Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng trị (Trang 33 - 37)

7. Kết cấu luận văn

1.2.7.Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

Vềcơ bản, có hai phương pháp được sử dụng trong quản trị rủi ro tín dụng, đó

là loại trừ và kiểm soát lỗ. Loại trừ là phát triển các chính sách đưa ra cụ thể những hoạt động được coi là phù hợp và mong muốn. Kiểm soát lỗ liên quan tới việc duy trì

tính đa dạng trong thành phần danh mục, những tiêu chuẩn thực hiện đúng, sử dụng những hồ sơ và quy trình hiệu quả để theo dõi TSBĐ. Rủi ro tín dụng có thể được giảm bằng cách theo dõi sát sao hoạt động của khách hàng đã xin cấp tín dụng hoặc

đã nhận được khoản vay.

Tuy nhiên, xét chi tiết hơn, có nhiều hơn hai các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng. Một cách cụ thể hơn, tác giả hệ thống lại các phương

pháp quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong hình 1.3 dưới đây:

Hình 1.1. Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

( Nguồn: Tác giả tổng hợp) Phương pháp QTRRTD của ngân hàng Phương pháp hành chính Phương pháp kinh tế Phương pháp giáo dục, thuyết phục, động viên Phương pháp sử dụng thủ đoạn Phương pháp áp dụng hệ thống QTRRTD tiên tiến Phương pháp kết hợp

Theo đó (Hình 1.3), các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng chính trong các ngân hàng bao gồm:

1.2.7.1. Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính là phương pháp quản trị rủi ro tín dụng bằng các biện pháp hành chính, sử dụng các công cụ hành chính để giảm thiểu các hành vi không trả nợ đúng hạn của khách hàng. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong các ngân hàng hiện nay.

1.2.7.2. Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là phương pháp quản trị rủi ro tín dụng bằng các biện pháp kinh tế, sử dụng các các công cụ liên quan đến kinh tế của khách hàng, của

ngân hàng để giảm thiểu các RRTD từ phía khách hàng có thể xảy ra.

1.2.7.3. Phương pháp giáo dục, thuyết phục, động viên

Phương pháp giáo dục, thuyết phục, động viên là phương pháp quản trị rủi ro tín dụng bằng các biện pháp tâm lý. Thông qua giáo dục, thuyết phục, động viên khách hàng, ngân hàng sẽ tăng khả năng thu hồi nợ từ đó nâng cao hiệu quả quản lý RRTD trong ngân hàng.

1.2.7.4. Phương pháp dùng thủ đoạn

Phương pháp dùng thủ đoạn là phương pháp quản trị rủi ro tín dụng bằng các biện pháp xử phạt, đe dọa….. Đối với các khách hàng được xếp vào các khách hàng có nợ xấu quá nhiều, khi đã thực hiện áp dụng các biện pháp thu nợ, và các biện pháp khác không hiệu quả, phương pháp này được các ngân hàng sử dụng nhằm quản lý tốt hơn RRTD đối với ngân hàng.

1.2.7.5. Áp dụng các hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tiên tiến

Phương pháp áp dụng các hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tiên tiến là phương

pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại, sử dụng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng nhằm giảm thiểu các rủi ro tín dụng có thể gặp phải, hỗ trợ tối đa cho công tác quản trị

1.2.7.6. Phương pháp kết hợp

Phương pháp kết hợp là phương pháp quản trị rủi ro tín dụng bằng các biện pháp kết hợp các phương pháp trên, tức là vừa sử dụng các công cụ hành chính, vừa sử dụng các công cụ kinh tếđể quản lý RRTD, bên cạnh đó, cũng sử dụng phương án động viên, tâm lý, đối với các trường hợp khó sẽ sử dụng các công cụ về xử phạt, đe

dọa….Đây là phương án được hầu hết các ngân hàng sử dụng hiện nay.

