Nguyên liệu (Bông, vải vụn)
Máy cào sợi vải; máy cào bông
May sản phẩm Gia công, đóng gói sản phẩm Tiếng ồn Bụi bông Điện Thành phẩm Tiếng ồn Bụi bông Phẩm màu Vải may Chỉ khâu Điện Điện Nước Nước thải Tiếng ồn Bụi bông Phẩm màu (Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2012)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53
4.1.2.2 Tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề
a) Ô nhiễm môi trường nước
Hiện nay, nguồn nước tại các làng nghề có dấu hiệu ô nhiễm, tuy chưa tới mức báo động, nhưng đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và sức khỏe người dân, đặc biệt là nguồn nước mặt. Các ao, cống. rãnh trong làng nghề đều là nơi chứa nước thải sản xuất và sinh hoạt. Nước ao, hồ, cống, rãnh có màu đen, bốc mùi hôi thối do phân hủy yếm khí, các chất thải của hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng môi trường nước. Theo số liệu điều tra và thống kê lượng nước thải sinh hoạt của người lao động tại các làng nghề phát sinh khoảng 2200 - 2500 m3/ngày đêm.
Dựa trên định mức tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 1 người/ngày có thể tính toán tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của một số làng nghề như sau:
Bảng 4.4 Định mức tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
(Định mức cho 1 người/ngày)
TT Chất ô nhiễm Tải lượng (gam/người/ngày)
Trung bình (gam/ người/ngày)
1 BOD5 45-54 49,5 2 TSS 70-145 107,5 3 Dầu mỡ 10-30 20 4 Amoni 2,4-4,8 3,6 5 Tổng Phốt pho 0,8-4 2,4 6 Tổng Coliform (MPN/100ml) 10 6-109 106-109 (Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2012)
Về ô nhiễm COD, BOD5, TSS (nước mặt )
Do đặc thù của các làng nghề là nằm xen kẽ trong các khu vực dân cư nên ngoài nước thải do hoạt động sản xuất thì nước thải sinh hoạt cũng là một nguồn tác động gây nên ô nhiễm COD, BOD5 cho nguồn nước mặt. Mức độ ô nhiễm COD, BOD5, TSS được thể hiện dưới đồ thị sau: Qua số liệu thu thập được cho thấy (Biểu đồ 4.1), cả 3 làng nghề (TT Yên Lạc, Tam Hồng, Yên Đồng) có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
nguồn nước mặt bị ô nhiễm BOD5 và COD, TSS. Trong đó tại thị trấn Yên Lạc BOD5 vượt 1,68 lần, COD vượt 1,42 lần, TSS vượt 2,18 lần. Tại xã Tam Hồng thì BOD5 vượt 2,61 lần, COD vượt 2,62 lần, TSS vượt 3,34 lần. Tại xã Yên Đồng thì BOD5 vượt 3,04 lần, COD vượt 2,97 lần, TSS vượt 3,56 lần.
Biểu đồ 4.1 Các chỉ tiêu BOD5, COD, TSS
(Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2012)
Về nồng độ Amoni, Mn và E-coli (nước ngầm)
Từ kết quả thu thập được (Biểu đồ 4.2) ta thấy, không chỉ có 3 làng nghề đang nghiên cứu mà các làng nghề còn lại đã có dầu hiệu ô nhiễm, đặc biệt nguy hiểm đã xuất hiện cả E - coli trong nước ngầm tại một số làng nghề, mà cao nhất là tại TT Yên Lạc với thang đo là 5, tiếp đó là tại xã Yên Đồng (4), hàm lượng Mn tại thị trấn Yên Lạc đã vượt TCCP gấp 7 lần, tại xã Tam Hồng gấp 1,16 lần, hàm lượng Amoni tại thị trấn Yên Lạc gấp 32,5 lần, tại xã Yên Đồng gấp 7 lần.
Qua đó cho thấy, hiện nay nguồn nước ngầm tại một số làng nghềđã có dấu hiệu ô nhiễm, bị ô nhiễm và đang có xu hướng gia tăng ô nhiễm. Những con sốđáng lo ngại và rất cần sự chung tay của các cấp các ngành và người dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55
Biểu đồ 4.2 Nồng độ Amoni, Mn, E-coli
(Nguồn:UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2012) b) Ô nhiễm môi trường không khí
Hiện nay, trên địa huyện có 8 làng nghề, trong đó có 5 làng nghề sản xuất đồ mộc, làm tăng nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ việc sản xuất các nguyên liệu thô, đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất. Đây là loại nhiên liệu gây phát sinh lượng lớn bụi và các khí ô nhiễm. Do đó, khí thải ở các làng nghề thường chứa nhiều thành phần các chất ô nhiễm như: Bụi, CO2, CO, SO2, NOx, chất hữu cơ bay hơi.
Tại làng nghề mộc: Bụi gỗ, hơi xăng, hơi dung môi và mùi hôi thối là những đặc trưng ô nhiễm của làng nghề mộc. Nguồn gây bụi chủ yếu trong sản xuất gỗ là các công đoạn cắt xẻ (máy cưa CD), pha gỗ nguyên liệu (máy vanh, bào, khoan) và công đoạn đánh bóng, gia công bề mặt (máy chà, máy đánh nền, máy đánh giấy ráp).
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề chế biến nhựa, tái chế tơ nhựa chủ yếu do quá trình đốt than, đốt nấu nhựa. Khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề này bao gồm: Bụi, CO, THC, hơi hữu cơ, SO2, Cl2, CO, NO2.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
Các cơ sở tái chế bông sử dụng một số máy công cụ chính là máy cào bông, máy cào vải sợi và máy may đây là nguồn thải ra bụi bông và là nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu.
Đặc trưng ô nhiễm không khí từ sản xuất của một số loại làng nghềđược thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.5 Đặc trưng ô nhiễm môi trường không khí của một số loại làng nghề
TT Loại hình sản
xuất Địa điểm Khí ô nhiễm
1 Gốm, sứ TT Hương Canh Bụi, SiO2, SO2, NOx, CO, HF, THC
2 Mộc, chế tác đá TT Thanh Lãng, TTYên Lạc, Xã Lý Nhân, An Tường, Yên Phương
Bụi, hơi xăng, dung môi, oxit Fe
3 Mây tre đan Xã Triệu Đề, Xã Văn Quán Bụi, SO2, hơi lưu huỳnh 4 Tái chế nhựa,
bông vải sợi Xã Tam Hồng, Xã Yên Đồng
Bụi, CO, Cl2, HCl, THC, hơi dung môi, hữu cơ
5 Rèn Xã Lý Nhân CO, SO2, CO2, NOx, hơi
kim loại, hơi axit, Pb,Zn
(Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2012)
Đểđánh giá mức độ ô nhiễm hơi dung môi hữu cơ tại một số làng nghề mộc, làng nghề tái chế nhựa. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành lấy mẫu không khí tại các làng nghề ở thị trấn Thanh Lãng, Lý Nhân, Tam Hồng, Yên Đồng…Việc đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh trên cơ sở lấy mẫu và phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường không khí như: benzen, toluen, xylen, hydrocacbon, methyl mecarptan…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57
Bảng 4.6 Kết quả phân tích tại một số làng nghề mộc
TT Ký hiệu mẫu Kết quả (mg/m
3)
Benzen Toluen Xylen Hydrocacbon
1 Thôn Hợp lễ - TT Thanh Lãng - huyện Bình Xuyên
< 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 2 Tại khu vực thôn Đoàn Kết - TT
Thanh Lãng - huyện Bình Xuyên
< 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 3 Tại khu vực khu Đồng Lập - TT
Thanh Lãng- huyện Bình Xuyên
< 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 4 Không khí thôn Vân Hà - xã Lý
Nhân - huyện Vĩnh Tường
< 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 5 Không khí khu 6 - thôn Vĩnh Đông
- TT Yên Lạc - huyện Yên Lạc
< 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 Giới hạn cho phép 0,022 0,5 1 5 QCVN 06:2009/BTNMT (Trung bình 1h) (Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2012 ) Bảng 4.7 Kết quả phân tích một số làng nghề chế biến tơ nhựa TT Ký hiệu mẫu Kết quả (mg/m3) Vinylclorua Methyl mecarptan Hydrocacbon 1 Không khí khu vực đầu làng Tảo Phú - xã Tam Hồng - Yên Lạc < 0,01 < 0,01 < 0,01 2 Không khí khu vực giữa làng Tảo Phú - xã Tam Hồng - Yên Lạc < 0,01 < 0,01 < 0,01 3 Không khí khu vực cuối làng Tảo Phú - xã Tam Hồng - Yên Lạc < 0,01 < 0,01 < 0,01 4 Không khí khu vực đầu làng Đông
Mẫu - xã Yên Đồng - Yên Lạc < 0,01 < 0,01 < 0,01 5 Không khí khu vực giữa làng Đông
Mẫu - xã Yên Đồng - Yên Lạc < 0,01 < 0,01 < 0,01 6 Không khí khu vực cuối làng Đông
Mẫu - xã Yên Đồng - Yên Lạc < 0,01 < 0,01 < 0,01
Giới hạn cho phép 0,026 0,05 5
06:2009/BTNMT (Trung bình 24h)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58
Từ các bảng kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều ở dưới tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Qua đó, cho thấy hiện nay các làng nghề vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm các loại hơi dung môi hữu cơ.
