Một số bài học kinh nghiệm về ứng xử của người dân với tình

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 43)

nhiễm môi trường làng nghề.

2.2.4.1 Sản xuất sạch

- Sản xuất sạch hơn đối với một quá trình sản xuất bao gồm việc sử dụng hiệu quả nguyên liệu và năng lượng, không sử dụng các nguyên liệu độc hại trong quy trình sản xuất, giảm lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

- Ngoài ra ta còn cần làm thay đổi thái độứng xử tới môi trường, ý thức trách nhiệm của người lao động cũng như người quản lý trong việc hoàn thiện công nghệ và sản phẩm sao cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

2.2.4.2 Giải pháp công nghệ xử lý chất thải

- Đối với môi trường không khí: Hiện nay do quy mô làng nghề còn chưa lớn nên vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề chưa đến mức nguy hiểm, ô nhiễm không khí hiện nay chỉở mức cục bộ, trừ một số làng nghề sản xuất có lượng khí thải lớn như làng nghề sản xuất gạch thủ công thì cần có các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường không khí như tỉnh Hà Nam đã xử lý khí thải bằng nước vôi trong. Các làng nghềởđịa phương khác do trang bị xử lý đòi hỏi chi phí đầu tư trang thiết bị rất cao nên đã bị bỏ qua, né tránh.

- Môi trường nước: Đây là môi trường bị ô nhiễm lớn nhất của các làng nghề, vì vậy kinh nghiệm hiện nay của Việt Nam như đối với làng nghề dệt nhuộm, sản xuất theo quy mô gia đình, theo cơ chế HTX tập trung, vì vậy cần phải tiến hành xử lý sơ bộ nước thải tại từng cơ sở sản xuất trước khi thải chung vào mương thải của làng nghềđưa đến nơi xử lý sau cùng.

- Chất thải rắn: Chất thải rắn của các làng nghề hiện nay đối với Việt Nam chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý. Đối với một số loại chất thải rắn có thể tái chế thì thu gom và tái chế, còn lại vẫn sử dụng các phương pháp xử lý đơn giản như thu gom để chôn lấp tập trung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

2.2.4.3 Cơ chế chính sách phù hợp

Nhà nước và chính quyền địa phương cần có sự quan tâm đầu tư cho các hoạt động xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp với tình hình sản xuất, làm nghề của hộ. Và khi chủ trương chính sách phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân thì sẽđược nhân dân ủng hộ.

Các tổ chức xã hội, cộng đồng làng xã, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên…) đóng một vai trò quan trọng trong công tác vận động tuyên tuyền, phổ biến các pháp luật, chính sách của nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ứng xử của các hộ dân với tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 43)