Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu cạnh tranh của nhiều tác giả, tập thể tác giả ở các cấp độ lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực nông nghiệp thì đề tài về cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu:
Kiều Đình Thép (2003), “Năng lực cạnh tranh sản phẩm thức ăn
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Tác giả đã nêu bật 8 giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm:
- Hoạch định chiến lược sản phẩm: nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, kế hoạch nhãn hiệu mới, đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, tạo bao bì với nhiều kích cỡ khác nhau, sản xuất các loại đặc chủng theo yêu cầu của người chăn nuôi.
- Hoạch định chiến lược giá bán sản phẩm: Giảm giá chịu lỗ trong thời gian ngắn để người chăn nuôi tin dùng và sau đó tăng giá.
- Tăng cường mở rộng và hoàn thiện kênh phân phối: tác giả đưa ra mô hình kênh phân phối mới.
- Tăng cường các hoạt động quản lý và hỗ trợ theo mục tiêu xác định: thưởng đối với các đại lý và tập huấn, hội thảo kỹ thuật cho người chăn nuôi.
- Tăng cường tiếp thị sản phẩm TĂCN và dịch vụ khách hàng tới người kinh doanh và người chăn nuôi: nâng cao chất lượng nhân viên thị trường và nghiên cứu phân tích đối thủ cạnh tranh.
- Tăng cường tiềm lực nội bộ của công ty: phát huy nhân tố con người, tăng cường đầu tư sản xuất con giống.
- Tăng cường các hoạt động sản xuất có liên quan: sản xuất con giống, thuốc thú y, xây dựng trang trại, tổ chức chăn nuôi.
- Công ty và người chăn nuôi tham gia bảo hiểm đàn vật nuôi.
Hạn chế của nghiên cứu là chưa sử dụng ma trận IEF, EFE trong phân tích năng lực cạnh tranh. Mặt khác trong giải pháp tăng tiềm lực nội bộ của Công ty chưa đề cập tới tiềm lực tài chính và công nghệ sản xuất.
Phạm Thành Long (2008), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty TNHH thương mại VIC tại thị trường hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Tác
giả đã nêu bật được năng lực cạnh tranh của Công ty và đưa ra những giải pháp phù hợp. Tác giả đưa ra chín yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của doanh nghiệp:
bắt thông tin, đảm bảo chữ tín, trình độ công nghệ, chất lượng cán bộ quản lý, đội ngũ lao động, chi phí kinh doanh, tổ chức hệ thống của doanh nghiệp.
Và điểm mới của nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng Ma trận IEF, EFE để so sánh năng lực cạnh tranh của Công ty với các đối thủ cạnh tranh, thấy rõ được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với Công ty ….
Hạn chế của nghiên cứu, chưa chỉ rõ phương pháp chọn điểm nghiên cứu, còn nhầm lẫn giữa năng lực cạnh tranh với sức cạnh tranh…
Phạm Thị Thu Hường (2009), “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty cổ phần thức ăn Pháp – Việt”,
Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tác giả đã đưa ra một cách hoàn thiện về lí luận năng lực cạnh tranh sản phẩm, đã phân tích một cách đầy đủ về tình hình sản xuất TĂCN. Tuy nhiên, tác giả vẫn còn nhầm lẫn giữa năng lực cạnh tranh sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu trước tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại Công ty TNHH liên kết đầu tư Livabin.
PHẦN 3