Đặc điểm chung về tình hình lao động tại Nhà máy ô tô VEAM

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN tài sản cố ĐỊNH tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư THƯƠNG mại và DỊCH vụ hải ANH (2) (Trang 39 - 42)

- Xưởng lắp ráp: giám sát và tiến hành lắp ráp các linh kiện 2.1.2.3 Định hướng phát triển.

2.2.1 Đặc điểm chung về tình hình lao động tại Nhà máy ô tô VEAM

Nhà máy có đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc, được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, và các trường đào tạo nghề trong cả nước. Các cán bộ công nhân viên

của nhà máy thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ các buổi hội thảo

Hiện tại số lao động của nhà máy là 706, chủ yếu là con em trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nguồn lực dồi dào, do vậy chi phắ nhân công dẻ góp phần lớn vào hạ giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.1: Số lượng lao động của nhà máy qua các năm ST

T Năm

Tổng số lao động

Lao động nam Lao động nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 2011 545 372 68,3 173 31,7 2 2012 625 423 67,7 202 32,3 3 2013 680 479 70,4 201 29,6 4 2014 706 509 72,1 197 27,9

( Nguồn: Văn phòng tổng hợp nhà máy ô tô VEAM)

Như vậy, số lượng lao động năm 2014 là 706 người. Nam chiếm 72,1%, Nữ chiếm 27,9%. Tỷ lệ lao động nam và nữ là hợp lý phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất của nhà máy, số lượng lao động ngày càng tăng đảm bảo cho nhà máy luôn có đủ lao động cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.2:Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa của nhà máy

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Trình độ đại học và trên đại học 165 23,37

Trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

253 35,84

Trình độ trung học phổ thông 288 40,79

Số lao động có trình độ đại học trong nhà máy là 165 lao động chiếm 23,37% tổng số lao động, cao đẳng và trung cấp 253 người chiếm 35,84%. Với tỷ lệ như vậy là thấp so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do đó ảnh hưởng tới trình độ quản lý cũng như kế hoạch, chiến lược kinh doanh của nhà máy. Lao động phổ thông chiếm 40,79% tương ứng 288 lao động không nằm hoàn toàn trong lực lượng lao động trực tiếp sản xuất, với đặc điểm kinh doanh của nhà máy là ( sản xuất và lắp ráp ô tô) do vậy trình độ của lao động này là không có ảnh hưởng xấu đến kết quả của doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2014

STT Độ tuổi Đơn vị Số lượng Tỷ lệ %

1 Dưới 25 tuổi Người 156 22.09

2 Từ 25-34 tuổi Người 300 42.49

3 Từ 35-45 tuổi Người 200 28.32

4 Trên 45 tuổi Người 50 7.08

Tổng Người 706 100

( Nguồn: Văn phòng tổng hợp nhà máy ô tô VEAM)

Nhìn chung nhà máy có đội ngũ lao động trẻ, đây là đội ngũ lao động nòng cốt của nhà máy, có sức khỏe, nhiệt tình hăng say với công việc. Với đội ngũ lao động này nhà máy sẽ giảm một lượng lớn chi phắ tuyển dụng hàng năm, có nhiều thời gian tập trung vào hoạt động sản xuất, tuy nhiên do đội ngũ lao động trẻ vì vậy kinh nghiệm làm việc còn thấp nhà máy cần liên tục bổ sung đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.

Quản lý lao động

Hàng ngày, cán bộ công nhân viên nhà máy đều làm việc và nghỉ theo quy định của Công ty:

- Sáng: 7h30 Ờ 11h30 - Chiều: 13h00 Ờ 16h30

Hàng ngày, giao nhân viên bảo vệ theo dõi cán bộ công nhân viên đến nhà máy làm việc, đi muộn, về sớm, ra vào nhà máy với sự trợ giúp của máy chấm công. Công ty giao cho một nhân viên ở các bộ phận trực tiếp chấm công vào bảng chấm công. Cuối tháng, trưởng các bộ phận gửi bảng chấm công về văn phòng tổng hợp. Nhân viên văn phòng tổng hợp kiểm tra ngày công và giờ đi làm của nhân viên trên máy chấm công, sau đó chuyển bảng chấm công và các chứng từ liên quan sang phòng kế toán. Kế toán tiền lương

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN tài sản cố ĐỊNH tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư THƯƠNG mại và DỊCH vụ hải ANH (2) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w