Cấu tạo viên thuốc ngừa thai uống dạng kết hợp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả làm giảm thời gian ra huyết âm đạo của viên thuốc ngừa thai kết hợp sau phá thai nội khoa đối với thai dưới 50 ngày vô kinh (Trang 28 - 30)

4. VIÊN THUỐC NGỪA THAI NỘI TIẾT KẾT HỢP VÀ ẢNH HƯỞNG LÊN NỘI MẠC TỬ CUNG

4.1 Cấu tạo viên thuốc ngừa thai uống dạng kết hợp

Viên thuốc ngừa thai uống dạng kết hợp luơn cĩ hai thành phần cơ bản là

EstrogenProgestin. 4.1.1 Estrogen [37]

Estradiol là dạng Estrogen tự nhiên quan trọng nhất và đồng thời là

Estrogen được sản xuất tại buồng trứng nhiều nhất. Một trong những trở ngại lớn nhất của việc sử dụng các steroids sinh dục trong ngừa thai bằng đường uống là các steroids sinh dục giảm tác dụng một cách đáng kể. Năm 1938, khi

Ethinyl Estradiol phát hiện bằng cách thêm gốc ethinyl vào vị trí carbon 17 của phân tử Estradiol đã làm tăng hiệu quả đáng kể khi sử dụng đường uống.

Ethinyl Estradiol là thành phần rất quan trọng trong hầu hết các thuốc viên

ngừa thai kết hợp. Một số thuốc thế hệ cũ, thành phần Estrogen sử dụng là

Mestranol ( 3- methyl ether Ethinyl Estradiol). Sau khi uống, Mestranol sẽ chuyển thành Ethinyl Estradiol trong cơ thể vì Mestranol khơng thể gắn kết trực tiếp với thụ thể Estrogen tại tế bào, nên tác dụng của Mestranol thường thấp hơn Ethinyl Estradiol. Ngày nay đa số các thuốc viên ngừa thai kết hợp liều thấp đều chứa Ethinyl Estradiol. Việc chuyển hĩa Ethinyl Estradiol thay đổi tùy từng cá thể và cũng thay đối khác nhau trong các dân số khác nhau. Do đĩ, với thuốc viên ngừa thai kết hợp, tác dụng khơng mong muốn của thuốc cĩ thể xuất hiện ở người này nhưng lại khơng xuất hiện ở người khác.

Hình 1.7 Cơng thức hĩa học Ethinyl EstradiolMestranol [37]

Nồng độ Ethinyl Estradiol thay đổi trong các thuốc viên ngừa thai kết hợp như 20, 25, 30 hay 50 mcg. Nồng độ Ethinyl Estradiol liên quan nhiều đến sự xuất hiện các tác dụng khơng mong muốn, nồng độ càng cao, tác dụng khơng mong muốn càng nhiều và nhất là nhĩm cĩ nồng độ từ 50 mcg trở lên cĩ liên quan đến gia tăng tỉ lệ thuyên tắc mạch, là một trong những tác dụng khơng mong muốn nghiêm trọng làm gia tăng tỉ lệ tử vong

4.1.2 Progestin

Thành phần Progestin trong viên thuốc ngừa thai kết hợp thay đổi rất nhiều qua các thế hệ của thuốc viên ngừa thai kết hợp với mục tiêu tối thiểu hĩa liều dùng, hạn chế tối đa các tác dụng khơng mong muốn do Progestin

Cĩ nhiều dạng Progestin khác nhau dùng trong thuốc viên ngừa thai kết hợp, mỗi loại cĩ những ưu và nhược điểm khác nhau.

Tùy theo thành phần Progestin trong viên thuốc ngừa thai uống dạng kết hợp, và hàm lượng Ethinyl Estradiol ở mỗi viên thuốc, người ta chia thuốc

viên ngừa thai kết hợp thành các nhĩm sau [37]:

Thế hệ 1: thuốc chứa 50 mcg hay hơn Ethinyl Estradiol

Thế hệ 2: Ethinyl Estradiol với hàm lượng 20, 30 hay 35 mcg (hàm lượng thấp)

Progestin: Levonorgestrel, Norgestimate, hay họ Norethindrone

Thế hệ 3: Ethinyl Estradiol với hàm lượng 20, 30 hay 35 mcg (hàm lượng thấp)

Progestin: Desogestrel hay Gestodene

Thế hệ 4: Ethinyl Estradiol với hàm lượng 20, 30 hay 35 mcg (hàm lượng thấp)

Với thuốc thế hệ 4, hạn chế tối đa các tác dụng khơng mong muốn của thuốc viên ngừa thai kết hợp do thành phần Progestin như đặc tính sinh Androgen, tính giữ muối nước, làm tăng cân, rối loạn chuyển hĩa mỡ..

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả làm giảm thời gian ra huyết âm đạo của viên thuốc ngừa thai kết hợp sau phá thai nội khoa đối với thai dưới 50 ngày vô kinh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)