7. Kết cấu luận văn
2.2.2. Tình hình thực hiện các nội dung QTRRTD tại BIDV Quảng Trị
Hiện tại BIDV Quản Trị đã áp dụng quy trình QTRRTD theo 4 bước nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro.
Hình 2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của BIDV Quảng Trị
Nguồn: Phòng quản trị rủi dụng BIDV Quảng Trị
2.2.2.1. Công tác nhận diện rủi ro tín dụng
Thông qua quy mô và cơ cấu tín dụng, các chỉ tiêu nợ xấu nợ quá hạn, trích dự
phòng RR. Công tác thẩm định, định giá, định giá lại. Công tác định hạng tín dụng hàng tháng. Quá trình nhận diện RRTD tại BIDV Quảng Trịđược thực hiện theo trình tự:
* Nhận diện dấu hiệu rủi ro
Dấu hiệu rủi ro được cập nhật hàng quý theo trình tựnhư sau:
(1) Từng cán bộ liên quan (gồm cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng) thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp; Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của BIDV Q ả T ị Nhận dạng rủi ro Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng Tài trợ rủi ro tín dụng
(2) Trưởng phòng thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả thống kê cán bộ phòng gửi về Phòng quản lý rủi ro;
(3) Phòng quản lý rủi ro tập hợp đánh giá cho toàn Chi nhánh và trình ban giám đốc phê duyệt;
(4) Sau khi được phê duyệt báo cáo dấu hiệu rủi ro sẽđược gửi về Ban quản lý rủi ro tác nghiệp và thịtrường để tổng hợp cho toàn hệ thống. Dấu hiệu rủi ro được thống kê theo sốlượng phát sinh và có đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Về nghiệp vụ
tín dụng bảo lãnh dấu hiệu rủi ro được đánh giá qua 6 nhóm dấu hiệu.
* Đánh giá xếp loại rủi ro
Sau khi tổng hợp được các dấu hiệu RRTD, Phòng quản lý rủi ro tiến hành đánh
giá xếp loại rủi ro.
Quy định được xây dựng rất chi tiết, khoa học có thể đánh giá cụ thể tần xuất, mức độ rủi ro từng chi nhánh qua đó có chính sách điều hành phù hợp để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Tuy nhiên từcơ sở lý luận đã nghiên cứu ở chương I, có thể nhận thấy công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại BIDV chưa đi vào các dấu hiệu trực tiếp phản ánh rủi ro của khách hàng thông qua tình hình thực tế kinh doanh của khách hàng.
Nhìn chung, công tác nhận diện rủi ro tín dụng đã có những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tại BIDV Quảng Trị, công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế, những hạn chế này xoay quanh vấn đề nhân lực thực hiện công tác nhận diện rủi ro còn kém về mặt kỹnăng, các nội dung nhận diện rủi ro còn chưa đầy đủ và công tác nhận diện rủi ro vẫn
chưa thực sựđạt hiệu quả cao.
2.2.2.2. Công tác đo lường rủi ro tín dụng
26T
Hiện nay BIDV Quảng Trị thực hiện việc đo lường và đánh rủi ro tín dụng
t26Theo các chỉ tiêu định lượngvà áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ:
- Các chỉ tiêu định lượng bao gồm: Tốc độ tăng trưởng tín dụng; Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản; Tỷ lệ nợ xấu: Tổng dư nợ xấu/Tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ quá hạn: Tổng dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ; Khả năng bù đắp rủi ro: (Vốn CSH+DPRR)/Tổng dư nợ xấu; Cơ cấu danh mục cho vay: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành nghề. Tỷ trọng cho vay các lĩnh vực nhạy cảm: Dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán, dư nợ
cho vay bất động sản; Tỷ trọng cho vay, bảo lãnh của 1 khách hàng lớn/vốn tự có; Tỷ trọng cho vay 1 nhóm khách hàng liên quan/Vốn tự có.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: BIDV Quảng Trị thực hiện chọn lọc khách hàng vay vốn thông qua hệ thống định hạng xếp loại khách hàng nhằm định lượng mức
độ rủi ro cho từng khách hàng từđó có chính sách cho vay phù hợp với mức độ rủi ro của từng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một cấu phần quan trọng và là một công cụđắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng nói chung và quản trị RRTD nói riêng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộđược sử dụng trong các quy trình quản lý rủi ro tín dụng sau ban hành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, xác định khung lãi suất chuẩn ...
Hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng là tổ chức kinh tếđược thực hiện qua
06 bước :
Hình 2.2. Hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng là tổ chức kinh tế tại BIDV Quảng Trị
Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng BIDV Quảng Trị
Hệ thống chấm điểm xếp hạng KH TCKT BIDV Quảng Trị Bước 1 Xác định ngành kinh tế Bước 2 Xác định quy mô Bước 3 Xác định loại hình sở hữu khách hàng Bước 4 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Bước 5 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Bước 6 Tổng hợp điểm và xếp hạng
Như vậy, hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng là tổ chức kinh tếđược thực hiện qua 06 bước sau:
Bước 1 - Xác định ngành kinh tế Bước 2 – Xác định Quy mô
Bước 3- Xác định loại hình sở hữu khách hàng
Bước 4 - Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Bước 5 - Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính.
Bước 6 - Tổng hợp điểm và xếp hạng.
Kết quả xếp loại giai đoạn 2010-2014 của BIDV Quảng Trị cho thấy phần lớn doanh nghiệp được xếp hạng : AA, A, BBB và không có doanh nghiệp xếp loại C và D.
Có thể nhận thấy, hệ thống đo lường RRTD của BIDV được phát triển theo
hướng đo lường RRTD riêng biệt và mô phỏng theo mô hình điểm số tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tếnhư Moody's, Standard & Poor. Tuy nhiên kết cấu của hệ thống này vẫn còn nhiều bất cập, kết quả chấm điểm phân loại nợ từ hệ thống so với cách phân loại nhóm nợtheo qui định của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn có nhiều khác biệt, cần hoàn thiện chỉnh sữa để phù hợp hơn.Đây chính là những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống đolường RRTD, cũng là ưu, nhược điểm trong công tác đo lường rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Trị.
2.2.2.3. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Các kỹ thuật kiểm soát RRTD được thể hiện khá rõ nét trong hệ thống các văn
bản thực thi chính sách tín dụng của BIDV.
Các văn bản quy định các kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Trị
bao gồm: Chính sách khách hàng; Quy trình cấp tín dụng; Chính sách định giá tài sản
đảm bảo; Quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng; Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro; Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Kiểm soát rủi bằng cách sử
dụng hệ số Q, hạn mức tăng trưởng; hạn mức phán quyết quy định mức phán quyết
cho trưởng phòng QHKH, Giám đốc phòng giao dịch, phó giám đốc phụ trách tín dụng, giám đốc chi nhánh và hội đồng tín dụng cơ sở. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã
được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại. Các kỷ
thuật kiểm soát rủi ro tín dụng được sử dụng gồm: Từ chối cho vay (Né tránh rủi ro), chấp nhận cho vay, đồng tài trợ dự án (Chuyển giao kiểm soát rủi ro), Cho vay với hạn mức tối thiểu (Giảm thiểu tổn thất)..
Tác giả tổng hợp trong hình 2.3 dưới đây:
Hình 2.4. Hệ thống văn bản quy định các kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Trị
Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng BIDV Quảng Trị
Cụ thể, hệ thống văn bản quy định kỹ thuật kiểm soát RRTD tại BIDV Quảng Trị
bao gồm các nội dung: (1) Chính sách khách hàng, (2) Quy trình cấp tín dụng, (3) Chính
sách định giá tài sản đảm bảo, (4) Quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng, (5) Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro, (6) Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Trong
đó, chính sách khách hàng được BIDV Quảng Trịxác định như sau:
Đối với những nhóm khách hàng khác nhau, BIDV Quảng Trị áp dụng những chính sách khác nhau, phù hợp với từng đối tượng. Xây dựng chính sách khách hàng
Hệ thống văn bản quy định kỹ thuật kiểm soát RRTD tại BIDV Quảng Trị Chính sách khách hàng Quy trình cấp tín dụng Chính sách định giá tài sản đảm bảo Quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ
phù hợp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng đồng thời đó cũng là biện pháp hạn chế RRTD. Việc xây dựng chính sách khách hàng phù hợp BIDV Quảng Trị đã tiến hành từ nhiều năm nay, nhất là ba năm trở lại đây.
