Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng trị (Trang 98 - 101)

7. Kết cấu luận văn

3.4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro có hiệu quả

Để nâng cao chất lượng tín dụng thông qua tăng cường khảnăng phản biện tín dụng bằng một bộ phận thẩm định tín dụng độc lập, nâng tính hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ, cần xây dựng một bộ phận quản trị

RRTD, bộ phận kiểm tra nội bộđộc lập, có đầy đủ thẩm quyền và tách biệt về lợi ích với Chi nhánh. Đồng thời bộ máy tổ chức mới này phải đảm bảo tiết giảm thủ tục hành chính, thời gian xử lý hồ sơ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ

khách hàng, không làm mất nhiều thời gian cho quá trình cấp tín dụng. Do đó, tác giả đề xuất giải pháp về xây dựng bộ máy tổ chức cấp tín dụng như sau:

- BIDV không nên thành lập Phòng Quản trị RRTD tại Chi nhánh mà thiết lập Phòng Quản trị RRTD tại các khu vực trực thuộc Hội sở chính để thực thi các chức

năng trong khu vực quản trị. Việc thành lập này sẽ đảm bảo tính độc lập và khách quan trong các quyết định tín dụng và khảnăng kiểm tra kiểm soát của bộ phận quản trị RRTD. Đồng thời việc đặt tại các khu vực giúp cho Phòng quản trị RRTD có điều kiện nắm bắt được những đặc điểm, tình hình địa phương và thị trường nhằm giải quyết kịp thời các yêu cầu của Chi nhánh và rút ngắn thời gian xử lý công việc.

- Trong phạm vi được phân quyền, phòng quản lý rủi ro khu vực xem xét và phê duyệt các trường hợp vượt thẩm quyền của Chi nhánh. Để không tạo nên một tầng nấc trung gian gây ảnh hưởng đến tốc độ giải quyết hồsơ, đối với các khoản vay

vượt thẩm quyền của Phòng Quản lý rủi ro khu vực sẽ được trình thẳng lên cấp phê duyệt cao hơn (Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng TW).

- Cần sớm thành lập Trung tâm xử lý nợ: Hiện nay, theo mô hình TA2, Ban

QLTD là đơn vị tại TSC có chức năng và nhiệm vụ thực hiện công tác xử lý nợ toàn hệ thống. Mặc dù quy trình hiện tại có một sốưu điểm như đảm bảo sự thống nhất về

chủ trương trong điều hành chỉ tiêu nợ xấu, gắn được trách nhiệm thu hồi nợ ngoại bảng đối với các đơn vị/cá nhân gây ra nợ xấu và tận dụng được mối quan hệ của Chi nhánh với các cơ quan chức năng địa phương trong quá trình thu hồi nợ, nhưng nhìn

chung, kết quả xử lý nợ xấu không đạt được yêu cầu đặt ra. Nguyên nhân chủ yếu là

do: Ban QLTD chỉ có chức năng hỗ trợ, đôn đốc khi cần thiết, không trực tiếp tham

gia vào quá trình thu hồi nợ nên hiệu quả hỗ trợ chưa cao; Nhân lực làm công tác xử lý nợ tại Ban QLTD mỏng nên chưa thể bám sát, theo dõi sát sao quá trình thu hồi nợ của từng khoản vay; Việc hỗ trợ Chi nhánh trong quá trình xử lý nợhiện nay đòi hỏi sự phối hợp làm việc giữa nhiều Ban có liên quan nên trong nhiều trường hợp chưa kịp thời, chưa chủ động so với chỉ có một đơn vị thực hiện; Nhiều Chi nhánh chưa thực sự tích cực, nỗ lực trong công tác thuhồi nợ ngoại bảng; Các cán bộ được giao trực tiếp thu hồi nợ ngoại bảng tại các Chi nhánh thường là các cán bộ gây ra nợ xấu nên trình độ/năng lực của các cán bộ này chưa đảm bảo để việc thu hồi nợ được

nhanh chóng. Trụ sở chính thường xuyên phải hỗ trợ các Chi nhánh về phương pháp, cách thức, kinh nghiệm, đặc biệt là về mặt pháp lý.

