Thị trường và tổ chức tiêu thụ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT ĐẦU TƯ HAHANAM (Trang 63 - 67)

4.2.4.1 Thị trường

Hiện nay công ty phân phối sản phẩm tới miền Bắc và miền Trung với hơn 300 tổng đại lý. Căn cứ vào trình độ, tập quán chăn nuôi, số đầu gia súc, giống, sự đầu tư, tuyến đường giao thông, trình độ chăn nuôi và sản lượng của các Công ty cạnh tranh hiện nay tại các tỉnh, thị trường, thị phần thức ăn gia súc hiện nay tại thị trường tạm chia thành bảy phân khúc như sau:

Hệ thống phân phối tại miền Bắc của Công ty cụ thể như sau:

tập trung. Vùng chủ lực chăn nuôi gà công nghiệp như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng kết hợp nuôi lợn lai F1, F2 (85%) và một ít giống siêu lạc 15%. Xu hướng chăn nuôi, cải tạo giống được chú trọng. Đây là vùng tiêu thụ sản lượng lớn nhất trong khu vực miền Bắc với tổng thị phần là 30%. Sản phẩm cung cấp chính cho khu vực này là thức ăn chăn nuôi cho gà công nghiệp và lợn trang trại. Số lượng đại lý tập trung tại khu vực này khá lớn là 120 đại lý, trong đó có 82 tổng đại lý và 38 đại lý cấp 2.

+ Khu vực 2 bao gồm các tỉnh Hoà Bình, Hà Nội, Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La. Đây là khu vực chiếm sản lượng thứ hai. Đặc điểm của vùng này là: đối với Hà Nội (Hà Tây cũ), Hòa Bình chăn nuôi phát triển mạnh và đồng bộ, bao gồm chăn nuôi lợn. Vùng Thái Nguyên, Sơn La tập trung chăn nuôi gà và lợn các loại. Tổng thị phần khu vực là 22%. Tổng số đại lý khu vực này là 97 trong đó có 60 tổng đại lý và 37 đại lý cấp 2.

+ Khu vực 3 bao gồm các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam. Đây là vùng chuyên chăn nuôi gà đẻ, cút đẻ. Phân khúc này có sản lượng thức ăn chăn nuôi cho gà thả vườn khá cao. Tổng thị phần là 15%.

+ Khu vực 4 bao gồm hai tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Vùng thị trường này tập trung chủ yếu nuôi lợn ngoại khoảng 2000 nái, còn lại là lợn lai. Đặc biệt phân khúc này có thị trường nuôi vịt đẻ rất lớn, ngoài ra chim cút, gà đẻ, gà thịt cũng phát triển khá nhanh. Số lượng đại lý tại khu vực này chỉ có 57 trong đó có 38 tổng đại lý và 19 đại lý cấp 2. Tổng thị phần là 10%. Sản phẩm cung cấp khu vực này chủ yếu lợn siêu, thức ăn chăn nuôi cho gia cầm.

+ Khu vực 5 bao gồm Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Số lượng đầu lợn chiếm tỷ lệ cao. Sản phẩm cung cấp chủ yếu cho khu vực này chủ yếu là thức ăn hỗn hợp và đậm đặc cho lợn. Ngoài ra còn một ít vịt đẻ và gà thả vườn. Tổng thị phần chỉ chiếm 9%. Số lượng đại lý tại tỉnh Ninh Bình là 27, trong đó có 19 tổng đại lý và 8 đại lý cấp 2.

+ Khu vực 6 gồm các tỉnh Bắc Cạn, Yên Bái, Tuyên Quang. Đây là thị trường vùng cao vùng xa, các công ty khác thường ít chú trọng tới vùng này

do phân khúc này nhiều lý do: giống kém, người chăn nuôi ít, chi phí vận chuyển cao và sản lượng khu vực này cũng chiếm ít. Thị phần chiếm chỉ 4%. Lượng đại lý tại khu vực này chỉ là 15, trong đó có 10 tổng đại lý và 5 đại lý cấp 2. Điều kiện quy định sản lượng hàng tháng đối với đại lý tại khu vực này cũng rất ít, chỉ khoảng 5-10 tấn/tháng.

+ Khu vực 7 bao gồm các tỉnh Hà Tĩnh, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Đây là khu vực thị trường mới được mở rộng và phát triển với tổng thị phần chiếm 10%. Khu vực được phân chia dựa trên tuyến quốc lộ 1. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu tại thị trường này là gà thả vườn, gà công nghiệp và lợn lai.

ĐVT: kg

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kinh doanh)

Đồ thị 4.1 Tình hình tiêu thụ theo khu vực tại thị trường của Công ty

Đồ thị 4.1 cho chúng ta thấy trong ba năm khu vực 1và khu vực 2 vẫn là những khu vực có sản lượng tiêu thụ lớn nhất, khu vực 5 và jhu vực 6 có sản lượng tiêu thụ thấp nhất.

Qua biểu đồ 4.2, ta thấy thị phần của Livabin vẫn còn rất nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh, chiếm 5% trong tổng thị phần TĂCN. Đây là điểm yếu trong lợi thế cạnh tranh của Công ty. Do vậy chiến lược trong tương lai của Công ty là phải mở rộng thị trường nâng cao thị phần.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kinh doanh)

Biểu đồ 4.1 So sánh thị phần của Công ty với các đối thủ cạnh tranh

4.2.4.2 Tổ chức phân phối và tiêu thụ

So với nhiều công cụ cạnh tranh khác, hệ thống kênh phân phối của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều hạn chế. Trong khi đó phân phối là khâu rất quan trọng trong tiêu thụ. Nó giúp quá trình lưu thông hàng hóa nhanh chóng và có hiệu quả. Một doanh nghiệp có hệ thống kênh phân phối và chiến lược kênh phân phối hợp lý thì sẽ có lợi thế hơn trong tiếp cận khách hàng, có khả năng phản ứng linh hoạt hơn đối với những biến động của thị trường.

Hiện nay tổ chức các kênh phân phối của Công ty theo dạng kênh gồm các cấp khác nhau như cấp 1, 2 và 3. Trung gian phân phối chủ yếu gồm các đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 và những cửa hàng bán lẻ không trực thuộc Công ty. Hệ thống kênh phân phối của Công ty được thiết kế theo sơ đồ 4.2.

CÔNG TY Đại lý cấp 1

Người chăn nuôi Đại lý cấp 2 Tiếp thị, Nhân viên kỹ thuật Chăm sóc tư vấn kỹ thuật

Hệ thống phân phối đa cấp Tiếp thị,

nhân viên kỹ thuật

Chú thích:

Sơ đồ 4.2 Hệ thống kênh phân phối của Công ty

- Đối với kênh phân phối trực tiếp

Hiện tại thì Công ty có trực tiếp phân phối sản phẩm đến người chăn nuôi mà không qua bất kỳ đại lý nào, đó là những trang trại mô hình lớn, quy mô, với sản lượng lấy sản phẩm ổn định. Xe chở hàng của Công ty trực tiếp đem hàng đến trang trại. Hầu hết các chủ trang trại đến trực tiếp đặt vấn đề lấy hàng trực tiếp của Công ty. Ngoài ra, Công ty cử thêm đội ngũ có kiến thức về thú y đến các trang trại tham quan trực tiếp, hướng dẫn các chủ trang trại cách chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh một cách tốt nhất, tạo lòng tin cho người chăn nuôi về sản phẩm.

- Đối với kênh phân phối gián tiếp

Với mạng lưới hơn 300 tổng đại lý và một nhà phân phối chính thức trên toàn quốc như hiện nay, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên mật độ đại lý ít và chưa nhiều như hiện tại sẽ làm cho người chăn nuôi khó mua được sản phẩm của Công ty đúng lúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với hệ thống kênh phân phối đa dạng sẽ giúp Công ty khắc phục được những khó khăn về khoảng cách, thời gian, địa điểm…trong quá trình tiêu thụ. Ngoài ra còn đảm bảo cho khách hàng thuận lợi trong việc mua bán. Tạo ra lợi thế cạnh tranh của Công ty với các công ty khác.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT ĐẦU TƯ HAHANAM (Trang 63 - 67)