7. Kết cấu luận văn
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng
rủi ro tín dụng của BIDV Quảng Trị
* Mô hình và hoạt động của bộ máy quản trị rủi ro của BIDV Quảng Trị chưa thực sự hiệu quả
Mặc dù phòng quản lý rủi ro tín dụng có ý kiến thẩm định độc lập. Tuy nhiên vì vẫn thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc, vẫn chịu sựđiều hành và hưởng các lợi ích từ
hoạt động của Chi nhánh, do đó không thểđảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định đối với các khoản vay của khách hàng.
* Công tác nhận diện rủi ro tín dụng
Công tác nhận diện rủi ro tín dụng, BIDV Quảng Trị chưa chú trọng nhận dạng
đối tượng chính gây ra rủi ro là khách hàng.
* Về quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng
Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng có một số mặt hạn chế
sau:
- Nguồn nhập liệu chưa đáng tin cậy do báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa
- Các chỉ tiêu đểđánh giá xếp hạng như các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tỷ trọng điểm chưa phù hợp, cách cho điểm phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan của cán bộ thực hiện chấm điểm
- Ngoài ra, vì áp lực phải hoàn thành kế hoạch, các Chi nhánh có thể sẽ can thiệp có chủđích nhằm thay đổi thứ hạng doanh nghiệp theo hướng có lợi cho Chi nhánh.
* Về công tác kiểm soát rủi ro
- Chính sách khách hàng : Mục tiêu chính sách khách hàng chưa bao hàm đầy đủ ý
nghĩa, chưaxác định được thịtrường mục tiêu, xác định được các ngành nghề trọng yếu phát triển tín dụng; chưa định hướng được danh mục cho vay hạn chế RRTD.
- Quy trình tín dụng : Việc áp dụng quy trình 3999 chung cho nhóm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế.
- Hệ thống công nghệ thông tin còn bất cập: Hệ thống thông tin nội bộ khách hàng hiện nay chưa được cập nhật đầy đủ, đáp ứng kịp thời. Các thông tin lấy từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN cũng thường xuyên không được cập nhật đầy đủ.
- Bộ phận kiểm soát nội bộ ở Chi nhánh chịu sự chỉ đạo điều hành của Giám
đốc Chi nhánh nên việc kiểm tra nội bộ trong thời gian qua chưa thực sự phát huy hiệu quả. Trong trường hợp rủi ro phát sinh, bộ phận kiểm tra nội bộchưa mạnh dạn
để báo cáo trực tiếp lên Hội sở chính. Báo cáo kiểm tra nội bộ chỉ mang tính hình thức, rủi ro tín dụng chưa được phản ảnh một cách trung thực.
* Nguyên nhân của những hạn chế:
- Bộ máy của QLRRTD BIDV Quảng Trị chưa chuyên biệt, chưa phù hợp với thông lệ: Mặc dù BDV Quảng Trị đã quan tâm đến công tác QTRR, nhưng chưa chú trọng công tác ban hành chiến lược, chính sách về QTRRTD cũng như thiết lập bộ máy tổ chức, xây dựng các quy trình, xây dựng đội ngũ làm công tác QTRR chuyên biệt, ngày càng chuyên nghiệp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
- Các công cụ đo lường, nhận diện rủi ro bằng các thiết lập và sử dụng các mô
hình lượng hóa; phân loại các khoản vay, trích lập DPRR và áp dụng các biện pháp QLRR chưa phù hợp.
- Chưa chú trọng đến công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng, định hạng tín dụng, phân loại/ nhóm khách hàng đểxác định hạn mức phù hợp; chưa thường
xuyên ra soát đánh giá các khoản vay; nâng cao chất lượng tín dụng .. - Hệ thống thông tin quản lý chưa thực sựđáp ứng như cầu;
- Cơ cấu giám sát và quản lý rủi ro tín dụng chưa được hoàn thiện; Văn hóa
quản trị rủi ro tín dụng chưa được chú trọng;
- Hiện tại, BIDV Quảng Trị chất lượng nguồn nhân lực chưa được tốt. Không chỉ nhân lực làm công tác tín dụng, QTTD, QTRR mà kể các nhân lực làm công tác tác nghiệp đều chưa tốt.
- Chưa có giải pháp hỗ trợ việc khởi tạo khoản vay, việc chuyển giao hồ sơ
khách hàng giữa chi nhánh và Hội sở chính; Các tài liệu tín dụng chưa được số hoá làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác, tra cứu dữ liệu về khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Xuất phát từ việc giới thiệu mô hình hoạt động, chương 2 của luận văn phân
tích cụ thểtình hình kinh doanh giai đoạn 2010-2014 của BIDV Quảng Trị, đánh giá
các thành tựu cũng như đưa ra các mặt hạn chế. Trọng tâm của chương 2 tập trung nghiên cứu quá trình quản trị RRTD tại BIDV Quảng Trị, giới thiệu mô hình quản trị RRTD đang được vận hành tại BIDV. Đồng thời, trên cơ sở lý luận đã được đề cập ở chương 1, đề tài phản ánh thực trạng công tác quản trị RRTD tại BIDV Quảng Trị
với 4 nội dung cơ bản : Công tác nhận dạng - Đo lường - Kiểm soát - Tài trợ RRTD. Nhằm đánh giá được hiệu quả công tác quản trị RRTD, đề tài đi sâu đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Trị, qua đó chỉ ra những hạn chế tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Nhiệm vụ của chương 3 là căn cứ trên những phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Trị để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng trong giai đoạn tới.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ trên những phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Trị, căn cứ trên những nội dung vềđịnh hướng, phương hướng trong hoàn thiện công tác này tại Ngân hàng, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trong giai đoạn tới.
Nội dung cụ thể của các giải pháp như sau:
Hình 3.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác QTRR tại BIDV Quảng Trị
Nguồn: Tác giả đề xuất
Theo đó (Hình 3.1), các giải pháp về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Trị bao gồm: