7. Kết cấu luận văn
1.2.8. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là tổng thể trình tựcác bước, cách thức để ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng, được ngân hàng quy định cụ thểtrong sơ đồ hoặc các văn bản chi tiết, nhằm giúp ngân hàng thực hiện hiệu quả
nội dung quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng.
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thông thường bao gồm các
bước sau: (1) Nhận dạng rủi ro tín dụng; (2) Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng; (3) Kiểm soát rủi ro; (4) Tài trợ rủi ro tín dụng.
Đối với mỗi ngân hàng, quy trình này sẽđược cụ thể hóa trong các sơ đồ khác nhau. Nội dung và mối quan hệ của các bước này được làm rõ ở các phần dưới đây.
1.2.8.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất
định của một tổ chức. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, và nguy cơ rủi ro.
* Về phía ngân hàng
RRTD được nhận biết qua quy mô và cơ cấu tín dụng, các chỉ tiêu nợ xấu nợ quá hạn, trích dự phòng RR.
* Về phía khách hàng
RRTD được nhận biết qua các dấu hiệu như : (1) Nhu cầu vay vốn tăng cao so
với doanh thu, vòng quay vốn chậm; (2) Doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích; (3)
Thay đổi cơ cấu quản trị, ban lãnh đạo doanh nghiệp; (4) Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng tăng; (5) Các khoản phải thu lớn, xuất hiện những khoản thu
khó đòi; (6) Báo cáo tài chính không rõ ràng minh bạch, có nhiều báo cáo tài chính khác nhau; (7) Có những thông tin xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; (8) Thường xuyên gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ; (9) Ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn lảng tránh hoặc trì hoãn trong việc thực hiện các yêu cầu của Ngân hàng.
1.2.8.2. Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng
Để đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng, chúng ta dùng phương pháp định
lượng và phương pháp định tính với nhiều mô hình cụ thểđi kèm.
Hình 1.2. Phương pháp đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Theo đó (Hình 1.4), phương pháp và mô hình đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng bao gồm:
* Phương pháp định lượng
- Theo mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính (Key risk indicators)
Mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính áp dụng các chỉ tiêu sau:
PP đo lường, đánh giá RRTD Phương pháp định lượng Phương pháp định tính Mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính Mô hình tín toán tổn thất dự kiến Mô hình điểm số Z Mô hình điểm số tín dụng Mô hình xếp hạng Moody Phân tích tín dụng dụng cổ ể Sử dụng ý kiến chuyên gia
+ Tốc độtăng trưởng tín dụng + Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản.
+ Tỷ lệ nợ xấu: Tổng dư nợ xấu/Tổng dư nợ.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn: Tổng dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ.
+ Khảnăng bù đắp rủi ro: (Vốn CSH+DPRR)/Tổng dư nợ xấu.
+ Cơ cấu danh mục cho vay: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành nghề.
+ Tỷ trọng cho vay các lĩnh vực nhạy cảm: Dư nợ cho vay kinh doanh chứng
khoán, dư nợ cho vay bất động sản.
+ Tỷ trọng dư nợ cho vay 20 khách hàng lớn nhất/Tổng dư nợ. + Tỷ trọng cho vay, bảo lãnh của 1 khách hàng lớn/vốn tự có + Tỷ trọng cho vay 1 nhóm khách hàng liên quan/Vốn tự có
- Mô hình điểm số Z
Mô hình này phụ thuộc vào:
(i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X;
(ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của
ngườivay trong quá khứ, mô hình được mô tảnhư sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 (1)
Trong đó:
X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”. X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”.
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”. X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trịsố Z thấp hoặc là một số âm sẽlà căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ
vỡ nợ cao.
Z < 1,8: Khách hàng có khảnăng rủi ro cao.
1,8 < Z <3: Không xác định được.
Z > 3: Khách hàng không có khảnăng vỡ nợ.
Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ
rủi ro tín dụng cao.
Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
Nhược điểm:
Mô hình Z chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tế, mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.
Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến. Tương tựnhư vậy, bản thân các chỉ số cũng được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh
doanh cũng như điều kiện thịtrường tài chính đang thay đổi liên tục.
Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng
một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tốvĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế).
- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để
xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất
động sản,…Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số
thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc.Mô hình này thường sử dụng 7- 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10.
Ưu điểm: Mô hình loại bỏđược sự phán xét chủđộng trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.
Nhược điểm: Mô hình không thể tựđiều chỉnh một cách nhanh chóng để thích
ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.
- Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standard & Poor là những công ty cung cấp dịch vụ này tốt nhất. Moody và Standard & Poor xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên cho vay, còn các hạng sau thì không nên đầu tư, cho vay.
* Phương pháp định tính
Các phương pháp đo lường và đánh giá định tình phổ biến là phân tích tín dụng cổđiển và sử dụng ý kiến chuyên gia.
- Phân tích tín dụng cổ điển
Trong phương pháp phân tích tín dụng cổ điển, NHTM phải thực hiện việc
phân tích, đánh giá năng lực của khách hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính (cơ cấu vốn và tài sản; khả năng thanh toán; khả năng sinh lời; hiệu suất sử dụng vốn...) và chỉ tiêu phi tài chình (môi trường hoạt động, năng lực sản xuất, năng lực quản lý... của doanh nghiệp). Việc đánh giá các chỉ tiêu này có thể được thực hiện thông qua một sốmô hình đánh giá RRTD thông dụng, như:
+ Mô hình CAMPARI - dùng để đánh giá tư cách người vay (Character), khả năng (Ability), lãi cho vay (Margin), mục đìch vay vốn (Purpose), số tiền vay (Amount), khảnăng trả nợ (Repayment), bảo đảm đối với khoản vay (Insurance)...
+ Mô hình “6C” - dùng để đánh giá tư cách người vay (Character), năng lực tài chính (Capacity), khả năng tạo ra thu nhập (Cash), tài sản bảo đảm (Collateral),
- Sử dụng ý kiến chuyên gia
Trong phương pháp sử dụng ý kiến chuyên gia, NHTM phải thực hiện việc thu thập ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm thông qua một bảng câu hỏi để đánh
giá về tình hình của khách hàng.
1.2.8.3. Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động đểngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khảnăng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại. Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng được sử dụng gồm:
- Né tránh rủi ro. - Ngăn ngừa tổn thất. - Giảm thiểu tổn thất.
- Chuyển giao kiểm soát rủi ro. - Đa dạng hóa.
1.2.8.4. Tài trợ rủi ro tín dụng
Tài trợ rủi ro tín dụng là hoạt động bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính ngân hàng, không phải là hoạt động nhằm xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Cũng như đối với các loại rủi ro khác, kỹ thuật tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm các phương án: tự khắc phục; chuyển giao rủi ro; trung hòa rủi ro.
Theo công bố của Ủy ban Basel, các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất,
ngân hàng được sử dụng những nguồn vốn thích hợp đểbù đắp.