tình hình chung về các hộđiều tra

Chỉ tiêu Chung Hộ làm nghề Hộ không làm nghề

SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ(%) SL (hộ) Tỷ lệ(%) Tổng số hộđiều tra 90 100,00 60 100,00 30 100,00 1. Tuổi BQ 44 - 44 - 44 - 2. Giới tính - Nam 68 75,60 45 75,00 23 76,70 - Nữ 22 24,40 15 25,00 7 23,30 3. Trình độ văn hóa - Cấp 1 7 7,80 6 10,00 1 3,30 - Cấp 2 30 33,30 22 36,70 8 26,70 - Cấp 3 47 52,20 29 48,30 18 60,00 - Trung cấp 4 4,40 2 3,30 2 6,70 - Cao Đẳng 2 2,20 1 1,70 1 3,30 4. Thu nhập BQ - 10 – 50 (Triệu) 12 13,30 2 3,30 10 33,30 - 51 – 100 (Triệu) 29 32,20 12 20,00 17 56,70 - > 100 (Triệu) 49 54,50 46 76,70 3 10,00 5. Số năm làm nghề BQ - - 8 - - - (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014) 66

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

Tuổi bình quân của các chủ hộ tham gia điều tra là 44 tuổi, số năm kinh nghiệm làm nghề bình quân là 8 năm. Như vậy, tuổi bình quân và số năm kinh nghiệm làm nghề có ảnh hưởng đến các quyết định, ứng xử của các hộ trong điều kiện sản xuất của gia đình và ởđịa phương.

Tóm lại, qua phân tích tình hình chung của các hộ, chúng ta thấy độ tuổi bình quân của các hộ khá cao (44 tuổi), trình độ học vấn của chủ hộ còn thấp chủ yếu ở Cấp 2 (33,3%) và Cấp 3 (52,2%). Tất cả các điều này đều ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn, ra quyết định và ứng xử của hộ.

b) Điều kiện sản xuất của các hộ

Kinh tế làng nghềđã phát triển từ sản xuất nhỏ lẻ thành sản xuất tập trung có quy mô và số lượng lớn đòi hỏi các chủ hộ phải đầu tư nhà xưởng kiên cố, trang thiết bị hiện đại. Điều đó được thể hiện tại Bảng 4.13

Về chất lượng nhà xưởng: Kiên cố hóa hệ thống nhà xưởng sản xuất được xem là hạ tầng kỹ thuật cơ bản trong sản xuất, kết quảđiều tra cho thấy có 19 hộ (chiếm 31,7%) làm nghềđã đầu tư khu nhà xưởng sản xuất kiên cố và trang thiêt bị hiện đại như nhà xưởng kiên cố có các khu sản xuất riêng rẽ, của từng giai đoạn sản xuất sản phẩm, hệ thống thông gió, hệ thống hút bụi,... Còn lại là 41 hộ (chiếm 68,3%) xây nhà xưởng kiên cố. Có mức chênh lệch về đầu tư xây dựng nhà xưởng kiên cố và công nghệ hiện đại so với việc xây dựng nhà xưởng kiên cố là do sản xuất kinh tế làng nghề chưa phát triển một cách đồng đều, hoàn toàn là do các hộ tự phát. Các hộ có điều kiện thì đầu tư mạnh vào nhà xưởng và kỹ thuật. Mặt khác sự quan tâm của các cấp các ngành chưa sâu sát, chưa có các quy hoạch chuẩn và cụ thể tới các làng nghề. Tuy nhiên, có thể thấy rằng phát triển kinh tế làng nghề của các hộ sản xuất đã đảm bảo điều kiện cơ bản đầu tiên về cơ sở vật chất về khu nhà xưởng sản xuất. Bước đầu, đã có thểđáp ứng được những yêu cầu của thị trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

Bảng 4.13 Tình hình về nguồn lực sản xuất của các hộđiều tra

Diễn giải Chung TT Yên Lạc Tam Hồng Yên Đồng

SL (hộ) Tỷ lệ(%) SL (hộ) Tỷ lệ(%) SL (hộ) Tỷ lệ(%) SL (hộ) Tỷ lệ

(%)

Tổng số hộđiều tra 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00

1. Đặc điểm nhà xưởng

- Xây kiên cố + công nghệ hiện đại 19 31,70 7 25,00 4 20,00 8 40,00

- Xây kiên cố 41 68,30 13 65,00 16 80,00 12 60,00

2. Vị trí nhà cưởng

- Xa khu nhà ở 14 23,30 5 25,00 2 10,00 7 35,00

- Gắn liền với khu nhà ở 46 76,70 15 75,00 18 90,00 13 65,00

3. Hàng rào, hàng cây quanh khu nhà xưởng

- Có 19 31,70 5 25,00 4 20,00 10 50,00

- Không 41 68,30 15 75,00 16 80,00 10 50,00

4. Hệ thống thoát nước khu sản xuất

- Rãnh xi măng có nắp 8 13,30 3 15,00 2 10,00 3 15,00 - Rãnh xi măng không có nắp 42 70,00 15 75,00 13 65,00 14 70,00 - Rãnh đất 10 16,70 2 10,00 5 25,00 3 15,00 5. Tổng số lao động - <10 lao động 19 31,70 6 30,00 10 50,00 3 15,00 - 10 – 20 lao động 31 51,70 10 50,00 10 50,00 11 55,00 - >20 lao động 10 16,70 4 20,00 0 0,00 6 30,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014) 68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

Do sản xuất kinh tế làng nghề mang tính hộ gia đình, mặt khác do huyện đang quy hoạch khu làng nghề tập trung cho các xã và thị trấn nên việc chuyển đổi diện tích đểđưa các hộ ra khỏi khu dân cư mới chỉ được thực hiện ở một số hộ, nên đa số các hộ vẫn nằm trong khu dân cư. Chỉ có 14 hộ (chiếm 23,3%) là nằm xa khu dân cư, còn lại các hộ làm nghề đều nằm trong khu dân cư, nhà ở và nhà xưởng gắn liền nhau.

Hệ thống thoát nước của các hộ làm nghề có vai trò quan trọng trong việc xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Hệ thống thoát nước phải được quy hoạch xây dựng theo những căn cứ khoa học và thực tế mới đảm bảo cho sản xuất bền vững. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, hệ thống thoát nước là hệ thống cống, rãnh chứa nước thải sản xuất và sinh hoạt của các hộ. Qua quá trình điều tra cho thấy, có 8 hộ sản xuất có hệ thống rãnh xi măng có nắp đậy, tuy nhiên đây là các hộ sản xuất lớn và có vị trí trung tâm nên được đầu tư và các hộ cũng bỏ thêm chi phí

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 72)