Tình hình sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT ĐẦU TƯ HAHANAM (Trang 32 - 34)

Mỗi một nước đều có kinh nghiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Kinh nghiệm Nhật Bản cho thấy, để có hệ thống doanh nghiệp mạnh, nhà nước chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh và cũng chỉ hỗ trợ thông qua các giải pháp để có thị trường thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh nhờ đó các doanh nghiệp Nhật Bản trưởng thành rất nhanh chóng.

Nói tới hàng Việt Nam có sức cạnh tranh cao chúng ta có thể tự hào nhắc tới các mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, tiêu, điều, cao su…, mặt hàng giầy da, dệt vải. Để đạt được điều này các doanh nghiệp luôn không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Trước đây phần lớn các doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu bằng các chiến lược mở rộng thị trường, chiến lược giá, và chiến lược chất lượng sản phẩm. Ngày nay thì các doanh nghiệp đã quan tâm và chú trọng tới các công cụ cạnh tranh như chiến lược phân phối, chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chiến lược tạo dựng thương hiệu, tăng tiềm lực nội bộ cho chính bản thân các doanh nghiệp.

Ngành chế biến thức ăn gia súc ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh từ đầu thập kỷ 90 đặc biệt là từ năm 1994 đến nay. Do tác động tích cực của

chính sách đổi mới, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đã đầu tư vốn để phát triển mạnh ngành công nghiệp này. Sản xuất thức ăn công nghiệp đã tăng 23% trong giai đoạn từ 1988 – 1998 và tỷ lệ thức ăn công nghiệp trong tổng lượng thức ăn sử dụng cho chăn nuôi đã tăng từ 1% lên 27% trong cùng thời kỳ trên. Mặc dù chất lượng thức ăn cũng như cung và cầu về thức ăn công nghiệp tăng nhanh, giá các loại thức ăn có xu hướng giảm nhưng ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc cũng đã gặp phải nhiều trở ngại làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành cũng như hạn chế mức sử dụng thức ăn công nghiệp đối với người chăn nuôi [15].

Theo báo cáo của IFPRI, đến cuối năm 1999 cả nước có 105 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc với tổng công suất 2,8 triệu tấn/năm. Trong đó 62% nhà máy thuộc sở hữu tư nhân, 22% thuộc sở hữu nhà nước, 12% nhà máy của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài và 5% thuộc sở hữu của tập thể. Hầu hết các nhà máy có qui mô nhỏ, trong đó 45% nhà máy có qui mô nhỏ hơn 5000 tấn/năm, chỉ khoảng 10% số nhà máy có công suất nhỏ hơn 50000 tấn/năm [12].

(Nguồn: Hội thảo về tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tháng 12/2009)

Đồ thị 2.1 Sự phân bố doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi theo qui mô

Theo hội thảo về tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngày hàng nông sản: trường hợp ngày thức

các doanh nghiệp TĂCN có qui mô lớn (>60000 tấn/năm) và trung bình (10000 – 60000 tấn/năm) nhiều hơn, số lượng doanh nghiệp có qui mô nhỏ (<10000 tấn/năm) chiếm tỷ trọng ít. Trong khi đó ở Miền Bắc thì lại tập trung phần lớn các doanh nghiệp TĂCN có qui mô nhỏ, số lượng các doanh nghiệp có qui mô lớn chiếm tỷ trọng ít nhất. Điều này chứng tỏ, miền Nam phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi hơn ở miền Nam [18].

Để sản xuất được lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp nuôi gia súc, gia cầm, động vật công nghiệp nuôi gia súc, gia cầm, động vật thuỷ hải sản theo hướng chăn nuôi công nghiệp tập trung hàng năm phải nhập khẩu lượng nguyên liệu từ nước ngoài trên dưới 2 tỷ USD. Trong đó mặt hàng có hàm lượng đạm cao như khô dầu đậu phộng, bột cá... chiếm tỷ trọng cao nhất: 800- 900 triệu USD/năm. Sau đó là mặt hàng giàu năng lượng: ngô, cám các loại. Riêng ngô chỉ tính 8 tháng đầu năm 2009 đã nhập 800.000 tấn. Ngoài ra còn trên dưới 40 mặt hàng nguyên liệu khác nhập khẩu từ 40-50 quốc gia và khu vực [17].

Đối với các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi ngoài cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài còn cạnh tranh với các công ty trong nước. Các công ty trong nước cũng có sự cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng sản phẩm, các hình thức bán hàng khuyến mãi. Nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nhỏ có nhiều phương thức cạnh tranh với công ty lớn: cho nợ tiền, vận chuyển hàng tới đại lý, trả chiết khấu cao cho đại lý.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT ĐẦU TƯ HAHANAM (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w