Do đó, việc thành lập một đơn vị theo dõi, đôn đốc, giám sát, hỗ trợ và tham gia trực tiếp vào quá trình thu hồi nợ ngoại bảng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả thu hồi nợ.

Đổi mới hiện đại hệ thống quản lý thông tin tín dụng

Để có thể nâng cao được chất lượng công tác quản trị RRTD, đưa ra những quyết định đúng đắn khi cho vay cần phải có những thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan. BIDV cần quan tâm hơn đến vấn đề tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin,

cụ thể là công tác thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và công việc khai báo đầy đủ, chính xác kịp thời các thông tin được yêu cầu trong phân hệ thông tin khách hàng và phân hệ tín dụng. Các thông tin có thể thu thập từ nguồn thông tin như:

- Nguồn cung cấp thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro; trung tâm thông tin tín dụng và từ các nguồn khác (từ các ngân hàng bạn, thông tin báo chí, Internet)

để biết được quan hệ vay vốn của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại.

- Thông tin tài chính và phi tài chính từ nội bộ doanh nghiệp do cán bộ tín dụng của các chi nhánh thu thập trực tiếp từ khách hàng vay sẽ là cơ sở để đưa ra đánh giá đầy đủ hơn về doanh nghiệp. Để có được nguồn thông tin thật sự khách

quan và không mang tính đối phó từ các doanh nghiệp, đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có được kỹnăng giao tiếp khéo léo và nhạy bén.

- Nguồn thông tin cũng có thể lấy từ các đối tượng có quan hệ với doanh nghiệp như các đối tác hoặc các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, từ các nhà cung

ứng, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, BIDV Quảng Trị có thể biết được các vấn đề về

thanh toán, chất lượng, số lượng sản phẩm cho đến sự tin cậy, uy tín của khách hàng doanh nghiệp.

Chú trọng việc xây dựng chiến lược đầu tư phát triển công nghệ

Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam cần có chiến lược đầu tư và cập nhật thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên kết thông tin quốc tế,… sao cho phù hợp với thực tiễn của ngành, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến và viễn

thông để cải thiện cơ sở hạ tầng cho các sản phẩm ngân hàng, đặc biệt dịch vụ thanh

toán điện tử, hệ thống thông tin quản lý và thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm

tăng cường khảnăng hội nhập vào thịtrường tài chính quốc tế

Một là, tăng cường đầu tư, phát triển hệ thống các kênh giao dịch và thanh

toán mà ngân hàng đã triển khai như: ATM, POS, E- Banking, Home Banking,…

đảm bảo cho khách hàng thực giao dịch nhanh chóng, chính xác an toàn.

Hai là, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam cần tiếp tục tích lũy và tập trung vốn cho đầu tư, phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại. Vốn là điều kiện tiên quyết

tự có và hiệu quả hoạt động kinh doanh là giải pháp có tính cấp bách đảm bảo tích

lũy vốn cho đầu tư và phát triển công nghệ ngân hàng.

Ba là: Xây dựng chính sách bảo mật, tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng

cao trình độ công nghệ thông tin ngân hàng, theo hướng cán bộ tác nghiệp phải sử

dụng thuần thục các thiết bị, ứng dụng, công cụ hỗ trợ tác nghiệp; cán bộ quản trị hộ

thống CNTT phải có đủ khảnăng kiểm soát, ứng phó mới mọi tình huống trong hoạt

động hàng ngày.

Chú trọng công tác đạo tạo nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ BIDV

Hiện nay BIDV đã thành lập trường đào tạo cán bộ BIDV, công tác đào tạo cho cán bộ đã được BIDV chú trọng đề nghị BIDV tiếp tục quan tâm đến việc đạo nghiệp vụ cho cán bộBIDV đặc biệt là kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các quy

định, các quy trình về tác nghiệp. Bên cạnh đó BIDV cần quan tâm đến đào tạo rèn luyện đọa đức nghề nghiệp cho cán bộ. Cần tiếp tục tổ chức học tập, kiểm tra việc thực hiện 2 bộ quy tắc ừng xử và bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp BIDV, theo đó

mỗi cán bộ đều phải nắm rõ và áp dụng hàng ngày trong công việc, cuộc sống của mình.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng trị (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)