Để thực hiện chính sách trên, trong thời gian qua, BIDV Quảng Trịđã tập trung củng cố chất lượng tín dụng bằng các biện pháp như: Đối với những khách hàng truyền thống, có uy tín với ngân hàng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao trong thời gian gần đây, Chi nhánh cho vay với lãi suất ưu đãi hơn, thủ tục vay có thể được rút gọn, hoặc cho vay không cần tài sản đảm bảo.
Đối với những khách hàng có truyền thống trong việc chậm trả nợ lãi và nợ gốc Chi nhánh tiến hành cho vay với qui trình chặt chẽ, yêu cầu tài sản đảm bảo có khảnăng
thanh khoản cao, giám sát cho vay chặt chẽhơn, và có thể từ chối cho vay.
Ngoài các nội dụng trên, BIDV Quảng Trịcũng quan tâm tới các nội dung sau: - Giảm dần dư nợcho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước có tình hình hoạt
động kinh doanh kém hiệu quả, năng lực tài chính yếu, đồng thời hạn chếđầu tư vốn vào các dự án lớn, kết hợp cho vay trung dài hạn kèm ngắn hạn để phát triển khách hàng mới.
- Tăng cường việc kiểm soát việc cho vay đầu tư trung dài hạn các dự án lớn đã được phê duyệt.
- Chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng nâng cao tỷ lệ dư nợcho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tình hình kinh doanh hiệu quả, đặc biệt quan
tâm đến công tác tiếp thị khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhìn chung, chính sách tín dụng của BIDV Quảng Trị phù hợp và đảm bảo đúng chính sách, định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam và đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng gắn liền với kiểm soát rủi ro để hội nhập quốc tếtheo đúng lộ trình.
Các công cụ, kỹ thuật cụ thể dùng trong kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm:
Hình 2.5. Các công cụ, kỹ thuật cụ thể dùng trong kiểm soát RRTD tại BIDV Quảng Trị
Nguồn: Phòng quản lý rủi ro BIDV Quảng Trị * Né tránh rủi ro
Kỹ thuật này được thể hiện khá rõ nét thông qua chính sách khách hàng của BIDV. Mục tiêu chính sách nhằm chọn lọc khách hàng vay vốn, chủđộng né tránh rủi ro tín dụng bằng chính sách cấp tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng. Căn cứ vào kết quả đolường rủi ro cho từng khách hàng từ hệ thống định hạng tín dụng nội bộ, khách hàng sẽ được BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để
áp dụng chính sách cụ thể theo nhóm. Các khách hàng với các mức xếp hạng khác nhau sẽđược áp dụng chính sách cho vay và mức tài sản đảm bảo khác nhau.
* Kỹ thuật ngăn ngừa rủi ro
Kỹ thuật này được BIDV triển khai áp dụng thông qua quy trình cấp tín dụng chặt chẽ qua nhiều công đoạn xử lý đảm bảo sự tách bạch giữa các chức năng và quy chế
phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng nhằm phát huy nguyên tắc bỏ phiếu trong quyết định cho vay.
* Quy trình tín dụng
Quy trình đảm bảo tính độc lập các công đoạn trong quá trình xét duyệt tín dụng, tách bạch được các chức năng, có thể hạn chế RRTD phát sinh. Tuy nhiên, trên thực tế
CC, KT kiểm soát RRTD tại BIDV Né tránh rủi ro Kỹ thuật ngăn ngừa rủi ro Quy trình tín dụng Thẩm quyền phán quyết Đa dạng hoá rủi ro Một số biện pháp kiểm soát rủi ro
thời gian phê duyệt tín dụng sẽ bị kéo dài do ý kiến không đồng nhất giữa các bộ phận, làm giảm khả năng cạnh tranh ngân hàng. Nội dung này sẽđược cụ thể hóa trong mục 2.2.3 của đề tài với những đánh giá vềưu, nhược điểm của các bước trong quy trình QT RRTD tại BIDV Quảng Trị.