Ngoài ra, theo cách phân loại khác, cũng có thểchia thành các phương pháp

quản lý rủi ro tín dụng như sau đây:

* Phương thức quản lý rủi ro tín dụng bằng cách nâng cao chất lượng tín dụng

Phương pháp này được thực hiện chủ yếu thông qua việc phân tích thẩm định kỹlưỡng các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính của người nhận nợ và áp dụng thủ tục cấp tín dụng chặt chẽtrước khi đầu tư nhằm phân loại khoản vay và

các đối tác vay vốn dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của nó để quản lý.

* Phương thức quản lý rủi ro tín dụng bằng cách trích lập dự phòng rủi ro

Áp dụng phương pháp này, các tổ chức tín dụng trích lập ra một khoản dự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phòng ngằm bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra căn cứ vào mức độ rủi ro của các tài sản có.

* Phương thức quản lý rủi ro tín dụng bằng cách bảo hiểm rủi ro tín dụng

Thị trường trái khoán hoặc ngân hàng thương mại yêu cầu người nhận nợ phải có một khoản chi phí phụ thêm cho việc mua bảo hiểm nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp trong trường hợp phá sản.

Chất lượng tín dụng càng cao thì tỷ lệ bảo hiểm rủi ro tín dụng càng thấp. Khi rủi ro tín dụng của một doanh nghiệp tăng lên, các nhà đầu tư trái khoán và các ngân hàng thương mại sẽ yêu cầu tỷ lệ bảo hiểm tín dụng cao hơn.

Việc tăng lên của các khoản bảo hiểm này là cần thiết để bù đắp cho mất mát dự kiến cao hơn về trái khoán hoặc khoản vay vì khảnăng khoán vay sẽ không được

hoàn trả. Kết quả là mức độ thấp về chất lượng tín dụng có thề làm tăng chi phí vay

của nó.

* Phương thức quản lý rủi ro tín dụng bằng cách phân tán rủi ro

Nắm giữ nhiều tài sản có rủi ro thay vì tập trung nắm giữ một hay một số loại tài sản có rủi ro nhất định. Việc phân tán rủi ro tín dụng cho nhiều người vay cho phép các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư giảm rủi ro tín dụng đối với toàn bộ tài sản có.

Tập hợp nhiều loại cho vay trong một tài sản cho phép tổ chức tín dụng giảm sựthay đổi về thu nhập của chúng. Thu nhập từ các khoản cho vay thành công sẽ bù

đắp phần lỗ từ những khoản cho vay bị vỡ nợ. Do đó, làm giảm khảnăng tổ chức tín dụng đó sẽ bị thiệt hại.

* Phương thức quản lý rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng thị trường bán nợ

Sau khi đầu tư hoặc cho các doanh nghiệp vay, tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu

tư lập tức tập hợp các tài sản có rủi ro (trái phiếu những khoản nợ có rủi ro tín dụng)

và bán cho các nhà đầu tư khác để chuyển đổi sở hữu khoản nợ nhằm quản lý và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Theo quan điểm của các nhà đầu tư, việc mua các phần của gói nợ này là

tương đối hấp dẫn vì việc mở rộng danh mục đầu tư thông qua nhiều khoản vay sẽ

làm giảm rủi ro tín dụng nói chung và làm tăng các khoản thu nhập từ gói nợđã mua

mà không nhất thiết phải nắm giữ các tài liệu có này.

Như vậy, để quản lý rủi ro tín dụng, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư có

thể sử dụng các phương thức như nâng cao tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro, bảo hiểm, phân tán rủi ro tín dụng tài sản của rủi ro tín dụng với các tài sản khác và bán các phần của nó cho các nhà đầu tư bên ngoài.

* Phương thức quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thông qua dẫn xuất tín dụng

Dẫn xuất tín dụng là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch dẫn xuất tín dụng (tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm,

chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng. Những hợp đồng này mang lại cho các nhà đầu tư, người nhận nợ và ngân hàng những kỹ thuật mới bổ sung cho các biện pháp bán nợ phân tán rủi ro và bảo hiểm nhằm quản lý rủi ro tín dụng. Các hợp đồng tài chính thông qua công cụ dẫn xuất

như: Hợp đồng Hoán đổi tín dụng; Quyền chọn tín dụng; Các chứng chỉ liên quan

đến tín dụng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng trị (Trang 33 - 37)