Các kết quả nghiên cứu đều lấy mẫu khách quan và không có mẫu nào lấy trong xưởng sản xuất, nên điều đó chưa thể đánh giá được hết mức độ ô nhiễm không khí mà các hộđang hàng ngày, hàng giờ phải chịu đựng.
Bảng 4.8 Đánh giá của các hộ về chất lượng không khí làng nghềĐánh giá Đánh giá Hộ làm nghề Hộ không làm nghề SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộđiều tra 60 100,00 30 100,00 1. Sạch 3 5,00 3 10,00 2. Bình thường 13 21,70 6 20,00 3. Ô nhiễm 44 73,30 21 70,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Theo đánh giá của các hộ thì các hộ làm nghề có mức đánh giá khác nhau về tình hình không khí ởđịa phương. Trong 60 hộ điều tra thì có tới 44 hộ (chiếm 73,3%) cho rằng không khí làng nghề là ô nhiễm, còn lại 21,7% (13 hộ) cho là không khí bình thường và 3 hộ (5%) cho là chất lượng không khí sạch. Tương tự như vậy, ở các hộ không làm nghề, đa phần cũng cho là không khí làng nghề đang bị ô nhiễm, có tới 21/30 hộ (chiếm 70%) cho là như vậy, chỉ có 6 hộ (chiếm 20%) cho là bình thường, còn lại 3 hộ (chiếm 10%) cho là sạch. Như vậy, ta thấy đa phần các hộ đều đánh giá và cho là không khí tại làng nghề là ô nhiễm và khó chịu.
c) Ô nhiễm môi trường đất
Hiện nay, huyện Yên Lạc có 08 làng nghề truyền thống chính thức được công nhận. Số lượng các làng nghề vẫn đang ngày càng phát triển về số lượng và đa dạng về loại hình, các làng nghề này đã góp phần thúc đẩy cho sự phát triển cho nền kinh tế của huyện nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất rất đáng quan tâm.
Ô nhiễm đất cũng bắt nguồn từ nước thải, chất phế thải, khí thải như: Bụi thải từ các cơ sở chế biến gỗ; nước thải (gồm nước thải với nhiều thành phần kim
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59
loại nặng, dầu mỡ và chất thải rắn) từ hoạt động sản xuất chăn, ga, gối, đệm, tái chế nhựa,... tác hại đến vi sinh vật đất, chất lượng đất.
Ngoài ra, môi trường đất bị ô nhiễm còn do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững. Hàng năm, ước tính tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5 - 3 triệu tấn, trong đó có đến 50 - 70% không được cây trồng sử dụng thải ra môi trường.
Như vậy, có thể nói ô nhiễm môi trường đất ở làng nghề bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước, khí thải và chất thải rắn.
Để đánh giá hiện trạng môi trường đất tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh, năm 2012 Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành quan trắc 22 mẫu đất tại các làng nghề với các thông số sau: Asen (As), Chì (Pb), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Kẽm (Zn).
Trong tất cả các chỉ tiêu về Asen (As), Chì (Pb), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Kẽm (Zn) và hiện tại theo số liệu quan trắc thì chưa có mẫu đất nào bị nhiễm kim loại nặng, đây là một tín hiệu rất đáng mừng, nhưng chưa thể chủ quan được. Vì hiện tại với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện này thì không lâu nữa, nếu chúng ta không có biện pháp can thiệp môi trường đất sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 Bảng 4.9 Bảng tổng hợp kết quả phân tích TT Ký hiệu mẫu Kết quả (mg/kg) Asen Chì Đồng Cadimi Kẽm 1 Đ1 3,5 23,5 12,5 0,13 78,9 2 Đ 2 2,1 19,4 21,3 0,32 100,2 3 Đ 3 4,1 33,8 10,8 0,25 58,3 4 Đ 4 2,9 27,7 14,3 0,53 87,8 5 Đ 5 4,6 36,7 19,3 0,21 77,8 6 Đ 6 5,8 41,2 22,7 0,32 102,6 7 Đ 7 3,2 28,3 13,1 0,47 91,2 8 Đ 8 6,0 17,9 16,2 0,15 101,4 9 Đ 9 5,4 22,5 20,6 0,10 100,7 10 Đ 10 1,7 20,7 24,1 0,31 56,5 11 Đ 11 2,8 33,5 18,9 0,27 77,8 12 Đ 12 5,1 19,7 11,7 0,16 90,2 13 Đ 13 4,3 43,0 38,3 0,29 116,9 14 Đ14 2,8 38,7 25,3 0,20 94,8 15 Đ15 3,4 15,9 14,7 0,13 58,2 16 Đ16 1,7 28,3 12,5 0,13 46,7 17 Đ17 3,2 30,4 16,4 0,28 81,2 18 Đ18 6,3 24,9 12,5 0,31 127,3 19 Đ19 4,7 31,4 22,7 0,35 110,3 20 Đ20 5,9 18,3 31,5 0,42 100,3 21 Đ21 2,4 37,5 17,8 0,21 73,5 22 Đ22 1,9 28,5 14,2 0,56 64,5 Giới hạn cho phép Đất nông nghiệp 12 70 50 2 200 Đất lâm nghiệp 12 100 70 2 200 Đất dân sinh 12 120 70 5 200 Đất thương mại 12 200 100 5 300 Đất công nghiệp 12 300 100 10 300 (Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2012)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61
Bảng 4.10 Đánh giá của các hộ về chất lượng môi trường đất. Đánh giá Đánh giá Hộ làm nghề Hộ không làm nghề SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộđiều tra 60 100,00 30 100,00 1. Tốt 20 33,30 6 20,00 2. Bình thường 29 48,30 19 63,30 3. Ô nhiễm 11 18,30 5 16,70 4. Rất ô nhiễm (Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Theo đánh giá của các hộ làm nghề và không làm nghề thì đa số ý kiến cho rằng, chất lượng đất đang ở mức bình thường. Các hộ làm nghề cho rằng chất lượng đất đang ở mức bình thường là 48,3% (chiếm 29/60 hộ), các hộ không làm nghề là 63,3% (chiếm 19/30 hộ). Tuy nhiên, có 11 hộ làm nghề cho rằng môi trường đất đang bị ô nhiễm (chiếm 18,3%) và đánh giá đất tốt thì có 20 hộđồng ý (chiếm 33,3%). Ở các hộ không làm nghề thì lần lượt là 16,7% và 20%.
Qua diễn biến chất lượng môi trường đất tại các làng nghề có thể thấy rằng, chất lượng môi trường đất tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng. Tuy nhiên, về lâu dài hoạt động sản xuất tại các làng nghềđang gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí mà hệ lụy của
nó là ô nhiễm môi trường đất trong tương lai.
4.1.2.3 Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề tới sức khỏe, kinh tế, xã hội tại các làng nghề
a) Tới sức khỏe người dân
Chất thải làng nghề là nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu. Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt được thải trực tiếp ra môi trường. Mặt khác, vượt quá khả năng hấp phụ và chịu đựng của môi trường là nguồn gây ô nhiễm vi sinh vật, là nguồn lây lan dịch bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và tác động trực tiếp tới sức khỏe của người dân.
* Ảnh hưởng của ô nhiễm nước
Nhiều bệnh từ nước đều do nhiễm mà là kết quả của lượng nước bị ô nhiễm. Một số bệnh gây nguy hiểm cho con người liên quan đến nước như thương hàn, viêm gan, viêm dạ dày ruột tiêu chảy, viêm não, giun đũa, nhiễm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62
giardia và amoebiasis. Bên cạnh đó, các vấn đề về hô hấp, phát ban da gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng do ô nhiễm nước gây ra.
* Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
Vấn đề sức khỏe do ô nhiễm không khí chủ yếu là liên quan đến đường hô hấp. Viêm phế quản và hen suyễn là một số trong những vấn đề lớn và nhìn chung làm giảm chức năng phổi cũng là kết quả của ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí làm giảm mức năng lượng và chịu trách nhiệm cho chóng mặt, đau đầu, các vấn đề tim mạch, rối loạn neurobehavioral và thậm chí chết sớm trong trường hợp