Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng trị (Trang 101 - 107)

7. Kết cấu luận văn

3.4.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Hoàn thiện văn bản pháp quy

+ Về hoàn thiện cơ sở pháp lý: NHNN cần thiết lập hệ thống pháp lý hoàn chỉnh về QLRR, từng bước đưa ra lộ trình cụ thể, phù hợp để tiến tới áp dụng được chuẩn mực Basel trong toàn hệ thống ngân hàng: Khung quản lý rủi ro, hệ thống XHTDNB, hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ… Đồng thời xây dựng các hạn mức theo chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Tăng cường thanh tra, giám sát, kiên quyết buộc các ngân hàng yếu kém phải cơ cấu lại, sát nhập, tăng cường năng

lực tài chính và nghiệp vụ quản lý rủi ro hiện đại.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của NHNN

Những thay đổi về môi trường hoạt động ngân hàng luôn đi kèm theo những yêu cầu đổi mới đối với cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng để theo kịp sự phát triển

của hệ thống ngân hàng và bảo đảm quản lý, giám sát hữu hiệu các TCTD. Để đảm bảo duy trì và phát triển một hệ thống Tài chính vững mạnh cần phải đổi mới công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước theo các giải pháp đồng bộ sau:

Một là, hoàn thiện môi trường pháp lý về thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm

thúc đẩy đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng từ Trung ương đến địa phương, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Hai là, đổi mới phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát ngân hàng đi đôi

với hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng dựa trên cơ sởứng dụng công nghệ tiên tiến và các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng Basel I, từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II). Tập trung nâng cao căn bản

năng lực của NHNN trong việc cảnh báo và xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng; triển khai phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro; kết hợp chặt chẽ

giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, giám sát an toàn vi mô với giám sát an toàn

vĩ mô.

Ba là, nâng cao năng lực của đội ngũ thanh tra viên ngân hàng thông qua công

tác cán bộ như tuyển dụng, sắp xếp cán bộ, chính sách đãi ngộ và các biện pháp khuyến khích khác, trong đó đặc biệt coi trọng đào tạo các kiến thức, kỹ năng về

nghiệp vụ, phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng mới theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Ngân hàng thương mại khi cho bất cứ một khách hàng nào vay thì đều cần phải có thông tin vềkhách hàng đó để có quyết định cho vay đúng đắn. Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh Ngân hàng. Hệ thống CIC đã phần nào cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ công tác cho vay của Ngân hàng thương mại và tổ

chức tín dụng. Tuy nhiên, CIC vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn trong

việc thu thập và xử lý thông tin. Việc thu thập và cập nhật các thông tin biến động của CIC thực hiện vẫn chưa có hiệu quả. Các số liệu cập nhật không kịp thời, độ tin

cậy thấp đã khiến cho Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng thường ít sử dụng

thường ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp. Một trong số những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là: Thông tin của CIC phần lớn là do các doanh nghiệp, các tổ

chức tín dụng cung cấp. Thông tin này thường phản ánh sai lệch do các doanh nghiệp

chưa thực hiện đúng và đầy đủ pháp lệnh về kế toán thống kê, việc cung cấp thông tin không kịp thời làm cho các thông tin thường bị lạc hậu so với thời điểm cung cấp thông tin, xác nhận dư nợ của khách hàng, thiếu tinh thần hợp tác với nhau để cho vay một khách hàng mà có khi còn bí mật thông tin về khách hàng mà mình biết để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Chính vì vậy, đề nghịNgân hàng Nhà nước cần sớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy hiệu quả. NHNN cần nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như

chất lượng của Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN. Thông qua truyền thông nhằm tăng nhận thức của khách hàng về tầm quan trọng, cập nhật cơ sở dữ liệu, sử

dụng các công nghệ mới, giải pháp tập trung. NHNN cần bắt buộc các Ngân hàng

thương mại và tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động của hệ thống CIC, coi đó như

một quyền lợi và nghĩa vụ của mình. NHNN cần nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như

chất lượng của Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN. Thông qua truyền thông nhằm tăng nhận thức của khách hàng về tầm quan trọng, cập nhật cơ sở dữ liệu, sử

dụng các công nghệ mới, giải pháp tập trung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ, hướng dẫn các ngân hàng thực hiện hoạt động xếp hạng tín nhiệm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị từ năm 2010 đến nay, và định hướng quản trị rủi ro tín dụng trong những năm tới, chương 3, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay.

Để quản trị rủi ro tín dụng được tốt, trước tiên, BIDV Quảng Trị cần phải biết định hướng phát triển chung về Chi nhánh trong tổng thể nền kinh tế nói chung, xác định về phương hướng, nhiệm vụ cho kế hoạch phát triển, đồng thời đề ra các giải pháp để thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở đó, Chi nhánh mới có định hướng quản trị rủi ro tín dụng.

Để quản trị rủi ro tín dụng ngày càng được tốt, góp phần vào việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, tác giả đã đưa ra một số các giải pháp cơ bản, thiết thực, và cácgiải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, Chi nhánh rất cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan hữu quan thông qua các biện pháp cụ thể nêu trên sẽ giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.

KT LUN

Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề hội nhập là tất yếu. Trong điều kiện đó thì NHTM không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vươn rộng ra khu vực và thế giới. Điều này cũng đòi hỏi mỗi NHTM phải nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, công tác quản trị và quản trị ngân hàng theo các quy chuẩn quốc tế, đặc biệt trong công tác quản trị

RRTD phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, tăng cường về chất lượng cũng như hiệu quả, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra đặt ra đối với mỗi một tổ

chức tài chính trung gian.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu với căn cứ lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Hệ thống hoá và làm rõ những lý luận về tín dụng, RRTD, quản trị

RRTD và nghiên cứu những kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số ngân hàng nước ngoài.

Thứ hai: Phân tích đánh giá một cách sâu sắc, chính xác công tác quản trị

RRTD ở BIDV Quảng Trị, chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của BIDV Quảng Trị.

Thứ ba: Luận văn đã đưa ra các giải pháp quản trị RRTD tại BIDV BIDV Quảng Trị và một số kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ ngành liên quan ở tầm vĩ

mô và vi mô nhằm hạn chế được RRTD, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hoạt động.

Qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả hy vọng luận văn có những đóng góp

nhất định trong việc hạn chế RRTD tại BIDV BIDV Quảng Trịnói riêng và của NHTM nói chung.

Quản trị RRTD là một vấn đề phức tạp, trong thời gian nghiên cứu hạn hẹp, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này để hoàn thiện công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, bổ sung nhận thức về lý luận và thực

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1.“Sổ tay tín dụng và các Quy định nghiệp vụ của BIDV: Trình tự, thủ tục, cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp; Chính sách cấp tín dụng đối khách hàng doanh nghiệp; Giao dịch đảm bảo trong cho vay”.

1. “Tài liệu về Hội nghị tín dụng; tập huấn quản trị rủi ro tác nghiệp của BIDV”.

2. “Tạp chí Ngân hàng, bản tin Ngân hàng Đầu tư và Phát triển”.

3. “Chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020 và Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011 – 2015”

4. (2005), “Tái cơ cấu NHTM nhà nước - Thực trạng và kiến nghị”, Kỷ yếu hội thảo tháng 9 năm 2005.

5. (2004), “Thông tư số 49/2004/TT-BTC, ngày 03/06/2004: về hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng Nhà nước”, Hà Nội.

6. Joel Bissis, (2012), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng”, NXB Lao

động – Xã Hội.

7. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, (2010), “Sổ tay thanh tra, giám sát ngân hàng trên cơ sở rủi ro”, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, (2010 – 2012), “Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012,2013”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Quảng Trị, (2010 – 2013), “Báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012 ,2013”.

10. Nguyễn Đức Tú, (2012), Luận án tiến sỹ kinh tế “QTRRTD tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”, Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

11. Nguyễn Hữu Thủy, (1996), Luận án tiến sỹ kinh tế “Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại nước ta hiện nay”, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

12. Lê Thị Hiệp Thương, (1996), Luận án tiến sỹ kinh tế “Các biện pháp của Ngân hàng thương mại nhằm hạn chế những rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp”, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

13. Lê Văn Tề, (2007), “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản thống kê. 14. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, (2005), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

15. Thống đốc NHNN, (2005), “Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005, Về việc ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”.

16. Thống đốc NHNN, (2005), “Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM”.

17. Trần Đình Định, (2008), “Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng”, Nhà xuất bản tư pháp.

18. TS Nguyễn Minh Kiều, (2006), “Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng”, NXB Tài chính.

Tài liệu Tiếng Anh

19. Bank Management, University of South Carolina, The Dryden Press, (1995) 20. “Credit Risk Management and Profitability in Commercial Banks in Sweden Ara

Hosna, Bakaeva Manzura and Sun Juanjuan”.

21. ( Dec, 2008), “Analysis of Bank Efficiency of Chinese Commercial Banks and the Effects of Institutional Changes on Bank Efficiency”, This PhD dissertation is the finalized version to be submitted to the Business School, Middlesex University, London, UK. ChunxiaJlANG.

22. AS/NZS ISO 31000:2009, (August 2010), “Risk Management – Principles and Guidelines”.

23. Ken Brown & Peter Moles, (2012), “Credit Risk Management”, Edinburgh Business School.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh quảng trị (Trang 101 - 107)