Livabin sử dụng bốn nhóm nguyên liệu thể hiện sơ đồ 4.2.
Sơ đồ 4.2 Nguyên liệu Công ty sử dụng
Nước ta là một nước nông nghiệp có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Nhưng trong nhiều năm qua các nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi chúng ta vẫn phải
4 nhóm
Giàu năng lượng
Giàu đạm Giàu khoáng Giàu Vitamin Vitamin tổng hợp Vitamin tự nhiên Bột sò, xương… Thực vật Động vật Ngũ cốc Củ
nhập khẩu từ Braxin, Ấn độ, Achentina, Perru, Trung Quốc… Các nguyên liệu nhập ngoại chủ yếu là các nguyên liệu giàu đạm, giàu khoáng, giàu vitamin như bột thịt bộ cá, bột sò, khô đậu tương, khô cải, khô dừa các loại mix và một số nguyên liệu khác dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam năm tháng đầu năm 2009 đạt khoảng 832 triệu Đô la Mỹ, giảm 27,84% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giảm nhiều nhất quí 1 với mức 37,81% so với cùng kỳ năm 2008 [21].
ĐVT: triệu USD
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Hình 4.1 Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu 2008 -2009
Có thể nhận thấy tác động rõ nét của cuộc khủng hoảng kinh tế từ cuối năm 2008 đối với tình hình nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi của Việt Nam. Tháng 1/2009, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi giảm mạnh nhất, chỉ đạt hơn 90 triệu Đô la Mỹ, tức là chưa bằng 45% so với tháng 1/2008 [21].
Giá nguyên liệu đầu vào là yếu tố quan trọng nhất cấu thành giá thành sản phẩm. Chiến lược giá là một trong những chiến lược cạnh tranh sản phẩm của Công ty.
Bảng 4.1 Giá một số nguyên liệu chính dùng chế biến thức ăn chăn nuôi
ĐVT: đ/kg Loại nguyên liệu Giá T10/2008 Giá T10/2009 Chênh lệch Tốc độ phát triển (%)
Bột cá 16.000 18.300 2.300 114,38 Bột xương thịt 8.600 10.500 1.900 122,09 Bột huyết 16.000 18.200 2.200 113,75 Ngô 4.800 5.600 0.800 116,67 Cám gạo 4.100 5.300 1.200 129,27 Sắn 3.200 4.100 0.900 128,13 Lyzin 55.000 65.000 10.000 118,18 Methionine 120.000 140.000 20.000 116,67
(Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Tài chính - Kế toán)
Bảng 4.1 cho thấy giá của 2 loại nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi là đậu tương và ngô tăng đáng kể (tương ứng tăng 2.500 đ/kg, 800 đ/kg).
Có thể nói giá các nguyên liệu nhập khẩu không tăng mạnh là do chúng ta đã thành công trong công việc kiềm chế lạm phát trong năm 2009 và sự tác động của quỹ bình ổn giá thức ăn chăn nuôi. Mặt khác tình hình gieo trồng cây đậu tương và bắp phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi đều tăng trưởng tương đối so với cùng kỳ năm 2008. Theo đó, diện tích gieo trồng bắp năm tháng đầu năm 2009 của cả nước đạt hơn 715.000 ha, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2008. Diện tích của cây đậu tương cũng tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng diện tích đạt 129.800 ha. Sức tăng mạnh của giá đậu tương và tình hình thời tiết thuận lợi là những nguyên nhân giúp người dân yên tâm đầu tư thêm vốn và kỹ thuật, tăng diện tích gieo trồng đậu tương. Ngoài ra, theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ Đông xuân 2008-2009 cả nước thu hoạch khoảng 18 triệu tấn lúa, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Với mức sản lượng này, nguồn cung nguyên liệu cám cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi trong cả nước trong nửa cuối năm sẽ vào khoảng 2,4 - 2,52 triệu tấn [21].