* Thẩm quyền phán quyết
Kỹ thuật giảm thiểu tổn thất BIDV sử dụng kỹ thuật này cơ bản dựa vào tài sản
đảm bảo với cơ chế linh hoạt trong việc cho phép mở rộng đối tượng tài sản đảm bảo và
phương pháp định giá khoa học nhằm hạn chế thấp nhất sựtrượt giá tài sản đảm bảo khả năng giảm thiểu tổn thất khi xảy ra RRTD. Chính sách cho phép mở rộng đối tượng tài sản đảm bảo (được phép nhận cả những tài sản chưa hoàn thiện giấy tờ sở hữu) cho thấy
quan điểm rất tiến bộ của BIDV. Tuy nhiên, với hệ sốđiều chỉnh kèm theo đã thể hiện sự thận trọng của BIDV với “nguồn thu nợ thứ hai” này. Có thể nhận thấy, sự linh hoạt
trong quá trình điều chỉnh chính sách này là một kênh giám sát RRTD rất hữu hiệu.
* Đa dạng hoá rủi ro
Kỹ thuật này được BIDV triển khai thông qua định hướng công tác tín dụng trong từng thời kỳ nhằm xác định danh mục lĩnh vực, ngành nghề và sản phẩm tín dụng phù hợp với sựthay đổi môi trường kinh doanh.
* Một số biện pháp kiểm soát rủi ro khác
Ngoài các biện pháp kiểm soát rủi ro trên, các ngân hàng còn dùng các biện pháp khác, ví dụ như: Xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro, hoặc kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Có thể thấy, bước đầu, công tác kiểm soát rủi ro tại BIDV đã đạt được những thành tựu đáng mừng. Tuy nhiên, xét về cụ thểhơn, công tác này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể:
(1) Đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm soát rủi ro tại Chi nhánh vẫn còn hạn chế
về kỹ năng, trong đó đặc biệt là các kỹ năng kiểm soát rủi ro, hầu như chưa mang lại hiệu quả cao;
(2) Các nội dung kiểm soát rủi ro chưa được thực hiện triệt để, ví dụ khâu xây dựng kế hoạch kiểm soát rủi ro chưa được quan tâm đúng mức, phân bổ nhân viên thực hiện các khâu trong nội dung kiểm soát còn chưa phù hợp;
(3) Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công tác kiểm soát rủi ro chưa được chú trọng đúng mức.
Như vậy, việc đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên đây là
rất cần thiết và quan trọng đối với BIDV Quảng Trị.
2.2.2.4. Công tác tài trợ rủi ro tín dụng
Hiện nay BIDV Quảng Trị đang áp dụng kỹ thuật tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm các phương án: tự khắc phục; chuyển giao rủi ro; trung hòa rủiro. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro; Thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro.
BIDV đã ban hành Quy chế sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng BIDV Quảng Trị thực hiện công tác xử lý RRTD từ quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định 1199/QĐ-HĐQT do Hội đồng quản trị BIDV ban hành ngày 29/05/2014.
Nguyên tắc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD bao gồm các nội dung về đối
tượng được sử dụng dự phòng và thẩm quyền trình tự thực hiện xử lý RRTD (gồm 04
bước).
Nhìn chung, công tác tài trợ rủi ro tín dụng được BIDV Quảng Trị thực hiện
theo đúng các nội dung quy định trong các văn bản liên quan đến công tác này từ phía Nhà nước cũng như Hội đồng quản trịBIDV và đã đạt được những kết quảbước
đầu. Tuy nhiên, hiện nay, công tác tài trợ rủi ro tín dụng vẫn chưa mang lại hiệu quả